Vì sao bình ô-xy lại nổ ?

  • Thread starter trieuson3tk
  • Ngày mở chủ đề
T

trieuson3tk

Author
Em có nghe nói có những vụ nổ bình o-xy ,
Vậy mọi người có thể cho em biết nguyên nhân và cơ chế gây nổ bình ô-xy
 
Last edited by a moderator:

mrgiang99

Active Member
Ðề: Vì sao bình ô-xy lại nổ ?

Bình oxy có cái cái chỗ van mở khí ra làm bằng đồng thau!

Khi làm gãy chỗ này, do chêng lệch áp suất nó sẽ nổ như bom!

Đúng ra phần này có 1 cái ống bảo vệ (cover) vặn vào, nhưng phần lớn trên thị trường đã bị tháo bỏ để nạp và sử dụng cho nhanh... vỉ VN nổi tiếbnngg cưa bom!

Bởi thế các xưởng đúng qui cách an toàn thì kiểm định bình và khi sử dụng phải có giá giữ bình hoặc xích để cột bình vào chỗ giữ không để ngã đổ bình!

Còn nếu dũng cảm thì cứ lăn bình, hoặc cột ngang xe máy chạy vèo vèo trên đường phố!
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Ðề: Vì sao bình ô-xy lại nổ ?

Bình oxy có cái cái chỗ van mở khí ra làm bằng đồng thau!

Khi làm gãy chỗ này, do chêng lệch áp suất nó sẽ nổ như bom!

Đúng ra phần này có 1 cái ống bảo vệ (cover) vặn vào, nhưng phần lớn trên thị trường đã bị tháo bỏ để nạp và sử dụng cho nhanh... vỉ VN nổi tiếbnngg cưa bom!

Bởi thế các xưởng đúng qui cách an toàn thì kiểm định bình và khi sử dụng phải có giá giữ bình hoặc xích để cột bình vào chỗ giữ không để ngã đổ bình!

Còn nếu dũng cảm thì cứ lăn bình, hoặc cột ngang xe máy chạy vèo vèo trên đường phố!
Còn thêm lý do là đồng hồ áp bị lỗi hoặc hỏng, khi đó, do chênh lệch áp suất, khí bị xì qua chính cái đồng hồ áp suất và có thể cháy.
 
N
Author
Ðề: Vì sao bình ô-xy lại nổ ?

Hiện tượng cháy ngược:
Vụ này mình đã chứng kiến và cũng nguyên nhân nhiều vụ tai nạn nổ bình khí.
Trong quá trình hàn (cắt), khi tốc độ cháy của hỗn hợp cháy (Oxy - Gas) lớn hơn tốc độ khí cung cấp, ngọn lửa sẽ cháy ngược vào trong nguồn cung cấp khí thông qua dây dẫn và gây ra cháy nổ. Và khi xảy ra thì hậu qua rất nghiêm trọng.
Thông thường ở khu vực hàn (cắt) thường phải để một vật dụng cắt (dao, kéo) và các nv hàn của mình được tập huấn như sau: khi có dấu hiệu xảy ra hiện tượng cháy ngược ngọn lửa cháy quặt lại và rút vào trong: khẩn cấp khóa van bình khí, dùng dụng cụ cắt cắt đứt sợi dây dẫn khí.
Để chống lại việc cháy ngược, trang thiết bị cắt hàn bắt buộc phải có van chống cháy ngược, bạn có thể search “van chống cháy ngược”, và khi sử dụng thì chừa hàng Tung Của ra nhé.
Còn nhiều nguyên nhân gây ra cháy nổ nữa nhưng để bạn khác chia sẻ nhé.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Vì sao bình ô-xy lại nổ ?

Chúng ta thường nghe nhiều về hiện tượng cháy, thực chất của quá trình này ra sao?

Cháy là phản ứng hóa học của các chất và/hoặc hợp chất với ô-xy mà kết quả của phản ứng ô-xy hóa này là các ô-xit và/hoặc các hợp chất khác cộng với nhiệt lượng. Ví dụ, nếu ta đốt các hợp chất hữu cơ thì sẽ có CO2 và nước cộng với nhiệt lượng; nếu ta đốt sắt (hoặc cứ để tự nhiên cho nó rỉ) thì sẽ được ô-xit sắt và nhiệt lượng... Tóm lại, cháy là phản ứng hóa học giữa ô-xy và các chất/hợp chất khác. Ta cũng có thể nói: không thể cháy nếu thiếu ô-xy!

Thế thì có một điều dường như là nghịch lý nhưng hoàn toàn chính xác, rằng ô-xy không bao giờ bị cháy bởi ô-xy! Bạn sẽ không thể đốt cháy ô-xy trong ô xy được; ngược lại, các chất khác có thể cháy trong điều kiện có ô-xy.

Trở lại vấn đề mà một số bạn bảo là "hiện tượng cháy ngược", ta hiểu vấn đề này thế nào? Chắc các bạn nghĩ giống như các bình ga chứa hỗn hợp khí thuộc nhóm hữu cơ (metan, butan...), nếu lửa chạy ngược theo ống dẫn về bình chứa thì có thể gây nổ? (Điều này còn có nhiều vấn đề mà ta có thể tiếp tục bàn luận sau, vì nghĩ như vậy không đúng đâu!). Nhưng thực tế thì ô-xy không thể tự cháy tại nơi chỉ có ô-xy, vậy thì không thể có hiện tượng gọi là "cháy ngược" ở đây được.

Chắc các bạn đều nhận thấy rằng ô-xy đưa đi sử dụng thường được đóng trong các chai khí có vỏ rất dày, tại sao vậy? Vì ô-xy tự nhiên là ở dạng (trạng thái) khí, tức là nó rất loãng và nếu muốn có một lượng ô-xy đủ dùng thì cần phải chứa trong một thể tích rất lớn, rất khó vận chuyển và bảo quản. Để thuận tiện hơn, người ta nén ô-xy với một áp suất rất cao (vài trăm kg/cm^2) để giảm thể tích của nó, như vậy thì phải cần một loại bình chứa đủ bền để giữ ô-xy, và ta thấy các chai chứa ô-xy được chế tạo ra sao rồi đấy!

Với áp suất lớn như vậy, các bạn yên tâm rằng các hiện tượng cháy thông thường không bao giờ có cơ hội "cháy ngược" vào trong bình chứa kiểu đó, kể cả van có hỏng! Nếu nhờ một phép màu nào mà lửa vẫn có thể vào đến trong bình chứa ô-xy thì nó cũng phải bị tắt ngay, do trong đó chỉ có mỗi ô-xy thì cháy với ai đây? (Nếu trên một hoang đảo chỉ có mỗi đàn ông hoặc mỗi đàn bà thì làm sao sinh con?).

Vậy thì tại sao đôi khi ta vẫn thấy (hoặc nghe nói) bình ô-xy nổ? Đó là do bình có áp suất rất cao (vài trăm kgf/cm^2) bị tăng nhiệt độ thái quá (trong các vụ cháy) hoặc vỏ bình không còn đảm bảo (do rỉ hoặc mòn hay bị cưa/đục) gây nên mà thôi. Nếu các bạn biết rằng bình chứa khí nén chỉ với 8 kgf/cm^2 đã phải kiểm định và sử dụng nghiêm ngặt đến thế nào thì tự hiểu nếu bình ô-xy mà nổ thì chẳng khác gì bom! Bởi vậy, các quy định nghiêm ngặt khi sử dụng bình ô-xy CAO ÁP khi đã bị vi phạm thì tiềm ẩn những nguy cơ vô cùng thảm khốc. Hãy nhớ: ĐÂY LÀ ÁP SUẤT CAO!
 
C

culitruong

Author
Nghe giang hồ đồn rằng không được bôi mở hay nhớt lên mấy cái van bình ( Bình nào không rỏ ) là tại sao vậy ạ ?
 
T

trieuson3tk

Author
Cảm ơn Mọi người đã tham gia trả lời câu hỏi của em ,
Bây giờ thì em đã hiểu được lý do vì sao bình ô-xy lại nổ

Hiện tượng cháy ngược:
Vụ này mình đã chứng kiến và cũng nguyên nhân nhiều vụ tai nạn nổ bình khí.
Trong quá trình hàn (cắt), khi tốc độ cháy của hỗn hợp cháy (Oxy - Gas) lớn hơn tốc độ khí cung cấp, ngọn lửa sẽ cháy ngược vào trong nguồn cung cấp khí thông qua dây dẫn và gây ra cháy nổ. Và khi xảy ra thì hậu qua rất nghiêm trọng.
Thông thường ở khu vực hàn (cắt) thường phải để một vật dụng cắt (dao, kéo) và các nv hàn của mình được tập huấn như sau: khi có dấu hiệu xảy ra hiện tượng cháy ngược ngọn lửa cháy quặt lại và rút vào trong: khẩn cấp khóa van bình khí, dùng dụng cụ cắt cắt đứt sợi dây dẫn khí.
Để chống lại việc cháy ngược, trang thiết bị cắt hàn bắt buộc phải có van chống cháy ngược, bạn có thể search “van chống cháy ngược”, và khi sử dụng thì chừa hàng Tung Của ra nhé.
Còn nhiều nguyên nhân gây ra cháy nổ nữa nhưng để bạn khác chia sẻ nhé.

Em có cùng ý kiếm với bác "DCL" Ô-xy không thể có hiện tượng cháy ngược được !
Và khi bình GAS hay là axetylen bị cháy ngược thì nó sẽ bị nóng bất thường , phương pháp hữu hiệu nhất em nghĩ là nên dùng vòi nước phun vào bình để giảm nhiệt độ vỏ bình thì nó sẽ không bị nổ , cứ phun đến khi nào ngọn lửa trong bình không còn oxy để tiếp tục quá trình cháy nữa , nó sẽ tự tắt ,

Em có thêm câu hỏi mong mọi người giải thích giùm ,
vì sao ở cùng bề dày vỏ bình (7mm ) thì axetylen chỉ nạp được đến 2atm còn với Oxy thì nạp đến 15 atm mà vẫn không bị nổ
Vì sao khi nạp axetylen thì không được nạp nhanh mà phải nạp từ từ ạ ?
Nguyên nhân gây nổ của axetylen ở các trường hợp đổ bình
 
Last edited by a moderator:

worm

Well-Known Member
Moderator
Ðề: Vì sao bình ô-xy lại nổ ?

Em có thêm câu hỏi mong mọi người giải thích giùm ,
vì sao ở cùng bề dày vỏ bình (7mm ) thì axetylen chỉ nạp được đến 2atm còn với Oxy thì nạp đến 15 atm mà vẫn không bị nổ
Vì sao khi nạp axetylen thì không được nạp nhanh mà phải nạp từ từ ạ ?
Nguyên nhân gây nổ của axetylen ở các trường hợp đổ bình
Trả lời này là theo nhận xét cá nhân của tớ nhé, còn đủ hay không thì không chắc.

* tại sao cùng chiều dày vỏ bình, áp suất nạp C2H2 thấp hơn áp suất nạp O2 rất nhiều?
Xét về tính chất, C2H2 là chất rất dễ cháy, O2 là chất không cháy --> áp suất cao thì mức độ nguy hiểm càng lớn --> chỉ nên nạp ở mức áp suất thấp. Ngoài ra, áp suất cao --> mật độ khí cao --> va chạm giữa các nguyên tử khí nhiều --> sinh nhiệt --> tự cháy (giống như trong động cơ diezen) --> nổ --> để an toàn phải giảm áp suất.​

* tại sao khi nạp C2H2 phải nạp từ từ?
Giống như ý thứ 2 trong câu trả lời trước, nạp nhanh --> ma sát giữa dòng khí với thành ống dẫn + bình chứa lớn, va chạm giữa các nguyên tử khí tăng --> sinh nhiệt --> cháy nổ.​
 
T

trieuson3tk

Author
Ðề: Vì sao bình ô-xy lại nổ ?

Em thấy 2 bài có 2 ý khác nhau hoàn toàn , tách đôi để mọi người dễ hiểu thôi , chứ gộp lại nghe chừng ko hay lắm !
 

Sơn MDC

<b>Quản lý | Manager</b></br><b>Giải Nhì vòng 4 cu
Ðề: Vì sao bình ô-xy lại nổ ?

Ở chỗ mình đang làm hay sử dụng máy hàn, dẫn "mát" lung tung,
Mình để ý thấy khi người ta dẫn "mát" qua một đống vật liệu, khi hàn ở đằng này thì ở đống vật liệu phát ra tia lửa điện.
Vậy cho mình hỏi nếu có vô ý để bình oxy đặt lên đống vật liệu đó thì ... có bị nổ không :107:

Ở xưởng bên cạnh thấy người ta cứ để cả bình oxy lên tấm tôn đang có "mát" trong khi thợ hàn ... ngồi ngay cạnh :43:
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Vì sao bình ô-xy lại nổ ?

Ở chỗ mình đang làm hay sử dụng máy hàn, dẫn "mát" lung tung,
Mình để ý thấy khi người ta dẫn "mát" qua một đống vật liệu, khi hàn ở đằng này thì ở đống vật liệu phát ra tia lửa điện.
Vậy cho mình hỏi nếu có vô ý để bình oxy đặt lên đống vật liệu đó thì ... có bị nổ không :107:

Ở xưởng bên cạnh thấy người ta cứ để cả bình oxy lên tấm tôn đang có "mát" trong khi thợ hàn ... ngồi ngay cạnh :43:
Quy phạm An toàn theo TCVN 5308-1991 yêu cầu dây dẫn điện có vỏ bọc đảm bảo phải cách bình ô-xy và axetilen ít nhất 5 mét. Như vậy thì trường hợp cậu nêu là rất nguy hiểm vì đặt trực tiếp bình chứa lên vật dẫn và thậm chí có hiện tượng đánh lửa do tiếp xúc không tốt. Cậu cần phải kiến nghị với người có chức năng nghiêm cấm sự vi phạm Quy phạm An toàn này để tránh hậu quả đáng tiếc!

Lưu ý rằng hầu hết các Quy phạm An toàn đều được viết ra sau khi có hậu quả nghiêm trọng chứ không phải ai thừa thời gian ngồi nghĩ chơi rồi ban hành!
 
T

trieuson3tk

Author
Ðề: Vì sao bình ô-xy lại nổ ?

Oxy không tự bắt nổ đâu anh ạ ,
em nghĩ nó không sao đâu . chỉ sợ để bình gas hay exetylen lên thi khi khí bị xì ra mới bắt lửa ,. nếu có van an toàn thì chắc là ko có chuyện gì xảy ra
 

Sơn MDC

<b>Quản lý | Manager</b></br><b>Giải Nhì vòng 4 cu
Ðề: Vì sao bình ô-xy lại nổ ?

Quy phạm An toàn theo TCVN 5308-1991 yêu cầu dây dẫn điện có vỏ bọc đảm bảo phải cách bình ô-xy và axetilen ít nhất 5 mét. Như vậy thì trường hợp cậu nêu là rất nguy hiểm vì đặt trực tiếp bình chứa lên vật dẫn và thậm chí có hiện tượng đánh lửa do tiếp xúc không tốt. Cậu cần phải kiến nghị với người có chức năng nghiêm cấm sự vi phạm Quy phạm An toàn này để tránh hậu quả đáng tiếc!

Lưu ý rằng hầu hết các Quy phạm An toàn đều được viết ra sau khi có hậu quả nghiêm trọng chứ không phải ai thừa thời gian ngồi nghĩ chơi rồi ban hành!
Bằng mắt thường thì có thể thấy được mối nguy hiểm là thế, nhưng khổ một nỗi là những công nhân làm cùng hầu hết là những người có kinh nghiệm trong hàn - cắt hơi (gas + oxy), thậm chí là có một bác công nhân già.
Cháu không hiểu là vì họ biết chắc chắn là không nổ hay họ không nhìn ra sự nguy hiểm đó.
Cháu cũng có đề cập việc là làm một cái rọ bằng gỗ rồi nhét bình gas, bình oxy vào đó để tránh chập cháy trong quá trình hàn, nhưng hình như moi người không quan tâm lắm
Nhiều lúc làm việc cháu cứ cố tình tránh càng xa bình gas với bình oxy càng tốt, nhưng ngặt nỗi là với sức công phá ... như bom thì có tránh đằng trời.
:59:
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Ðề: Vì sao bình ô-xy lại nổ ?

Bằng mắt thường thì có thể thấy được mối nguy hiểm là thế, nhưng khổ một nỗi là những công nhân làm cùng hầu hết là những người có kinh nghiệm trong hàn - cắt hơi (gas + oxy), thậm chí là có một bác công nhân già.
Cháu không hiểu là vì họ biết chắc chắn là không nổ hay họ không nhìn ra sự nguy hiểm đó.
Cháu cũng có đề cập việc là làm một cái rọ bằng gỗ rồi nhét bình gas, bình oxy vào đó để tránh chập cháy trong quá trình hàn, nhưng hình như moi người không quan tâm lắm
Nhiều lúc làm việc cháu cứ cố tình tránh càng xa bình gas với bình oxy càng tốt, nhưng ngặt nỗi là với sức công phá ... như bom thì có tránh đằng trời.
:59:
Trình bày với cấp trên, yêu cầu làm khung gá để tách riêng bình gas + oxy khỏi đống vật liệu:
* giảm nguy cơ rơi đổ
* dễ quản lý và vận chuyển
* tránh hiện tượng phóng điện gây nổ khi rò rỉ
....
Đảm bảo chẳng ông sếp nào muốn chỗ mình làm xảy ra tai nạn chết người đâu.
 
Ðề: Vì sao bình ô-xy lại nổ ?

mát hàn không làm nổ bình oxy lên ccúng không có điện đi qua đâu mà lo. Nhưng khi có hiện tượng pháng điện vị trí tiếp xúc của điện bình có thể bị đánh thủng đáy, nhiệt khi cắt bằng hồ quang có thể mắc vào bình làm nóng bình cũng có thể gây nổ bình đặc biệt là bình khí do việt nam dùng vô cùng nguy hiểm. Bạn nên tránh xa ra là tốt nhất.
 
Ðề: Vì sao bình ô-xy lại nổ ?

Hi, anh em
Thấy bình luận cái dụ này cũng hay quá, xin góp ý vài cái chơi
Theo chủ đề Topic "Vì sao bình Oxy lại nỗ" Có nhiều Comment cho rằng là do hiện tượng cháy ngược, do gãy đầu đồng vòi dẫn, do bắt lửa hàn. Nhưng theo mình được biết thì như vậy là đâu có đúng
Xin thưa là bình Oxy không bao giờ bị cháy mà chỉ có nỗ, lý do nỗ duy nhất là do áp suất vượt ngưỡng cho phép của vỏ bình chứa. Vì bản chất bình chứa oxy và bình chứa khí nén thông thường là như nhau. Bình khí nén là chứa cả oxy và nito, còn bình chứa oxy thì oxy là chính. Nếu có lý do mà gãy vòi đồng hoặc lũng bình thì nó xịt khí ra chứ chả sợ nỗ
Chỉ sợ nỗ khi nạp vào mà không khống chế đồng hồ, hoặc va đập mạnh làm giảm diện tích tăng áp suất, hoặc để gần lò lửa làm gia nhiệt tăng áp suất
Còn lý do nỗ là do khi bình oxy bị xì ra gặp một ngọn lửa đang cháy, với áp suất lớn và thành phần oxy là chủ đạo nên nó sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh và đẩy không khí khu vực đang có ngọn lửa cháy và làm ngọn lửa cháy khỏe hơn (chứ không cháy to và rộng hơn hen)
Nói tóm lại bình oxxy chả bao giờ gây ra cháy nỗ mà chỉ có nỗ
Thật đơn giản và dễ hiểu khi thi Môn Công nghệ Kim Loại hoặc đi thi môn thực hành hàn cắt . Thầy hỏi “mở vòi khí Axetylen trước hay vòi khí Oxy trước” Anh em cứ xúm lại dỡ tài liệu bàn tán xôn xao cãi lộn, đứa bảo tao nhớ là lúc trước mở vòi này mà, đứa bảo vòi kia
Nhưng thực sự nó rất đơn giản và chả có gì phức tạp “hãy hiểu khí oxy chỉ duy trì sự cháy, chứ nó không có cháy”. Nếu bạn mở vòi Oxy trước thị nó thổi tắc mất bật lửa mồi rồi và lấy gì mà cháy, vả lại trước lỗ mũi bạn là khí oxy đó, nếu nó cháy được thì mấy thằng mồi thuốc lá hút đã cháy trọc đầu ra thầy tu rồi còn gì
Nên câu trả lời đơn giản là mở khí Axetylen trước
Và câu hỏi thứ hai là vòi nào là vòi Oxy vòi nào là vòi Axetylen, nếu thực tập trong xưởng thì thường sợ Sinh viên quên nên mấy thầy viết chữ lun vào đó
Mấy anh em đi thực tập và phỏng vấn bên công ty ngoài, mấy cái bình chả ghi chữ nghĩa gì, mở loạn xạ
Ở nhà đọc sách vẫn nhớ là phải mở vòi Axetylen để mồi trước nhưng ra công ty, hổng biết cái nào là oxy hay axetylen. Bật lửa lên mồi, mở cha vòi oxy lên nó thổi cái tắt thui, đứng lên dạ thưa chú “bình khí này hết rồi ạ” ( Mấy cái dụ này, anh nào làm quản đốc xưởng có nhận sinh viên thực tập và phỏng vấn xin việc là gặp hoài thôi)
Câu trả lời đơn giản là: Bình Oxy bình cao, còn bình axetylen là bình lùn. Dây khí Axe là màu đỏ (tương đương với dây lửa) , dây oxy là dây màu xanh
Còn tại sao không làm ngược lại bình oxy lùn và axe cao thì các bạn cũng đã tự hiểu

Ở trên cũng có một comment cho rằng bình oxy nỗ là do gãy vòi đồng và xe máy cột ngang trên yên chạy vèo vèo ngoài đường là liều mạng
Nhưng thực tế là không cần đến mức đó
Nó có gãy cũng chả sao, nếu sợ gãy nỗ thì họ đã thiết kế cái lồng bao quanh rồi
Chỉ sợ là gãy cỗ của bình axetylen, để tránh nguy hiểm đó người ta đã làm cái vòng vòm bao quanh miệng vòi (cái vòng mà cầm tay xách bình đi ấy)
Giờ thì các bạn đã hiểu tại sao bình axetylen phải lùn rồi chứ
Khoa học kỹ thuật được xây dựng từ trên những gì thực tế nhất, thật là khó hiểu khi giảng đường chỉ dạy lý thuyết suôn và không giản giải thực tế cho sinh viên dễ hiểu
Và cũng nhiều vụ tai nạn xảy ra từ những anh sinh viên và các anh thợ ngớ ngẫn mới vào nghề này
Còn lý do tại sao vỏ bình oxy dày ngang bình axetylen mà lại nộp nhiều atm hơn, có ba lý do
- Vì lý do an toàn nên hệ số an toàn của bình Axetylen gấp 4 (hay 18) lần gì đó so với bình oxy và bản thân bình oxy cũng đã có hệ số an toàn gấp vài lần so với độ bền vỏ thép rồi
- Trong công nghệ sử dụng khí để hàn cắt thì bao giờ lượng khí oxy cũng xài nhiều hơn, nên nạp áp lớn để dùng cho được lâu hết
- Mặt dù hai dây dẫn khí khác nhau nhau nhưng ra đầu mở vịt lại chung, nếu quá trình cắt đang làm việc bình thường, bình oxy đột ngột hết hoặc thấp hơn áp suất bình axetylen thì khí axe sẽ thâm nhập ngược để cân bằng áp suất vào bình Oxy và kéo theo hiện tượng cháy ngược. Nhưng bản thân vẫn có van một chiều để chặn tình huống này rồi. Mục đích để bình oxy áp suất lớn hơn bình axe là vậy, với kinh nghiệm và tính toán trung bình thì xài một cặp bình đã nạp mới hoàn toàn thì dùng hết khí axe và cũng vừa đủ oxy (Bạn sẽ rất bực mình khi xài một cặp bình mới đang cắt một ngon, nữa chừng nó lại hết mất oxy phải đi thay)
- (lý do này nói thêm là không bao giờ cố gắng dùng hết khí axetylen trong bình, phải chừa lại tý, nếu anh nào liều thì mới dùng cho hết sạch. (Đơn giản bạn cố tình dùng sạch khí Axetylen đi, và mang tới địa điểm trao đổi, nó kiểm tra thấy hết sạch trơn là nó vứt vỏ vào thùng rác chứ không thèm đổi)
Còn tại sao nạp khí axetylen thì nạp từ từ còn nạp oxy thì nộp nhanh , có ba lý do
- Nếu bạn chơi trò chơi dân gian búng nước đổ cổ chai một cái cấp làng và một cái cấp xã, cái cấp làng dùng vỏ chai “rượu nép Hà Nội, còn cái cấp xã dùng vỏ chai Vocka lớn. Để chiến thắng thì bạn phải biết làm ren rồi.
- Uống bia thì phải chơi ly cối, còn uống rượu gạo thì phải dùng ly tiểu
- Sợ ma sát và dư áp suất nạp
Góp ý vui vài dòng chơi
Chào thân ái anh em
Quang Thắng
 
Lượt thích: umy
Ðề: Vì sao bình ô-xy lại nổ ?

- Bình Oxy áp rất cao để nén hóa lỏng Oxy. Nó nổ do tăng áp (có thể do nhiệt độ cao) trong khi vỏ bình bị ăn mòn hay bị nứt...Còn gãy vòi như bác Giang nói thì nó không thể nổ được mà bay như tên lửa. Mình đã tận mắt chứng kiến hiện trường nó bay tại đường Hậu Giang, hình như năm 2003. Chuyện là thế này, chỗ đó là tiệm thu gom vỏ bình đem nạp lại. Thủ tục đầu tiên là phải xả hết khí trong đó ra. Gần giờ trưa thằng con mệt đói bụng nên vặn nhầm, cả cái cụm đầu bình bị vặn ra. Đang vặn nghe vèo một phát, nguyên cái bình bay ngược lại cả trăm mét, cày đường nhựa đường đất 1 vệt dài sâu hoắm, sau đó nó bay lên, rớt xuống, còn khí nên nó quay vòng vòng ngoáy thành 1 cái lỗ sâu hoắm. Còn khí thổi nguyên đống cát bay lại xé nát bộ quần áo trước ngực tên con, máu chảy tè le phải đi cấp cứu. Tuy vậy vỏ bình vẫn gần như còn nguyên, đủ thấy nó bền cỡ nào. Vụ này rất nổi tiếng chắc mấy bác gần gần đó đều biết.
- Tại sao bình Acetylen áp rất thấp? Tại Acetylen không nén được, nếu nén ở áp cao nó sẽ dễ bị than hóa thành muội than, không sử dụng được. Do đó trong bình phải có aceton để hấp phụ Acetyle. Vì thế mỗi lần nạp bình chỉ nạp được vài kg Acetylen thôi. Aceton ngậm Acetylen, khi ta sử dụng thì nó sẽ nhả ra từ từ, áp không cao được. Điều này không giống như các bình nén cao áp khác, cũng không phải để chống cháy nổ theo kiểu van 1 chiều gì gì đó.
Brs.
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Ðề: Vì sao bình ô-xy lại nổ ?

Hi, anh em

Ở trên cũng có một comment cho rằng bình oxy nỗ là do gãy vòi đồng và xe máy cột ngang trên yên chạy vèo vèo ngoài đường là liều mạng
Nhưng thực tế là không cần đến mức đó
Nó có gãy cũng chả sao, nếu sợ gãy nỗ thì họ đã thiết kế cái lồng bao quanh rồi
Chỉ sợ là gãy cỗ của bình axetylen, để tránh nguy hiểm đó người ta đã làm cái vòng vòm bao quanh miệng vòi (cái vòng mà cầm tay xách bình đi ấy)
Giờ thì các bạn đã hiểu tại sao bình axetylen phải lùn rồi chứ

Quang Thắng
Mấy câu này hơi chủ quan đấy, cứ thử thả nó lao đầu xuồng xem có gẫy và xì không? Tôi chứng kiến không ít hơn 3 lần rồi.
 
Top