Trao đổi về các góc dao phay ( Tiếng Nhật)

Author
Xin chào các anh chị, các bạn trên diễn đàn đặc biệt là những người đang làm việc với máy CNC.
Chắc ai đã làm việc với máy CNC thì sẽ biết dao phay Cacbide. Đó là loại dao rất tốt nhưng cũng rất đắt tiền. Khi sử dụng loại dao này chúng ta phải cố gắng sử dụng tối đa. Vấn đề là khi gia công các loại vật liệu có độ cứng cao dao rất hay mẻ. Khi dao mẻ thì khả năng cắt gọt của dao sẽ rất kém. Khi đó chúng ta phải mài lại dao bằng đá mài kim cương. Để dao sau khi mài cắt gọt tốt ta phải mài được đúng góc của dao. Mình có đọc được một quyển Catalog của dao hướng dẫn cụ thể về các góc của dao phay:

- Loại 2 me
-Loại 4 me
-Loại 6 me

Nhưng tài liệu lại bằng tiếng nhật nên không hiểu sâu được các thông số cụ thể của nó.
Nên mình Post lên đây để mọi người cùng xem và trao đổi. Nếu ai có tiếng Nhật tốt có thể dịch và post lại cho mọi người cùng xem
Xin mọi người hướng ứng.














 
Ðề: Trao đổi về các góc dao phay ( Tiếng Nhật)

Trong trường + tài liệu dụng cụ cắt nói rất rành rồi mà !
Góc trước , góc sau, góc cắt, Flute length ... Bạn có thể tìm tài liệu xem bởi đây là cơ bản của bộ môn dụng cụ cắt.

Cấu tạo dao phay:

- Mặt trước lưỡi cắt (1): là bề mặt phoi thoát ra.
- Mặt sau lưỡi cắt (4): là bề mặt hướng vào bề mặt đã gia công trong quá trình gia công.
- Lưng của lưỡi cắt (5): là bề mặt tiếp giáp giữa mặt trước và mặt sau của lưỡi cắt cạnh đó.
- Mặt phẳng đầu là mặt phẳng vuông góc với dao phay.
- Mặt phẳng tâm là mặt phẳng đi qua trục của dao và một điểm quan sát trên lưỡi cắt của nó.
- Lưỡi cắt (2) là đường giao tuyến của mặt trước và mặt sau ( đối với dao phay mặt đầu: lưỡi cắt chính nghiêng một góc so với trục của dao phay, lưỡi cắt phụ nằm ở mặt đầu dao phay).
- Bề rộng mặt sau của lưỡi cắt (3) là khoảng cách giữa lưỡi cắt và đường giao của mặt sau với lưng của lưỡi cắt.
- Bước vòng của lưỡi cắt là khoảng cách giữa những điểm tương ứng trên lưỡi cắt của hai lưỡi cắt liền nhau được đo trên cung tròn với tâm nằm trên trục dao.
- Lượng hớt lưng: là khoảng cách hạ thấp của đường cong hớt lưng giữa hai lưỡi cắt kề nhau.
- Góc trước g : là góc giữa mặt trước và mặt phẳng tâm đi qua lưỡi cắt chính.
- Góc sau a : là góc giữa mặt phẳng tiếp tuyến với dao ở lưỡi cắt chính và mặt phẳng tạo nên bề rộng mặt sau của lưỡi cắt.
- Góc cắt b : là góc giữa mặt trước và mặt sau chính của dao.
 
Top