Vì sao hộp giảm tốc phải có nhiều cấp ?

Author
Mấy bác cho em hỏi : trong hộp giảm tốc có cỡ 2-3 cấp ( 3-4 trục ), mục đích làm giảm tốc độ trục ra. Vậy vì sao ta kô làm 1 cấp, từ bánh răng lớn sang bánh răng nhỏ, ta lựa chọn cặp bánh răng có đường kính và số răng sao cho hợp lý là được, trục ra sẽ cho ta tốc độ như ta mong muốn. Ta sẽ tiếc kiệm được tiền làm trục, tiền mua bánh răng.

Ở đây , em có câu trả lời là : để làm gọn hộp tốc độ, nhưng giải thích như vậy có đúng không nữa.
 
Ðề: Vì sao hộp giảm tốc phải có nhiều cấp ?

có nhiều vấn đề để lựa chọn hộp giảm tốc mấy cấp. theo bạn thì làm 1 cấp có an toàn ko? có tiết kiệm ko? ko chắc đâu bạn ah. bạn phải biết là chế tạo bánh răng đường kính càng lớn thì càng khó chế tạo. mà bánh răng lớn thì trục lớn -> ổ lăn lớn->vỏ cũng phải lớn ... nếu có hỏng hóc sửa chữa khó khăn và tốn kém...
 
Author
Ðề: Vì sao hộp giảm tốc phải có nhiều cấp ?

Như vậy, vấn đề ở đây là để hộp giảm tốc nhỏ gọn, dễ tháo lắp, chế tạo, chứ nếu ta dùng một cấp cũng được, đúng không ? miễn là thỏa mãn yêu cầu tốc độ trục ra
 

neverlose

<b>we only here today</b>
Ðề: Vì sao hộp giảm tốc phải có nhiều cấp ?



Chỉ nhỏ gọn ko thì đơn giản nhỉ , thế mà người ta phân ra nhiều loại :hộp giảm tốc bánh răng trụ , bánh răng côn, bánh răng song , bánh răng con lăn, một cấp nhiều cấp ,phân đôi,khai triển,…

Quan trọng nhất là bố trí nhiều momen khác nhau cho từng cấp, đảm bảo momen cần có của trục công tác, và vận tốc của nó, momen tăng dần.

mỗi bộ ăn khớp thì vận tốc là giới hạn vận tốc , bộ răng côn ,thẳng ko quá 16m/s, trục vít ko vượt quá 10m/s

Tỷ số truyển mỗi cấp là hạn chế ,nên ko thể bánh quá lớn ,bánh quá nhỏ , ko đảm bảo điều kiện bôi trơn ,không đảm bảo đk bền của bánh nhỏ

Bộ giảm tốc trục vít có tỷ số truyền cao nhất nhưng lại ít được sử dụng vì hiệu suất thấp, sinh lực dọc trục lớn gây tiêu hao công suất và yêu cầu hộp giảm tốc phải cứng vững

Do đó người ta bố trí nhiều cấp để khả năng tải tiếp xúc như nhau và điều kiện bôi trơn.,bề mặt thân hộp có diện tích tiếp xúc lớn nhất để tăng khả năng tỏa nhiệt và nâng cao hiệu suất của HGT
 
R

rustbolt

Ðề: Vì sao hộp giảm tốc phải có nhiều cấp ?

Mấy bác cho em hỏi : trong hộp giảm tốc có cỡ 2-3 cấp ( 3-4 trục ), mục đích làm giảm tốc độ trục ra. Vậy vì sao ta kô làm 1 cấp, từ bánh răng lớn sang bánh răng nhỏ, ta lựa chọn cặp bánh răng có đường kính và số răng sao cho hợp lý là được, trục ra sẽ cho ta tốc độ như ta mong muốn. Ta sẽ tiếc kiệm được tiền làm trục, tiền mua bánh răng.

Ở đây , em có câu trả lời là : để làm gọn hộp tốc độ, nhưng giải thích như vậy có đúng không nữa.
Bạn thử thiết kế hộp giảm tốc bánh răng 1 cấp, với các yêu cầu sau:
- Công suất truyền: 5 kW
- Tốc độ trục ra: 50rpm
- Tỷ số truyền: 1/25
Bạn sẽ thấy cái kết quả vô lý đùng đùng! Từ đó, bạn sẽ hiểu tại sao người ta "bày đặt" ra 2, 3 cấp làm gì cho lằng nhằng!

P/S:
Đừng ngại các con số! Nên rèn kỹ năng xử lý chúng một cách chóng vánh. Tư duy của người kỹ sư luôn gắn liền với những số liệu cụ thể. Một kỹ sư lành nghề chỉ cần vài phút là có thể hình dung ra được hình dáng kích thước của cái hộp giảm tốc theo các số liệu nêu trên.
 
Ðề: Vì sao hộp giảm tốc phải có nhiều cấp ?

Mấy bác cho em hỏi : trong hộp giảm tốc có cỡ 2-3 cấp ( 3-4 trục ), mục đích làm giảm tốc độ trục ra. Vậy vì sao ta kô làm 1 cấp, từ bánh răng lớn sang bánh răng nhỏ, ta lựa chọn cặp bánh răng có đường kính và số răng sao cho hợp lý là được, trục ra sẽ cho ta tốc độ như ta mong muốn. Ta sẽ tiếc kiệm được tiền làm trục, tiền mua bánh răng.

Ở đây , em có câu trả lời là : để làm gọn hộp tốc độ, nhưng giải thích như vậy có đúng không nữa.
Hề hề,
Cậu là học sinh hay thầy giáo mà hỏi ngộ nhể
Để trả lời câu hỏi của cậu, cậu thử nghiên cứu VD này xem nhá:
Có một đội SX nọ có một chiếc xe tải, xe có 6 số.
Rồi một hôm cái cần số của xe bị hỏng, đẩy qua đẩy lại chỉ vào được số 5.
Đội trưởng quyết định không gọi xe kéo (vì lo tốn kém cho nhà nước!) nên cử 1 công nhân đưa xe về xưởng.
Đi được 30 km qua nhiều tình huống khó khăn, xe không đi được nữa.
Khi xe được đưa về xưởng: Hộp số hỏng, Côn cháy...
Vậy cậu nghĩ tại sao?
Nhiệm vụ của hộp giảm tốc:
1. Thay đổi vòng quay
2. Thay đổi Moment
3. Thay đổi chiều quay
Có vậy thôi chứ cần gì mà phức tạp vậy... cậu nhỉ. Thay đổi chúng như thế nào mới là việc phải bàn.
 
Last edited:
Author
Ðề: Vì sao hộp giảm tốc phải có nhiều cấp ?

Bạn thử thiết kế hộp giảm tốc bánh răng 1 cấp, với các yêu cầu sau:
- Công suất truyền: 5 kW
- Tốc độ trục ra: 50rpm
- Tỷ số truyền: 1/25
Bạn sẽ thấy cái kết quả vô lý đùng đùng! Từ đó, bạn sẽ hiểu tại sao người ta "bày đặt" ra 2, 3 cấp làm gì cho lằng nhằng!

P/S:
Đừng ngại các con số! Nên rèn kỹ năng xử lý chúng một cách chóng vánh. Tư duy của người kỹ sư luôn gắn liền với những số liệu cụ thể. Một kỹ sư lành nghề chỉ cần vài phút là có thể hình dung ra được hình dáng kích thước của cái hộp giảm tốc theo các số liệu nêu trên.
Thank mấy bác nha, bây giờ em hiểu rồi.

P/s rustbolt : hjc, em đang tính thử đây, kô biết nó kinh khủng đến mức nào.
 
Top