Vật liệu ép nguội thép

K

ksnguyenduong

Author
các ae trong 4r góp ý giúp mình về việc mình đang chế tạo một chi tiết gia công cơ khí chuyên dùng để chồn(ấn) các thanh thép Xây Dựng với mục đích làm phình to đầu thanh thép xây dựng.
MÌnh dùng thép hợp kim 9xc, sau đó tôi ở độ cứng 50HRC, nhưng sản phẩm của mình thường không ổn định về chất lượng: nhiều khi tôi già quá dẫn đến sp bị ròn dễ vỡ, nếu non quá thì sp khi làm việc bị vẹo(mềm).

ae giúp cho xem tôi như thế nào? và ở độ cứng bao nhiêu thì phù hợp?
loại thép mình dùng đã hợp lý chưa?
 

worm

Well-Known Member
Moderator
1. Nếu có thể, vui lòng cung cấp thêm một số thông tin sau: kích thước thanh thép, nhiệt độ nung khi chồn đầu, kết cấu bộ chày cối chồn, chế độ nhiệt luyện chày cối ....

2. Căn cứ theo thông tin ít ỏi mà bạn đưa ra, nhiều khả năng bạn tiến hành chồn đầu ở nhiệt độ thường (phôi không được nung nóng), chế độ nhiệt luyện chày cối chưa hợp lý (nhiều khả năng là làm thủ công) ...

2. Bạn có thể tham khảo theo hướng sau:
* nung trước phôi thép xây dựng (phần đầu hoặc toàn bộ tùy kích thước) đến ~ 1000°C (bắt buộc để giảm lực dập)
* thiết kế cối dạng kẹp (2 nửa, kẹp chặt phôi ở giữa)
* mác thép sử dụng làm chày cối: X12M, X12M5 (nhưng dùng 9XC cũng chấp nhận được)... độ cứng 48 ÷ 54 HRC. Nhiệt độ tôi: 860 ÷ 900°C, tôi dầu, ram 220 ÷ 280°C.
* chú ý cơ chế làm nguội chày cối khi dập nóng (bằng nước mát)
 
K

ksnguyenduong

Author
cám ơn sự góp ý của ae rất nhiều!

Chày ép của mình dùng phương pháp ép nguội.
Và thép mình chồn đầu là thép gai xây dựng đường kính từ 18-36mm
Với mỗi đường kính thép khác nhau mình phải chế tạo một chày khác nhau.
Hiện tại mình đang tôi thép ở cty 3-2 đường giải phóng, HN
Theo mình chất lượng tôi quyết định chính đến chất lượng chày ép, nhưng vì mình đi thuê tôi nên có lẽ họ không tôi đúng yêu cầu.
Bạn có địa chỉ nào tôi tốt có thể share cho mình với,

Cám ơn ae nhiều!
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Thật sự đối với vấn đề của bạn, tôi không tán thành phương án chồn nguội. Khi làm thế, vừa phải sử dụng một lực dập khá lớn, lại vừa không đảm bảo được độ bền cho chày cối ---> tính kinh thế không cao. Trong khi ở đây, bạn dùng phương pháp ép, đường kính phôi không hề nhỏ thì lực ép nguội lại càng phải lớn, và phản lực tác động lại chày ép cũng lớn và duy trì liên tục --> chày ép rất dễ bị lún.

Theo như lý thuyết và thực tế sản xuất của chúng tôi, lực tác động cần thiết đối với phôi dập khi nhiệt độ giảm 100°C (tính từ 1000) thì lực dập tăng lên gần 2 lần. Nếu so với việc chồn nguội như bạn thì ... rất dễ hỏng chày và hại máy. Bạn chỉ cần sử dụng một lò than nhỏ, giống như bễ lò rèn, để nung đầu cần chồn đến khi có màu cam sáng (hoặc màu nhạt hơn nữa) thì lực dập chồn đầu cần thiết đã giảm đi rất nhiều, và độ bền chày ép tăng lên đáng kể trong khi chi phí bỏ ra không lớn. Vì nếu tôi không nhầm, phôi thép chồn đầu không phải đã bị gắn cố định vào vật nặng khác.

Hãy thử xem.
 
K

ksnguyenduong

Author
hut_heater, cám ơn nhưng góp ý của bạn rất nhiều!
- với sp của bên mình là thép xd(dạng cây thép gai) sau khi chồn đầu sp sẽ qua một công đoạn nữa là tiện ren đầu cốt thép nữa.
Vì vậy nếu sd phương pháp như bạn nêu mình nghĩ là không phù hợp vì khi đó sp sẽ bị cứng dẫn đến khó tiện ren và hư hỏng dao tiện.
- Hiện tại mình vẫn cho sx chày ép nhưng tính ổn định của chày không cao, lô sx tốt thì ép được 400-500 đầu thép., lô chày nào kém thì ép được 70-100 đầu thép là vỡ chày hoặc chùn đầu chày.
Mong được sự góp ý của ae trong 4r!
 

worm

Well-Known Member
Moderator
1. Nếu sau khi chồn nóng, bạn không làm nguội nhanh (nhúng nước hoặc dầu) thì độ cứng phôi vẫn < 25 HRC, vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để thực hiện nguyên công tiện. Các loại sản phẩm dập nóng như cle, cle tháo bánh xe ... sử dụng mác thép cao hơn nhiều vẫn gia công tốt thì đối với thép xây dựng thông thường (%C < 0.45) thì càng không có vấn đề.

2. Thử nghiệm phương pháp chồn nóng cho 1 lô sản phẩm sẽ thấy. Trong trường hợp nó bị biến cứng thì chỉ cần nung nóng lại đầu chồn rồi để nguội ngoài không khí (thường hóa) thì sẽ lại gia công cơ bình thường. Và tính theo phương án đó, chi phí nung còn rẻ hơn nhiều lần so với chi phí chế tạo chày ép.
 
Top