Trải tôn vỏ 3d để làm file cắt ( bằng solidwork )

  • Thread starter neozonefm
  • Ngày mở chủ đề
Ðề: Trải tôn vỏ 3d để làm file cắt ( bằng solidwork )

bạn phải vẽ bằng các lệnh Sheet metal trong SolidWorks
 
N

neozonefm

Author
Ðề: Trải tôn vỏ 3d để làm file cắt ( bằng solidwork )

Cảm ơn bạn.
Như vậy là không convert được à?
Các lệnh trong môi trường sheetmetal có tương tự và đầy đủ như bình thường không bạn ?
 
N

neozonefm

Author
Ðề: Trải tôn vỏ 3d để làm file cắt ( bằng solidwork )

Vâng.
Mình vẽ bằng SW 2014 bạn ạ
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Trải tôn vỏ 3d để làm file cắt ( bằng solidwork )

Với các chi tiết máy làm bằng tấm mỏng được chế tạo theo phương pháp uốn dạng mặt kẻ, có thể sử dụng chức năng Sheet Metal để thiết kế và tính toán.

Ví dụ, ta định tạo 1 chi tiết mỏng có profile như sau:


Và tạo ra chi tiết này ở dạng 3D. Để dùng chức năng Sheet Metal, ta gọi lệnh trình đơn Insert, Sheet Metal, Bends:


Tại bảng lệnh, hãy chọn mặt phẳng cho trường đầu tiên Bend Parameters (các trường khác để nguyên) rồi OK:



Thế là xong, hãy nhìn cây thiết kế đã xuất hiện thêm các thư mục mới, với thư mục Flat-Pattern đang bị chặn. Để khai triển (duỗi phẳng) chi tiết, hãy hủy chặn Flat-Pattern:



Kết quả như sau:



Để uốn cong trở lại, hãy chặn Flat-Pattern là được. Rất dễ dàng!

Trường hợp mô hình 3D của cậu nếu không thực hiện được như trên, đó là vì các chỗ uốn cong không có bán kính xác định (profile là các đoạn Spline chứ không phải cung tròn) và/hoặc không có tối thiểu 1 chỗ nào là mặt phẳng (profile là các đoạn thẳng).
 
Last edited:
N

neozonefm

Author
Ðề: Trải tôn vỏ 3d để làm file cắt ( bằng solidwork )

Cảm ơn DCL đã hướng dẫn tận tình.
Mình đã hiểu chỉ dẫn của bạn.
Nhưng trong trường hợp của mình là một khoảng tôn vỏ tàu thủy, mình phải dựng profile ứng với từng sườn ( từ 70 đến 80 ) dựa trên 1 bảng tổng hợp tọa độ các điểm của từng sườn. Sau đó mình loft các sườn và có hình miếng tôn vỏ như ảnh đã đính kèm.
Tuy nhiên vẽ trong trường sheetmetal mình thấy bối rối quá.
https://drive.google.com/file/d/0B-U_QZkOPqqzb185T1NTbFB3Y1U/edit?usp=sharing
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Trải tôn vỏ 3d để làm file cắt ( bằng solidwork )

Cảm ơn DCL đã hướng dẫn tận tình.
Mình đã hiểu chỉ dẫn của bạn.
Nhưng trong trường hợp của mình là một khoảng tôn vỏ tàu thủy, mình phải dựng profile ứng với từng sườn ( từ 70 đến 80 ) dựa trên 1 bảng tổng hợp tọa độ các điểm của từng sườn. Sau đó mình loft các sườn và có hình miếng tôn vỏ như ảnh đã đính kèm.
Tuy nhiên vẽ trong trường sheetmetal mình thấy bối rối quá.
https://drive.google.com/file/d/0B-U_QZkOPqqzb185T1NTbFB3Y1U/edit?usp=sharing
Đúng là mặt cong sườn tầu của bạn không thể dùng tính năng SheetMetal được do nó không phải là mặt kẻ, nó có 1 cạnh thẳng ở trên cùng và các cạnh còn lại đều cong.

Nhưng do mặt này ít cong nên tôi đề xuất 1 cách làm gần đúng như sau:

Trước hết ta dựng mặt cong này, nếu tọa độ trong bảng là thông số mặt ngoài của vỏ và vỏ dày 15 mm thì ta offset vào trong 1/2 chiều dày, tức là 7.5 mm để tạo mặt trung hòa (nằm giữa chiều dày tấm tôn dùng làm vỏ); nếu tọa độ là của mặt trong thì ta offset ra ngoài:

Sau đó dùng công cụ Measure để xác định chiều dài mỗi cạnh của mặt trung hòa vừa tạo:


Như vậy là ta có 1 tứ giác với chiều dài mỗi cạnh lần lượt là 10 000.00, 3 998.77, 10 012.94 và 3 768.68; đây là 1 hình tứ giác khá gần với hình thang vuông.

Như đã nêu trên, đây chỉ là phương pháp gần đúng, có lẽ lần đầu thì bạn nên tạo phôi có lượng dư lớn một chút rồi sau khi uốn xong thì cắt lại cho chính xác với kích thước thiết kế. Bạn sẽ đo lại để rút ra các hệ số co giãn phù hợp với công nghệ chế tạo cụ thể của công ty bạn (vì các công nghệ gò uốn khác nhau và tay nghề khác nhau có thể dẫn đến những sai số kích thước khác nhau), sau đó thì bạn sẽ áp dụng các hệ số này để có thể tạo phôi chính xác cho các tấm khác để khỏi mất công cắt lại lần 2.

Nhắc lại là chỉ nên áp dụng phương pháp này cho những mặt có độ cong nhỏ!
 
Last edited:
N

neozonefm

Author
Ðề: Trải tôn vỏ 3d để làm file cắt ( bằng solidwork )

Cảm ơn DCL.
Như vậy là không phải cái gì máy cũng làm được nhỉ?
Như bạn thấy đấy mình phải khoét cả cái lỗ ở tấm thép vỏ nói trên. Mục đích của mình là giải được ra mặt phẳng để cắt CNC cho chính xác và đỡ mất nhiều công sức thợ gia công sau này.
Dù sao cũng có thêm ít kiếm thức SW. Cảm ơn và hẹn gặp lại. Topic kết thúc ở đây.
 
Top