Thuật ngữ tiếng Anh dùng trong MasterCam-minh họa

Author
Mình có ý kiến này muốn bày tỏ cùng các bạn,hiện việc sử dụng MasterCam đang là vấn đề nan giải đối với một số bạn chưa học qua,mình muốn lập topic này để anh em cùng nhau tìm hiểu các câu lệnh,chú thích và các ý nghĩa của tùy chọn trong MX.

Mà cái này không thể nào được dựng lên bên mảng câu lạc bộ tiếng anh được,vì nó liên quan đến việc sử dụng MasterCam nên mình mới mạo muội dựng lên bên này.

Vì tiếng anh bên MX rất nhiều khía cạnh và chủ đề khác nhau nên mình có chủ trương,có ít vốn,anh em ủng hộ thì đề nghị một tiếng,các vấn đề về dịch thuật phải nói đúng chủ đề,kèm theo hình ảnh minh họa có chú thích,như vậy sẽ dễ tìm hiểu hơn.

Trên đây mới chỉ là đề nghị vậy nên,các bạn thích thì hãy cho ý kiến,còn nếu không được mình sẽ đề nghị xóa bài này.

Bài này mình đã đăng bên vinamech,được ủng hộ.

Chân thành cảm ơn.
 
Last edited:
Author
Ðề: Thuật ngữ tiếng Anh dùng trong
í dụ-minh họa


Trước tiên mình xin giới thiệu Về gia công phay pocket :Thuật ngữ thiếu xót có thể được cập nhật sau,đồng thời mong các bạn cho ý kiến bổ sung.

Gia công phay Pocket milling phay hốc.(cavity)-Các chi tiết có bề mặt lõm áp dụng được

1:chi tiết :
Mở MasterCam và đưa chi tiết vào môi trường gia công :


2:Chọn máy gia công :Trong Machine type (Loại máy gia công)-Chọn Generic(máy gia công thông thường-Hệ mét sẽ là FANUC)
Định nghĩa phôi :
Mở Properties trong Operation Manager chọn Stock :Hiện ra hộp thoại :


Trên hộp thoại này sẽ có những thông số và ý nghĩa như sau :
Machine group Properties :Các thông số của (nhóm) máy.
Stock setup :thiết lập phôi.
Tool setting: Thiết lập dụng cụ cắt.
Safety Zone :Vùng an toàn.
Ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến thẻ Stock setup:
Stock view :Khung nhìn quan sát phôi.

Trong phần shape (hình dạng phôi) Sẽ có những tùy chọn sau :

Rectangular :dạng chữ nhật
Cylindrical : Dạng khối trụ.
Solid phôi có dạng khối solid (không có dạng đặc biệt).
File :Lấy phôi từ một file sẵn có.

3 giá trị X,Y,Z trong mô hình :nhập kích thước phôi bằng tay.

Tùy chọn Bounding box
phôi sẽ tự động nhận bằng giới hạn biên của chi tiết.
Select corners :Tạo phôi bằng cách chọn các góc của chi tiết.

Stock origin :Gốc của phôi

in view coordinates :Trong các hệ tọa độ trong khung nhìn. (các bạn nhìn thấy mũi tên chỉ tâm khối hộp trong hộp thoại đấy).

Ok kết thúc quá trình tạo phôi.
 
Last edited:
Author
Ðề: Thuật ngữ tiếng Anh dùng trong
í dụ-minh họa


Để tiếp tục chúng ta vào toolpath chọn surface rough (gia công thô bề mặt cong) chọn Pocket để tiến hành bước gia công thô.


Xuất hiện dòng nhắc :Select drive surfaces (chọn các bề mặt cần gia công).Trên chi tiết gia công của chúng ta có những bề mặt không cần gia công nên ta không cần phải chọn.Nhớ là chọn đầy đủ các bề mặt của hốc chi tiết,nếu thiếu MX sẽ loại trừ bề mặt đó và không tính toán gia công cho bề mặt đó.


Trên hình trên có chỗ bị nhầm đó là vùng chữ nhật khoanh vùng,bước này không đúng,nhưng không thể chờ tiếp nên phải up đại thôi.Nên nhớ là chỉ chọn các bề mặt cần gia công thôi (hốc-Cavity).
Enter tiếp tục.Sẽ hiện ra hộp thoại


Surface selection :Các lựa chọn bề mặt gia công
Drive :Bề mặt cần gia công.Trỏ chuột ở nút chọn là chỉ vào chọn bề mặt cần gia công,Nút có dấu chéo đỏ là hủy bỏ lựa chọn và chọn lại.
Nút show :Cho xem các mặt vừa chọn,khi chọn nút này các bề mặt không được chọn sẽ ẩn đi các bạn sẽ thấy các thiếu xót nếu có,hoặc các bề mặt chọn thừa,chỉ cần pick chuột chỉ vào bề mặt cần loại bỏ thôi.

Check :Các bề mặt không gia công,trường hợp các bạn đã thực hiện chọn các mặt drive là toàn bộ các bề mặt của chi tiết thì ở phần check này các bạn có thể chọn nút con trỏ chuột để chọn các bề mặt không cần gia công,tất nhiên các bề mặt cần gia công-drive sẽ giảm đi.

Các nút chọn trong phần check tương tự như phần drive.

containment :Giới hạn vùng biên giới gia công.Ở đây bạn chọn phay hốc nên bước này bỏ,không cần đưa vào,trường hợp hốc hở thì hãy chọn phần này.Ở bước này nếu bạn chọn vùng biên là các cạnh ngoài cùng của mặt bên chi tiết (nhìn từ mặt top) thì MX sẽ gia công luôn phần ngoài của chi tiết.Chỗ này có thể giải thích sau nha.


Entry point :Chọn điểm vào dao.Bạn nên chọn điểm này nằm ngoài biên của chi tiết (trên công cụ view chọn top để thấy) Các lựa chọn khác của phần này tương tự như drive,check.


Chọn Ok.Tiếp tục hiện hộp thoại sau :



Trên hộp thoại sẽ có những thông số sau :
Toolpath parameters: Các thông số đường chạy dao.

Trang bên trái xin giải thích như sau :

Cái biểu tượng # chính là tool number :Số thứ tự dao
Tool name:tên dụng cụ cắt.
Dia. :Đường kính dao. (viết tắt của diameter)
Cor.rad :-Corner radius :Bán kính góc cắt fao.Cái này muốn hiểu qua phần tạo dụng cụ mới sẽ thấy.
Lenght :Chiều dài dụng cụ cắt.

Phía bên phải sẽ có những thông số sau :


Tool name :tên dụng cụ cắt.

Tool # :Số thứ tự dao.
Len.Offset :Chiều dài offset dao (thông số này chưa hiểu lắm).
Head # :Số thứ tự đầu dao.
Dia. Offset :giá trị đường kính offset dao.
Tool dia. :đường kính dao.
Corner radius :bán kính góc đáy dao.
Coolant :Mở nguội.
Spindle direction :hướng quay của trục chính hay dụng cụ cắt.
CW -Clock wise :Cùng chiều kim đồng hồ.
CCW-Counter clock wise :Ngược chiều kim đồng hồ.
Feed rate:Bước tiến dao ngang
Flunge rate :Bước tiến xuống dao.
retract rate :Bước tiến lùi dao.
Force tool change :Thay dao bắt buộc (không chắt lắm có thể là ép thay dao)
rapid retract :Lùi dao nhanh.
Comment :tạo chú thích

Select library tool :Chọn dụng cụ cắt trong thư viện dao.

Các thông số khác mình ít dùng,nên chịu,bạn nào bổ sung được thì post thêm vậy.

Bước tiếp theo tạo dụng cụ cắt mới:

Right click vào phần bên trái chọn create new tool
Các lựa chọn khác khi right click :
Edit tool :Chỉnh sửa lại dụng cụ cắt đã có.
.......
Xuất hiện hộp thoại sau :




Hộp thoai define tool /type có những thông số dao sau :
End mill :dao phay ngón.
spher mill dao phay cầu
Bull mill dao phay có bo R ở đáy dao.
Face mill dao phay khỏa mặt
Rad Mill dao phay R :loại dao phay định hình bán kính bề mặt sau gia công.
Slot mill dao phay rãnh định hình.
Bore bar dao doa.
Taper mill :dao phay rãnh côn.
Drill :Mũi khoan
..........Các loại khác ít dùng nên cũng không rõ lắm.
Calc.Speed/Feed :Tính toán chế độ cắt bao gồm tốc độ và bước tiến,nhưng thực sự chưa cần thiết lắm,đợi chọn dao xong,thiết lập chiều sâu cắt mới tính đến.
Save to library tool :Lưu vào thư viện dao.Các dao do các bạn định nghĩa có thể lưu lại để dùng riêng.

Chọn spher mill :dao phay cầu và OK.

Xuất hiện hộp thoại sau :




Trên đây sẽ hiện ra hộp thoại hình học của dụng cụ cắt :Có các thông số cần quan tâm sau :
Flute :Chiều dài phần cắt
Shoulder :chiều dài đến vai dao.
Overall :Chiều dài của dao.
Corner radius :bán kính của đáy cầu-bằng nửa đường kính dao.
Diameter :ĐƯờng kính dao.
Arbor diameter :Đường kính phần kẹp dao.

capable of :Có khả năng dùng cho

Rough :Chỉ gia công thô
Finish:Chỉ gia công tinh.
Both dùng cho cả 2 trường hợp.Phay thô và tinh.
 
Author
Ðề: Thuật ngữ tiếng Anh dùng trong
í dụ-minh họa


Trang Parameter



Rough XY Step
:Bề rộng của phần dụng cụ cắt ăn phôi trong mặt phẳng XY,tính theo % của đường kính dụng cụ cắt.Ví dụ dao đường kính 20mm với giá trị trong ô này là 60 thì bề rộng cắt sẽ là 12mm.

Finish XY step :Tương tự như trên.Độ rộng của phần dụng cụ cắt ăn vào phôi khi gia công tính theo % của dụng cụ cắt.


Rough Z step :Độ sâu cắt mỗi pass tính theo % của đường kính dụng cụ cắt.


Finish Z step :Độ sâu lát cắt tinh tính theo % dụng cụ cắt.


Required pilot dia: Đường kính lỗ dẫn hướng dùng khi khoan,ta rô ren,khoét lỗ...


Material :Vật liệu của dụng cụ cắt :

HSS :High speed steel :Thép gió hay theo cao tốc.
Carbide
Ceramic :sứ
Borzon
Unkown :người dùng chỉ định.

% of matl. cutting speed :tốc độ cắt mặc định lấy theo % tốc độ cắt bề mặt trong dữ liệu tính toán của MX.


% of matl. feed per tooth :Tốc độ cắt mặt định lấy theo % tốc độ cắt bề mặt trong dữ liệu tính toán của MX,thông số này quyết định do vật liệu của dụng cụ dao cắt và vật liệu phôi bị cắt.
Tool file name :Tên tập tin của dụng cụ cắt.

Tool name :tên dụng cụ cắt.

Chuck :dụng cụ kẹp,mâm cặp.

Manufacturer's tool code :mã dụng cụ của nhà sản xuất.
Feed rate :Bước tiến dao ngang.

Plunge rate :Bước tiến xuống dao.

Retract rate :bước tiến lùi dao.

Spindle speed :Tốc độ trục chính.
Coolant :Nguội

off :tắt nguội.

Mist dạng sương mù.

flood :dạng dòng chảy.

Phím chọn Calc. speed/feed :Mastercam sẽ tính toán cho ta bước tiến và tốc độ.

Phím save to library :Lưu dụng cụ cắt vừa định nghĩa vào thư viện riêng.Chỗ này các bạn có thể tạo cho riêng mình nhiều loại dụng cụ cắt khác nhau,khỏi mắc công định nghĩa lại.

Trên đây các bạn có thể nhập các thông số sau đây các thông số khác không cần thiết lắm.
Rough XY Step. Có thể để mặc định
Finish XY step Có thể để mặc định
Rough Z step Có thể để mặc định
Finish Z step Có thể để mặc định
feed rate :200
Plunge rate 200
Spindle speed 1000
flood

Kết thúc trang Parameter .
Chọn Ok để kết thúc trang này.
 
Last edited:
Author
Ðề: Thuật ngữ tiếng Anh dùng trong
í dụ-minh họa


Trở lại trang surface rough Pocket.
Một dụng cụ cắt đã được tạo ra.Các bạn có thể tạo ra nhiều dao phục vụ cho các bước gia công tiếp theo,vì không hẳn là chi tiết này có thể gia công được bằng một loại dao,mà bằng nhiều dao.



Qua trang Surface parameter :các thông số bề mặt gia công.



Trên trang này sẽ có những thông số sau :

Clearance :Mặt phẳng an toàn.Là mặt phẳng mà sau khi kết thúc gia công của con dao đó,dao sẽ rút về vị trí này.

Absolute :Lấy theo tọa độ tuyệt đối
Incremental :Lấy theo tọa độ tương đối.

Tip comp (tip compensation) :các kiểu bù dao.


Retract :Lùi dao.Chỉ định mặt phẳng lùi dao sau mỗi lần chuyển dao để gia công lát cắt tiếp theo.
Feed plane :mặt phẳng ăn phôi.Hay là mặt phẳng gia công,từ đây dao sẽ bắt đầu thực hiện gia công.

Regen (regenerate )Xuất lại thông số bề mặt.


Qua thẻ Rough parameter :Các thông số gia công thô.




Total tolerance :dung sai tổng của bề mặt sau gia công.
Maximum stepdown :Chiều sâu cắt lớn nhất cho mỗi lát cắt
Climb :phay thuận
Conventional :phay nghịch.

Hai thông số climbconventional cần phải hiểu rõ,khi cần sẽ up hình lên giải thích,vấn đề này có nhiều tài liệu giải thích nhưng chưa ràng.

Entry options : Các tùy chọn việc vào dao thực hiện cắt gọt kL.

Use entry :Sử dụng chức năng vào dao.
Align plunge entries for start holes : Chỉnh hướng xuống dao theo các lỗ khoan bắt đầu.



Qua thẻ Pocket parameters :Các thông số gia công túi hốc.


Phần rough:
Cutting methods :Các phương pháp cắt gọt,hay các kiểu chiến lược chạy dao.Như hình hiển thị,không giải thích thêm ở phần này.

Stepover percentage phần trăm bề rộng cắt ngang so với đường kính dao.
spiral inside to outside :Chạy xoắn ốc từ trong ra ngoài.
Use quick zigzag :Sử dụng kiểu chạy zigzag nhanh.
Roughing angle :Góc cắt thô so với phương X.
Finish :gia công tinh.Nếu chọn vào đây,sau gia công thô sẽ thực hiện luôn gia công tinh bằng dao này.
Pass :số lát cắt tinh.
Cutter compensation :Bù dao.
Lead in/out :thiết lập vào và ra dao.

xong thẻ pocket parameter :


Chọn OK để kết thúc hộp thoại surface rough pocket.MasterCam sẽ thực hiện tính toán đường chạy dao trong khoảng thời gian 30s.

Và kết qua cuối cùng




 
Last edited:
Ðề: Thuật ngữ tiếng Anh dùng trong
í dụ-minh họa


gia công phá mà bạn dùng dao cầu là thua rồi. dao cầu chỉ phù hợp và hiệu quả khi gia công tinh thôi.
 
Author
Ðề: Thuật ngữ tiếng Anh dùng trong
í dụ-minh họa


gia công phá mà bạn dùng dao cầu là thua rồi. dao cầu chỉ phù hợp và hiệu quả khi gia công tinh thôi.
Trên đây chỉ là ví dụ thôi mà,mình chỉ làm cái tut kết hợp ví dụ minh họa-thuật ngữ thôi.Mình chỉ mới sử dụng MX chưa thực tế bạn ạ.Giao lưu học hỏi là chính,hì.Mình sẽ khắc phục.Cảm ơn bạn chỉ điểm.
 
Ðề: Thuật ngữ tiếng Anh dùng trong
í dụ-minh họa


không có gì. mình đang dạy mastercam x4 và sử dụng gia công khuôn rất hiệu quả và dễ sử dụng.
 
Ðề: Thuật ngữ tiếng Anh dùng trong
í dụ-minh họa


bạn LinKinPart ơi sao mình lam như bạn hướng dẫn mà ko đc nhi? mình chon surface rough pocket nhưng đến khi chọn drive surface thì ko sao chọn được, ko biết lỗi ở đâu? bạn chỉ giúp mình kái.



nó báo chọn drive sufaces như mình kích vào các mặt cần gia công thì ko thấy j kả.


chắc là mình sai ở đâu đó, nhưng tìm mãi ko ra. bạn LiKinPart và mọi người giúp em với.
Thanks for all.
 
Author
Ðề: Thuật ngữ tiếng Anh dùng trong
í dụ-minh họa


Có mấy vấn đề sau :
Thứ nhất :bạn làm như hình



sau khi chọn nó như sau :




Pick chỉ vào các mặt hông,trên dưới để loại bỏ các mặt không gia công.bước này không cần nhấn Ctrl,hay shift gì đâu chỉ chuột trái và pick bỏ bớt.




Sau đó nhấn ENTER.

Có thể bạn gặp một trường hợp bấm chọn mặt gia công thì bị chọn hết các bề mặt mô hình.Không sao cả đã có cách giải quyết dưới đây.

Lưu ý : Cái file khi đưa vào MX có thể lưu nhiều định dạng khác nhau,đuôi solid,catia,hay pro....Có thể gây khó khăn trong lúc bạn chọn Geometry,mình khuyên các bạn nên mở file đó bằng MX,hay Phần mềm tạo ra chi tiết để lưu lại các dạng đuôi tốt hơn,IGS,hay,Step.
Việc gán tọa độ gia công trên chi tiết rất quan trọng,bạn hãy dùng các lệnh hỗ trợ để di chuyển chi tiết đến vị trí đạt yêu cầu.

Híc đọc qua sách của thầy Thực thấy mình như vậy chưa nhằm gì đâu.Còn phải cố gắn thôi.
 
Last edited:
Ðề: Thuật ngữ tiếng Anh dùng trong
í dụ-minh họa


cám ơn bạn, nhưng mình ko hiểu mình làm theo hướng dẫn của bạn mà vẫn ko đc.


nhưng khi chọn driver surface thì vẫn ko đc.


mình down mấy bài tập trong diễn đàn về thì chọn đc driver surface.


mình vẫn ko hiểu làm thế nào. bạn có thể làm 1 ví dụ nhỏ lại từ đầu đc ko?
thanks you.
 
Author
Ðề: Thuật ngữ tiếng Anh dùng trong
í dụ-minh họa


cám ơn bạn, nhưng mình ko hiểu mình làm theo hướng dẫn của bạn mà vẫn ko đc.


nhưng khi chọn driver surface thì vẫn ko đc.


mình down mấy bài tập trong diễn đàn về thì chọn đc driver surface.


mình vẫn ko hiểu làm thế nào. bạn có thể làm 1 ví dụ nhỏ lại từ đầu đc ko?
thanks you.

Híc mấy lần mở máy lên thầy bài của bạn,định post lại thì bị mất đường truyền net.

Trường hợp của bạn mình đã có giải thích ở phần cuối bài vừa rồi,tại bạn không đọc kĩ.

Hình thứ nhất,lỗi là do file bài tập bạn đưa vào MX không nhận ra hết,không kết xuất các Geometry,có thể file này vẽ bằng Pro,hay Solid gì đó...Tốt nhất bạn nên mở bài tập đó ra bằng MX và lưu lại với định dạng Step (đuôi này MX nhận hết các Geometry-đường,điểm, mặt).Sau đó mở lại file.step này là bạn sẽ chọn được drive surface.

Hình thứ 2 ở dưới mở được ví MX nhận ra các Geometry nên bạn chọn được surface của nó hay các điểm đường của nó.

Bạn hãy làm như mình nói thử nha.

Những file mà vẽ bằng MX sẽ rất dễ dạng nhận ra các geometry của nó.Còn các trường hợp khác nên dùng phần mềm khác hay MX đổi đuôi nó lại tức là lưu lại với định dạng khác.

Chúc thành công.
 
Ðề: Thuật ngữ tiếng Anh dùng trong
í dụ-minh họa


Có thời gian viết tiếp đi Bác chủ topic ơi .
nhân tiện bác cho em hỏi luôn mấy vấn đề sau :
-với VD hình vẽ như trên , trên thực tế khi gia công thì cần nhiều dao cụ để hoàn thành . vậy việc chọn các dao và việc tính các lượng dư để gia công tinh như thế nào trong MX.
- thêm nữa bác cho em hỏi là việc gán các tọa độ là việc (G54, G55,...trong chương trình ) trong MX làm như thế nào .( cái này rất quan trọng trong chương trình . Gán các tạo độ làm việc hợp lý giúp ta dễ dàng kiểm soát khi gia công thực tế trên máy .)

Xin cảm ơn .
 
Author
Ðề: Thuật ngữ tiếng Anh dùng trong
í dụ-minh họa


-Chủ đề nhấn mạnh chỗ thuật ngữ-minh họa bằng ví dụ bạn ạ.Mình mở đầu bằng một ví dụ để các bạn về sau có thể làm tương tự.

-Nếu các bạn không hiểu ở chỗ nào có thể đưa hình đó trong MasterCam lên đây chúng ta cùng đổi,nếu mình biết mình sẽ trả lời,hoặc các thành viên khác bạn ạ.

-Topic này không chú trọng vào việc hướng dẫn từ A-Z việc sử dụng phần mềm MX,chỉ có thể giải thích ý nghĩa của các phương pháp gia công và tùy chọn của nó thôi bạn ạ.

-Rất tiếc mình chưa thực tế bên gia công phay bạn ạ,chỉ bên tiện thôi chưa đủ để giải quyết các vấn đề về chọn dao,chừa lượng dư bên phay được (cái đó phải có kinh nghiệm:58:).

-G54...59 dùng để khai báo tọa độ phôi,như vậy có nghĩa bạn có thể gia công 6 chi tiết trong một lần gá.Bạn có thể đưa vô môi trường gia công MX 6 chi tiết ứng với 6 tọa độ gia công như vậy khi xuất ra chương trình sẽ có G54..59.

-Các bạn nên chủ động đưa các vấn đề của mình lên đây thì Tocpic này mới sống động hơn,sẽ có chuyện để bàn,hì,dĩ nhiên mình cũng muốn nâng cao khả năng sử dụng Mastercam chứ.

-Thân.
Bổ sung thêm vài video

https://www.youtube.com/watch?v=-tWf5bPLPFw&NR=1
&feature=related
https://www.youtube.com/watch?v=-tWf5bPLPFw&feature=related
&feature=related
&feature=related
&feature=related
 
Last edited:
Author
Ðề: Thuật ngữ tiếng Anh dùng trong
í dụ-minh họa


Có thời gian viết tiếp đi Bác chủ topic ơi .
nhân tiện bác cho em hỏi luôn mấy vấn đề sau :
-với VD hình vẽ như trên , trên thực tế khi gia công thì cần nhiều dao cụ để hoàn thành . vậy việc chọn các dao và việc tính các lượng dư để gia công tinh như thế nào trong MX.
- thêm nữa bác cho em hỏi là việc gán các tọa độ là việc (G54, G55,...trong chương trình ) trong MX làm như thế nào .( cái này rất quan trọng trong chương trình . Gán các tạo độ làm việc hợp lý giúp ta dễ dàng kiểm soát khi gia công thực tế trên máy .)

Xin cảm ơn .
Mình tìm được video này cho bác tìm hiểu cho vấn đề về G54,55,56,...59 đây.Bác tham khảo nhé

http://www.youtube.com/watch?v=7_w4DyJt8tc

[LEFT]

Nếu để ý trên đoạn video này bạn sẽ thấy một số vấn đề khá hay :
Các đường chạy dao đầu tiên được tao cho một chi tiết và sau đó được sao chép qua các chi tiết khác bằng cách translate,chỉ khác ở toolplane.
Sử dụng chương trình con (subprogram).

[/LEFT]
 
Last edited:

leviettienCTM

Active Member
Ðề: Thuật ngữ tiếng Anh dùng trong
í dụ-minh họa


có một vấn đề như thế này màh lâu rồi mình chưa hỏi, mong rằng LinKinPark sẽ chỉ bảo giúp!
Khi lựa chọn điểm gốc tọa độ phôi (Hay điểm gốc chương trình W) thì làm thế nào để lựa chọn nó cho đúng theo ý của mình??? :-/
VD như bạn chọn trên cái hình này này:
 
Ðề: Thuật ngữ tiếng Anh dùng trong
í dụ-minh họa


@gago: Bạn chưa kích vào nút lệnh Activate solid Selection như hình sau nên chưa chọn được Driver surface
Đó là nút lệnh màu xanh hình chữ V
 
Last edited:
Author
Ðề: Thuật ngữ tiếng Anh dùng trong
í dụ-minh họa


có một vấn đề như thế này màh lâu rồi mình chưa hỏi, mong rằng LinKinPark sẽ chỉ bảo giúp!
Khi lựa chọn điểm gốc tọa độ phôi (Hay điểm gốc chương trình W) thì làm thế nào để lựa chọn nó cho đúng theo ý của mình??? :-/
VD như bạn chọn trên cái hình này này:
Thông thường nếu như bạn vẽ bằng Mastercam thì bạn set luôn gốc tọa độ gia công luôn cho chi tiết,còn nếu như bạn dùng phần mềm khác để thiết kế thì việc set trước gốc tọa độ chi tiết để sau dùng gia công cũng là cần thiết,trường hợp các chi tiết do người khác thiết kế có gốc tọa độ chi tiết không thỏa mãn yêu cầu gốc tọa độ gia công,thì bạn hãy dùng các lệnh translate,rotate,translate 3D để di chuyển,xoay chi tiết đến vị trí đạt yêu cầu của bạn.







Về việc sử dụng lệnh translate,rotate,translate 3D như thế nào,thì mình nghĩ không nói hết được,bạn có thể tự tìm hiểu chức năng của lệnh bằng cách chọn thử để tìm hiểu về các lệnh này.Mình nghĩ bạn cũng sử dụng MasterCam khá tốt nhưng chẳng qua không muốn thể hiện thôi,nên việc tìm hiểu các lệnh này chắc không khó lắm đâu.:1:
Chúc bạn thành công.:4:
 
Ðề: Thuật ngữ tiếng Anh dùng trong
í dụ-minh họa


cám ơn bạn, nhưng mình ko hiểu mình làm theo hướng dẫn của bạn mà vẫn ko đc.


nhưng khi chọn driver surface thì vẫn ko đc.


mình down mấy bài tập trong diễn đàn về thì chọn đc driver surface.


mình vẫn ko hiểu làm thế nào. bạn có thể làm 1 ví dụ nhỏ lại từ đầu đc ko?
thanks you.
Mình nghĩ chi tiết của bạn vẫn là solid, chuyển thành surface là ok thôi
 
Last edited:
Ðề: Thuật ngữ tiếng Anh dùng trong
í dụ-minh họa


Em đang tự học phần tiện trong mastercam nên còn kém có gì xin bỏ qua.
các anh cho em hỏi vấn đề này,em làm theo sách mà đến chổ quan trọng(em nghỉ vậy) thì nó vẽ cái hình sơ sơ mờ mờ nên ko hiểu lắm.chỗ FACE LATHER properties ấy(hình em làm):

có 2 mục chọn: seclect point và use stock.
có phải là chọn khoảng cách tiện vào mặt đầu không ạ? và nếu thế thì 2 tùy chọn kia phải sử dụng thế nào và khi nào.vì em thấy sách này ghi là select 2 point nhưng vì em ko biết select 2 point nào nên làm liều 2 điểm dọc tâm phôi.!và mãi ko được.
vấn đề tứ 2 là khi em chọn khai báo phôi theo sách thì em thấy kích thước phôi chiều dài = kích thước chiều dài của sản phẩm vậy thì không biết lúc kẹp vô máy cnc thật thì nó kẹp vô đâu để tiện mặt ngoài?không lẽ gá 2 lần tự động. như trong mastercam nó kẹp ngay chỗ mép phôi.
 
Top