Thiết kế xanh trong đóng tàu.

Author
Hệ thống đẩy điện (EPS) trong tàu thủy
Ngành công nghiệp vận tải biển đã trải qua một quá trình dài nghiên cứu và phát triển để giảm chi phí của quá trình đẩy (tạo sự chuyển động cho tàu) mà không làm tăng ô nhiễm môi trường biển. Thông thường hệ thống đẩy của tàu là hiệu quả nhưng đòi hỏi chi phí vận hành cao và làm tăng ô nhiễm biển. Trong số tất cả các nguồn năng lượng thay thế tiềm năng, hệ thống đẩy bằng điện (EPS-Electrical propulsion system) là một trong những biện pháp tốt nhất ngày nay.
So sánh với hệ thống đẩy thông thường:
1. Điều khiển,vận hành dễ dàng, đặc tính hoạt động tốt.
2. Mức độ ồn và rung thấp.
3.Độ tin cậy cao .Có nhiều máy phát điện được bố trí song song để cung cấp một nguồn điện lớn cho dự phòng nhằm nâng cao độ tin cậy của nguồn điện cung cấp.
4)Được bố trí,lắp ráp trong không gian nhỏ,trọng lượng nhẹ và sắp xếp linh hoạt. Những con tàu sử dụng hệ thống đẩy điện được trang bị máy phát điện diesel tốc độ cao trung bình ,khối lượng gọn và nhẹ , không có hộp số và trục dài….Sắp xếp nói chung là linh hoạt ,thuận tiện và dễ dàng mở rộng công suất .
5) Hiệu quả cao.Số lượng của máy phát điện diesel có thể được tự động điều khiển bởi hệ thống quản lý nguồn cấp điện theo tải để bảo đảm điều kiện tải trọng tối ưu của các máy phát điện diesel. Điều này cải thiện hiệu quả của bộ máy phát điện rất nhiều và tiết kiệm năng lượng.
6) Giảm thiểu quá trình bảo dưỡng. Máy phát điện tốc độ cao trung bình được lắp vào hệ thống thì nhu cầu bảo trì và chi phí bảo trì cũng ít hơn.

Hiểu biết về hệ thống:
Hệ thống EPS bao gồm năng lượng nguồn (động cơ chính) là một trong 2 loại:
· Dẫn động bằng diesel
· Dẫn động bằng tuabine hay hơi nước
Cả 2 hệ thống này thì ít gây ô nhiễm môi trường hơn hệ thống đẩy trong hàng hải hay dùng ( đốt dầu nặng)
Trục chân vịt của tàu thì kết nối với động cơ lớn là động cơ đẩy.Động cơ có thể là điện AC hoặc DC. Nguồn điện của động cơ đẩy được cung cấp bởi máy phát điện của tàu và hệ thống động cơ chính.

[ANH]1F37_4ECA1AA6[/ANH]
Cách bố trí và hoạt động:
Tùy theo yêu cầu của chủ tàu ,máy phát điện có thể được nối trực tiếp hoặc xen kẽ với loại hiện tại và với động cơ chính dielse hoặc hơi nước.
Trong hệ thống EPS ,chiều xoay của chân vịt được điều chỉnh bằng hệ thống điều khiển điện của chính động cơ cũng như thay đổi nguồn điện cung cấp cho nó.
Thông thường động cơ điện vô cấp được dùng cho chân vịt định bước (FPP) và động cơ điện vô cấp hoặc hữu cấp cho chân vịt biến bước (CPP)

[ANH]93A2_4ECA1B19[/ANH]

Ứng dụng:
Trước đây hệ thống EPS được dùng cho các con tàu nhỏ, nhưng ngày nay nó được dùng cho các công ty vận tải biển trong các công tàu lớn chuyên chở hàng hóa cồng kềnh .
Nói chung hệ thống đẩy có thể được trang bị trong:
-Tàu kéo hoặc tàu đánh cá
-Tàu hút bùn
-Tàu nghiên cứu
-Tàu thuyền cho các ngành công nghiệp xa bờ
-Tàu cẩu
-Tàu đặt dây cáp
-Tàu phá băng
 
Last edited by a moderator:
L

luchikhai

Ðề: Thiết kế xanh trong đóng tàu.

Mình (không biết xưng hô thế nào cho phải phép) có ý kiến thế này, việc đưa hệ thống dẫn động điện vào việc dẫn động chân vịt cho tàu không có cải thiện được gì về ô nhiễm môi trường cả, mà việc đưa hệ dẫn động điện vào mục đích chính là tăng tính cơ động và linh hoạt cho thiết bị đẩy (chân vịt, ...). Và vì thế nếu ta dùng động cơ điện dẫn động cho thiết bị đẩy thì cần có nguồn phát cho động cơ điện và không đâu khác đó lại chính là các động cơ diesel, turbine, ... nó vẫn sinh ra khí thải và gây ô nhiễm. Và hệ thống này thường được trang bị trên các tàu hiện đại và có yêu cầu cao. trên các tàu chở hàng, tau đánh cá cở vừa và nhỏ, ... thì họ không dùng hệ thống này một phần là do chi phí, một phần là do sự không cần thiết của nó khi áp dụng trên tàu.

Một số ý cần trao đổi, mọi người trao đổi thêm.
 
Top