Xin cho em hỏi về đường gấp của sheet metal?

Author
Em chuyển bản từ autocad sang solidwork thì đường gấp bị lẻ ko giống như đường gấp trong bản vẽ 2d ....ví dụ đường này ạ

em dùng tôn 2mm để gấp sản phẩm ở dưới



khi em chuyển sang bản vẽ kỹ thuật để thể hiện đường gấp dù đã chọn ô Flat pattern thì bản vẽ ra như thế này




em ko hiểu đáng nhẽ 2 đường gấp phải ra như thế này phải ko ạ


em ko biết có chỉnh đường gấp ra như vậy được ko ạ mong mọi người giúp em với em xin cám ơn nhiều ạ
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>


[LEFT]Khi uốn tôn thì tại chỗ uốn có phía liệu bị kéo dãn (phía lồi) và phía đối diện bị nén (phía lõm), giữa 2 thái cực này có 1 lớp vật liệu chỉ bị uốn mà không bị thay đổi chiều dài. Lớp không thay đổi chiều dài được gọi là lớp trung hoà. Khi ta chọn K-Factor = 0.5 thì tức là lớp trung hoà sẽ nằm chính giữa chiều dày 2mm của tấm tôn. Kết quả như minh hoạ trên, tức là chiều rộng của tâm tôn khi chưa uốn bằng 97.14mm.

Nếu cậu lấy chẵn các kích thước phôi thì kết quả sau khi uốn không còn như ý đồ thiết kế ban đầu nữa.
[/LEFT]
 
Lệnh Flattened dùng để trải phẳng các mô hình kim loại tấm. Khi bạn gán lệnh này, SW sẽ tự động tính toán kích thước chiều dài, bán kính cong, hệ số co giãn ... để sau khi chấn, dập...sẽ cho ra lò 1 sản phẩm chính xác như bạn thiết kế. Các con số đều lẻ cũng phản ánh đúng bản chất vấn đề. Mình nghĩ nó hoàn toàn chính xác.
 


[LEFT]Khi uốn tôn thì tại chỗ uốn có phía liệu bị kéo dãn (phía lồi) và phía đối diện bị nén (phía lõm), giữa 2 thái cực này có 1 lớp vật liệu chỉ bị uốn mà không bị thay đổi chiều dài. Lớp không thay đổi chiều dài được gọi là lớp trung hoà. Khi ta chọn K-Factor = 0.5 thì tức là lớp trung hoà sẽ nằm chính giữa chiều dày 2mm của tấm tôn. Kết quả như minh hoạ trên, tức là chiều rộng của tâm tôn khi chưa uốn bằng 97.14mm.

Nếu cậu lấy chẵn các kích thước phôi thì kết quả sau khi uốn không còn như ý đồ thiết kế ban đầu nữa.
[/LEFT]
Thật là trùng hợp, cháu và chú DCL gởi bài trả lời về Sheet Metal cùng 1 thời điểm. Cháu đúng là "múa rìu qua mắt thợ". hi
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Theo hình bạn đưa lên để diễn tả theo cách bạn nghĩ thì đó là 2 tấm thép ... rời, không phải gấp. Có lẽ nên xem lại bản vẽ đầu tiên của bạn trên Autocad. Sau đây là trình tự trên Solid để bạn tham khảo:

1. Dựng sketch cơ sở:



2. Dựng sheet cơ sở: công cụ Base Flange (Sheet Metal Toolbar) hoặc Insert / Sheet Metals / Base Flange (Tab):





3. Chọn đường để gấp: công cụ Edge Flange hoặc tương tự




4. Kết quả (gấp và duỗi thẳng):





 
Last edited:
Author
Vâng xin thanks bác đã trả lời .......e cũng nghĩ solid duỗi phôi ra như vậy là đúng nhưng chẳng lẽ khi người công nhân lấy dấu để chém phôi lại phải lấy kích thước lẻ như vậy sao ?? .........liệu lấy lẻ như thế có nhanh và chính xác ko đây là vấn đề em thắc mắc ạ
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Vâng xin thanks bác đã trả lời .......e cũng nghĩ solid duỗi phôi ra như vậy là đúng nhưng chẳng lẽ khi người công nhân lấy dấu để chém phôi lại phải lấy kích thước lẻ như vậy sao ?? .........liệu lấy lẻ như thế có nhanh và chính xác ko đây là vấn đề em thắc mắc ạ
Dựng hình trên SW hay bất kỳ phần mềm nào khác đều chỉ nhằm mục đích thiết kế. Còn khi đưa vào sản xuất thực tế thì đương nhiên vẫn phải hiệu chỉnh lại nhờ kinh nghiệm hoặc thực nghiệm. Mặt khác, trong gia công chế tạo luôn có một khoảng dung sai, bạn căn cứ theo đó để đưa ra kích thước phù hợp.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Vâng xin thanks bác đã trả lời .......e cũng nghĩ solid duỗi phôi ra như vậy là đúng nhưng chẳng lẽ khi người công nhân lấy dấu để chém phôi lại phải lấy kích thước lẻ như vậy sao ?? .........liệu lấy lẻ như thế có nhanh và chính xác ko đây là vấn đề em thắc mắc ạ
Lấy chính xác kích thước thì dù chẵn hay lẻ đều khó và mất thời gian như nhau cậu à!

Trong thực tiễn, rất hay gặp những mâu thuẫn kiểu như thế này. Ví dụ, cậu không thể thiết kế được một chi tiết tròn xoay mà muốn rằng cả đường kính và chu vi của tiết diện tròn đó phải có số đo chẵn cho "đẹp" được! Vả lại, mục đích cuối cùng của một thiết kế là nó phải đáp ứng được mọi yêu cầu mà ta giao cho nó đảm trách. Việc kích thước nội bộ có chẵn hay lẻ đâu có quan trọng gì?
 
Last edited:
Lượt thích: umy
Chào cả nhà. Bài toán trải phôi của chi tiết tấm trong SW sao cho đúng so với công thức " kinh nghiệm" đơn giản thôi. Ví dụ chi tiết gồm một đường gấp, kích thước sau khi gấp của 2 cạnh là 50 và 50 như hình vẽ trên, làm sao khi trải ra phôi là 96 và đường gấp là chính giữa cánh mép 48, chiều dày tôn là 2mm ! Làm như sau, khi bắt đầu vẽ tấm cơ sở Base Flange, ta nhập thông số là thickness = 2, Bend Allowance chọn đúng "Bend Allowance", không nên chọn K Factor( cái này nên chọn khi khai triển mặt côn, nón hay chi tiết có R gấp lớn... kinh nghiệm mà !), nhập vào giá trị là 2( bằng bề dày tấm). Sau đó chuột phải vào icon sheet- metal "ngay phía trên icon của Base Flange vừa tạo", nhập giá trị của Bend Radius là 1( bằng 1/2 chiều dày tấm). Vậy là được rồi.
Tuy nhiên, không phải Bend Allowance lúc nào cũng là = 2 lần thickness, nó tuỳ theo loại tôn. muốn phôi trải ra có kích thước " đẹp", thì chọn BA đẹp là "được".
 
Last edited:
U

ubuntu

Vâng xin thanks bác đã trả lời .......e cũng nghĩ solid duỗi phôi ra như vậy là đúng nhưng chẳng lẽ khi người công nhân lấy dấu để chém phôi lại phải lấy kích thước lẻ như vậy sao ?? .........liệu lấy lẻ như thế có nhanh và chính xác ko đây là vấn đề em thắc mắc ạ
Theo tôi thấy và đã làm những sản phẩm cần độ chính xác cao về kích thước hình học sau nguyên công chấn tạo góc thì vẫn cần tới những kích thước lẻ này.

Ngày trước khi còn làm những đồ đó, công nhân cầm bản vẽ tôi đưa, họ không hiểu gì vì tôi lấy chuẩn ở một cạnh rồi các cạnh khác cứ theo cạnh chuẩn mà theo ở cả hai mặt ( Vì có cái phải chấn cả hai chiều) và có cả cách chấn đường nào trước, đường nào sau theo từng nút.

Có hôm tôi ngồi xe Bus nhìn thấy đường đi trên tuyến đường gồm các chấm đen và tên từng đường, tôi lại cười một mình.

Đúng là lúc đầu công nhân họ không quen mình phải tận tình chỉ bảo từng tý một, nhưng khi làm được thì họ hiểu và lần sau cứ thế mà làm không phải hỏi lại nữa.

Bạn có tin không ở một công ty ( Xin miễn hỏi nó ở đâu và làm gì nhé) ở ngay khâu đầu tiên khi cắt phôi thô trước khi qua nguyên công chấn tạo góc thì mỗi công nhân cầm một thước cặp có độ chính xác 0,02 mm và sau 10 - 20 lần cắt họ lại phải kiểm tra lại kích thước phôi một lần. Và lâu dần công nhân họ quen với công việc đó và đó là cách khẳng định sản phẩm của họ. Và giờ sản phẩm của họ không bị khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng tới.

Cái này tôi và bạn vẫn ngày ngày phải học các lớp đi trước, nó là kinh nghiệm rất quý đấy.

Chúc bạn thành công, xin cảm ơn các bác đã cho em những kinh nghiệm quý báu.
 
Author
Thanks anh VTS rất nhiều ạ .............hi hi anh giải bài toán em thắc mắc hay wua .....chắc công ty anh chuyên vẽ thép tấm bằng solidwork phải ko ạ ???
 
Top