vị trí gân tăng cứng cho dầm chính cầu trục và tài liệu

Author
xin hỏi mấy bác lắp gân tăng cứng cho dầm cầu trục"dầm hộp nha không phải dầm kiểu dàn dâu".
Tiện cho em hỏi tìm mấy cuấn sách nay ở đâu được không ạ.Cám ơn các tiền bối trước nhé.
-Tính toán máy trục-Huỳnh Văn Hoàng,Đào Trọng Thường
-Máy trục vận chuyển- Nguyễn Văn Hợp,Phạm Thị Nghĩa,Lê Thiện Thành
-Kết cấu thép máy trục-vận chuyển-Nguyễn Văn Hợp
-Kết cấu thép của thiết bị nâng-Huỳnh Văn Hoàng,Nguyễn Hồng Sơn.
em cũng thử tìm mà không biết tìm ở đâu.Đi ra mấy hiệu sách cũ cạnh ĐHBK cũng không bán luôn.
 
Last edited by a moderator:
Ðề: vị chí gân tăng cứng cho dầm chính cầu trục và tài liệu

xin hỏi mấy bác lắp gân tăng cứng cho dầm cầu trục"dầm hộp nha không phải dầm kiểu dàn dâu".
Tiện cho em hỏi tìm mấy cuấn sách nay ở đâu được không ạ.Cám ơn các tiền bối trước nhé.
-Tính toán máy trục-Huỳnh Văn Hoàng,Đào Trọng Thường
-Máy trục vận chuyển- Nguyễn Văn Hợp,Phạm Thị Nghĩa,Lê Thiện Thành
-Kết cấu thép máy trục-vận chuyển-Nguyễn Văn Hợp
-Kết cấu thép của thiết bị nâng-Huỳnh Văn Hoàng,Nguyễn Hồng Sơn.
em cũng thử tìm mà không biết tìm ở đâu.Đi ra mấy hiệu sách cũ cạnh ĐHBK cũng không bán luôn.
-Tính toán máy trục-Huỳnh Văn Hoàng,Đào Trọng Thường-Sách này bạn tìm ở mấy tiệm photo có thể gặp,còn không tìm cách liên hệ với sv của trường GTVT,cs2.
-Máy trục vận chuyển- Nguyễn Văn Hợp,Phạm Thị Nghĩa,Lê Thiện Thành-Sách này lưu hành nội bộ của ĐH GTVT,bạn muốn tìm cũng đến trường GTVT,cs2.
-Kết cấu thép máy trục-vận chuyển-Nguyễn Văn Hợp-Sách này của thầy Hợp ĐHGTVT,cs1,cũng đến GTVT,cs2 may ra có.Nhưng có thể tìm cuốn thay thế của một số tác giả khác như Huỳnh văn Hoàng....

ĐHBK nào vậy bạn,HN hay HCM bạn đều có khả năng tìm được mấy cuốn đó.Một số phải photo thôi chứ không có cuốn mới cho bạn đâu.

Cái gân tăng cứng cho dầm cầu trục như bạn nói,mình còn gọi là các tấm vách hoặc các bản giằng tăng cứng cho dầm cầu trục.Việc bố trí còn phụ thuộc vào khẩu độ,chiều cao dầm...Có thể là 750mm,1000mm hoặc hơn đối với dầm có khẩu độ lớn.Trường hợp gần đây như mình biết là mỗi vách không cần thiết phải dùng nguyên tấm nữa mà có thể dùng nhiều tấm nhỏ hàn dọc theo mặt cắt dầm để tiết kiệm vật liệu cũng như chi phí cho sản phẩm.
 
Last edited:
Author
Ðề: vị trí gân tăng cứng cho dầm chính cầu trục và tài liệu

vậy có biểu thức ,công thứ, hay bảng tra nào để xác định khoang cách các tấm vách không anh ?. Vì nó phụ thuộc vào khẩu độ, chiều cao dầm...
theo em thì nó còn phải đủ rộng để cho công nhân chui vào trong hàn các tấm vách nay nữa.
 
Ðề: vị trí gân tăng cứng cho dầm chính cầu trục và tài liệu

vậy có biểu thức ,công thứ, hay bảng tra nào để xác định khoang cách các tấm vách không anh ?.
Trong cuốn Kết cấu thép máy trục-vận chuyển-Nguyễn Văn Hợp, tác giả có nói đến cách tính khoảng cách này. Kết hợp với
phải đủ rộng để cho công nhân chui vào trong hàn các tấm vách nay nữa.
tức là dễ gia công, bạn sẽ có được một con số thích hợp
Thực tế, như Mr Hiếu nói con số này thường dao động trong khoảng 750-1000mm, tùy thuộc vào quyết định của người thiết kế
Dưới tác động của tảỉ trọng, thớ chịu nén của dầm cầu trục sẽ mất ổn định trước nên việc gia cường cũng ưu tiên cho thớ này. Vì vậy nên tấm gia cường không cần phải "dùng nguyên tấm" chỉ làm tăng trọng lựơng dầm và tốn vật liệu.
 
Ðề: vị trí gân tăng cứng cho dầm chính cầu trục và tài liệu

Những gân trong dầm hộp như bạn nói thì là mục đích chính là chống bùng chống vặn hơn là tăng cứng bạn à, ngoài ra nếu cẩn thận hơn người thiết kế còn có thêm 2 thanh V50 hoặc V70 tùy theo để chạy dọc theo hai bên thành dầm.
Và khi gia công chúng ta luôn ưu tiên vào những chi tiết gia cường này trước, mục đích cũng để các bước hàn tiếp theo, mặc nhiên nó cũng là để chống lại các biến dạng đó à bạn,
Thân.
 
Author
Ðề: vị trí gân tăng cứng cho dầm chính cầu trục và tài liệu

2 thanh V 50x50 chạy dọc tấm thành để tăng tính ổn định. Thế còn 2 thanh V ở chạy dọc theo dáy dầm mục đích của nó là gì ?.
em còn thấy không những dùng 2 thanh V dọc tấm thành mà còn dùng 6 thanh,mỗi bên 3 thanh. Đấy là đối với cổng trục có chiều cao dầm là 2m, khẩu độ 38m một đầu công xôn 14m, tải nâng 30 tấn .vậy cho em hỏi luôn xác định số lượg các thanh V này như thế nào và khoảng cách giữa các thanh V này là bao nhiêu là hợp lý? Thanks các anh, chị trước nha.
 
Ðề: vị trí gân tăng cứng cho dầm chính cầu trục và tài liệu

Chào bạn, 2 thanh hay 3,4,5 thành V thì không có một quy chuẩn nào xác định cả (đó là do kinh nghiệm của người thiết kế thôi, là tài kiến thức hiện tại em nhận thấy được)
Nếu có tới nhứng 10 thanh V như thế, thì múc đích sử dụng của nó cũng không nằm ngoài những điều mà em đã nói ở câu trả lời trước ạ
Thân,
 
T

traitrungy

Ðề: vị trí gân tăng cứng cho dầm chính cầu trục và tài liệu

Toàn những tài liệu bí hiểm.
Máy nâng chuyển của ĐÀo Trọng Thường thì có thể qua thư viện BKHN mượn photo. Có cuốn này, xuất bản từ những hồi còn gõ máy chữ.
 
T

tinhlang_12

Ðề: vị trí gân tăng cứng cho dầm chính cầu trục và tài liệu

Bạn dựa theo mặt cắt ngang của bạn rùi bằng kinh nghiệm của mình phân bố gân tang cứng cho dầm dưới hợp lý là đc rùi.
thanks.
 
Top