Xin giúp em câu hỏi về gá đặt chi tiết gia công

Author
Em đang học Công Nghệ Chế Tạo Máy 1. Hôm đi học vào bài học thầy giáo có đưa cho câu hỏi bảo về suy nghĩ nhưng em vẫn chưa nghĩ ra được nay nhờ các anh Pro chỉ giáo giúp:
1- Khi gá đặt chi tiết gia công thì có khi nào quá trình kẹp chặt lại xảy ra trước quá trình định vị ko?
2- Mặt phẳng là khống chế 3 bậc tự do nhưng có lúc lại chỉ khống chế được 1 bậc tự do, và trong trường hợp nào thì như vây?
Mai em kiểm tra giữa kỳ rồi mà thầy hỏi các câu này thì toi mất. Mong các anh chỉ giáo giúp em.
Thanks all.
 
Last edited:

thanh hao

<b>Giải nhất vòng 2 cuộc thi NPD11 năm 2010</b>
Ðề: Xin giúp em câu hỏi về gá đặt chi tiết gia công

theo ý kiến mình thì thế này nhé:
1: Quá trình định vị bao giờ củng xãy ra trước quá trình kẹp chặt cả, hoặc vừa định vị vừa kẹp chặt ( Mâm cặp), bạn thữ nghỉ nếu đã kẹp chặt thì làm sao mà sữa được nữa, nhưng trong thực tế thì chắc sẻ có những vấn đề khác nữa
2: Theo quy tắc 6 bậc tự do thì mặt phẳng định vị 3 bậc tự do.
nhưng củng có 1 số trường hợp nó là 1 bậc tự do:
- khi 1 chi tiết mà đã được định vị ở mặt đáy 3 bậc tự do thì khi định vị bằng mặt phẳng của các mặt còn lại của chi tiết thì số bậc tự do sẻ giảm dần xuông 2, rồi 1
- khi chi tiết đã định vị đủ 5 bậc tự do rồi, nhưng để khống chế 1 bậc tự do tịnh tiến còn lại người ta có thể dùng mặt phẳng, lúc này mặt phẳng sẻ có 1 bậc tư do
 
Ðề: Xin giúp em câu hỏi về gá đặt chi tiết gia công

Theo mình thì:
- không thể xẩy ra trường hợp kẹp chặt xảy ra trước quá trình định vị. bao giờ cũng định vị rồi mới kẹp chặt
- mặt phẳng khống chế một bậc tự do khi mặt phẳng đó quá nhỏ so với bề mặt định vị có thể xem bề mặt đó như là một điểm.
 
Author
Ðề: Xin giúp em câu hỏi về gá đặt chi tiết gia công

Em cũng nghĩ là khi đã kẹp chặt rồi tức chi tiết cố định thì làm sao dịch chuyển được nữa mà định vị ah. Nhưng em đọc sách thì họ bảo là quá trình định vị thường xảy ra trước quá trình kẹp chặt, tức là vẫn có trường hợp ngược lại phải không anh. Nhưng e lại ko biết khi nào nữa.
 
Ðề: Xin giúp em câu hỏi về gá đặt chi tiết gia công

Nhọc rồi. em đọc định nghĩa định vị và kẹp chặt đi đã. ở đây em đang hiểu sai của hai ý nghĩa đó rồi
 
T

thanhhhungpro

Ðề: Xin giúp em câu hỏi về gá đặt chi tiết gia công

Chào bạn.
Mình nhớ trước đây mình cũng gặp phải câu hỏi này. Nếu không nhầm thì như sau
Thường thì quá trình định vị xảy ra trước quá trình kẹp chặt (lý thuyết), nhưng trong thực tế VD như trong quá trình phay, ở những máy có Êto cũ thì quá trình kẹp chặt lại xảy ra trước quá trình định vị
 
Ðề: Xin giúp em câu hỏi về gá đặt chi tiết gia công

Chào bạn.
Mình nhớ trước đây mình cũng gặp phải câu hỏi này. Nếu không nhầm thì như sau
Thường thì quá trình định vị xảy ra trước quá trình kẹp chặt (lý thuyết), nhưng trong thực tế VD như trong quá trình phay, ở những máy có Êto cũ thì quá trình kẹp chặt lại xảy ra trước quá trình định vị
Mình thấy trường hợp cái Êto mà bạn nói như vây không đúng lắm. Mình nghĩ trong trường hợp này sẽ có 2 khả năng hoặc là họ tiến hành gia công theo phương pháp Rà gá hoặc là sản phẩm của họ sau khi gia công sẽ được gọi là Phế phẩm. Chứ cái này không thể nói là kẹp chặt trước định vị được.
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Xin giúp em câu hỏi về gá đặt chi tiết gia công

Em đang học Công Nghệ Chế Tạo Máy 1. Hôm đi học vào bài học thầy giáo có đưa cho câu hỏi bảo về suy nghĩ nhưng em vẫn chưa nghĩ ra được nay nhờ các anh Pro chỉ giáo giúp:
1- Khi gá đặt chi tiết gia công thì có khi nào quá trình kẹp chặt lại xảy ra trước quá trình định vị ko?
2- Mặt phẳng là khống chế 3 bậc tự do nhưng có lúc lại chỉ khống chế được 1 bậc tự do, và trong trường hợp nào thì như vây?
Mai em kiểm tra giữa kỳ rồi mà thầy hỏi các câu này thì toi mất. Mong các anh chỉ giáo giúp em.
Thanks all.
1-Không bao giờ .Vấn đề này từng được đưa ra phân tích đầy đủ trên diễn đàn rồi , em tìm kĩ lại nhé.
2-Câu này hỏi cũng chưa rõ ràng ( mặt phẳng là khống chế 3 bậc tự do..) . Có nhiều trường hợp người ta chỉ định vị 1 bậc tự do với mặt phẳng ,VD : 1 chi tiết trụ có mặt đầu phẳng trên 1 khối V , mặt đầu được định vị bằng 1 chốt --> hạn chế 1 bậc tự do tịnh tiến dọc trục. ( tất nhiên còn tính cả khối V định vị vào mặt trụ ngoài nữa nhé ..)
 
Last edited:
Ðề: Xin giúp em câu hỏi về gá đặt chi tiết gia công

- bao giờ cũng định vị trước mới kẹp chặt bạn à không thể xảy ra trường hợp ngược lại
- trong không gian chi tiết có tối đa 6 bậc tự do mặt phẳng chỉ khống chế 1 bậc tự do khi 5 bậc còn lại đã bị khống chế
ví dụ : trong hệ trục tọa độ oxyz : mặt phẳng xoy khổng chế 3 bậc tự do,mặt phẳng xoz khống chế 2 bậc tự do 1 còn yoz sẽ khống chế bậc tự do
 
Author
Ðề: Xin giúp em câu hỏi về gá đặt chi tiết gia công

Các anh có thể giải thích giùm em với như ở trong trường hợp như hình vẽ này thì khi ta cặp sâu chi tiết vào mâm cặp 3 chấu tự định tâm thì mặt phẳng chỉ khống chế được 1 bậc tự do và ta cặp nông thì mặt phẳng lại khống chế được 3 bậc tự do ah?
Em vẫn chưa nghĩ ra. Mong các anh chỉ giúp em với.
Thanks all.

 
Last edited:
Ðề: Xin giúp em câu hỏi về gá đặt chi tiết gia công

Bạn vẽ hai trường hợp đó là một rồi. đều gá chấu trái. thì làm gì có hai chấu khác nhau vậy bạn (hình dưới) chỉ có gá trường hợp trên thôi lấy đâu ra chấu gá như hình dưới. bạn vẽ ra để hởi đó chứ. những cái này tài liễu có viết rồi mà người ta quy định cho rồi, đọc sách đi thôi
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Xin giúp em câu hỏi về gá đặt chi tiết gia công

Các anh có thể giải thích giùm em với như ở trong trường hợp như hình vẽ này thì khi ta cặp sâu chi tiết vào mâm cặp 3 chấu tự định tâm thì mặt phẳng chỉ khống chế được 1 bậc tự do và ta cặp nông thì mặt phẳng lại khống chế được 3 bậc tự do ah?
Em vẫn chưa nghĩ ra. Mong các anh chỉ giúp em với.
Thanks all.

Với hình trên :
Khi gá kẹp, đẩy chi tiết sát vào mâm cặp rồi bắt đầu cặp chi tiết .Mặt đầu bị hạn chế 3 bậc tự do còn mặt trụ ngắn do kẹp nông nên chỉ khống chế 2 bậc tịnh tiến mà thôi.

Với hình dưới:
Do kẹp sâu , mặt trụ ngoài dài nên bị hạn chế 4 bậc tự do .Mặt đầu không thể tiếp xúc hoàn toàn cả 3 điểm nhô ra xa nhất được nên chỉ hạn chế 1 bậc tịnh tiến dọc trục thôi.

*Vậy nguyên nhân căn bản là gì? Chính là do có độ đảo mặt đầu của chi tiết trụ và sai số chế tạo của mâm cặp. Nếu giả sử mâm cặp chế tạo chính xác dưới 0.005 và chi tiết cũng vậy, thì ở hình dưới vẫn có thể định vị 3 bậc tự do ( trong đó có 2 bậc trùng-siêu định vị ) mà chi tiết và đồ gá vẫn không hư hỏng .
Ở các nhân khuôn chính xác như khuôn điện thoại, laptop...em có thể thấy rất rõ điều này.

Rất vui và hoan nghênh những bạn với những câu hỏi có ham thích, có suy nghĩ đào sâu tìm hiểu như thế! Mong em phát huy!
 
Last edited:

nds

Member
Ðề: Xin giúp em câu hỏi về gá đặt chi tiết gia công

Mình nghĩ 2 trường hợp mà bạn nêu ra nó cung giống như ta định vị trên 2 khối V ngắn và dài có 1 mặt phẳng chặn đầu thôi,bạn hình dung vf suy luận nhé!
 
Ðề: Xin giúp em câu hỏi về gá đặt chi tiết gia công

Em đang học Công Nghệ Chế Tạo Máy 1. Hôm đi học vào bài học thầy giáo có đưa cho câu hỏi bảo về suy nghĩ nhưng em vẫn chưa nghĩ ra được nay nhờ các anh Pro chỉ giáo giúp:
1- Khi gá đặt chi tiết gia công thì có khi nào quá trình kẹp chặt lại xảy ra trước quá trình định vị ko?
2- Mặt phẳng là khống chế 3 bậc tự do nhưng có lúc lại chỉ khống chế được 1 bậc tự do, và trong trường hợp nào thì như vây?
Mai em kiểm tra giữa kỳ rồi mà thầy hỏi các câu này thì toi mất. Mong các anh chỉ giáo giúp em.
Thanks all.
1- Khi gá đặt chi tiết gia công thì có khi nào quá trình kẹp chặt lại xảy ra trước quá trình định vị ko?
- Về lý thuyết thì quá trình định vị luôn trước quá trình kẹp chặt, nhưng trong thực tế có những trường hợp phải kẹp chặt trước quá trình định vị.
VD: Một vật được định vị theo mặt xoy sau đó kẹp chặt để định vị tiếp theo trục z. Hoặc trong quá trình gia công của các bác thợ già nhiều kinh nghiệm thì có một số trường hợp phải kẹp chặt trước.
2- Mặt phẳng là khống chế 3 bậc tự do nhưng có lúc lại chỉ khống chế được 1 bậc tự do, và trong trường hợp nào thì như vây?
- Trong trường hợp 2 bậc tự do còn lại đã được không chế.
VD: Như trường hợp mâm cặp máy tiện khi cặp sâu.

PS: Ai bảo em sai em cứ lôi cái thuyết tương đối ra cho anh:)
 
Ðề: Xin giúp em câu hỏi về gá đặt chi tiết gia công

với hình trên :
Khi gá kẹp, đẩy chi tiết sát vào mâm cặp rồi bắt đầu cặp chi tiết .mặt đầu bị hạn chế 3 bậc tự do còn mặt trụ ngắn do kẹp nông nên chỉ khống chế 2 bậc tịnh tiến mà thôi.

Với hình dưới:
Do kẹp sâu , mặt trụ ngoài dài nên bị hạn chế 4 bậc tự do .mặt đầu không thể tiếp xúc hoàn toàn cả 3 điểm nhô ra xa nhất được nên chỉ hạn chế 1 bậc tịnh tiến dọc trục thôi.

*vậy nguyên nhân căn bản là gì? Chính là do có độ đảo mặt đầu của chi tiết trụ và sai số chế tạo của mâm cặp. Nếu giả sử mâm cặp chế tạo chính xác dưới 0.005 và chi tiết cũng vậy, thì ở hình dưới vẫn có thể định vị 3 bậc tự do ( trong đó có 2 bậc trùng-siêu định vị ) mà chi tiết và đồ gá vẫn không hư hỏng .
ở các nhân khuôn chính xác như khuôn điện thoại, laptop...em có thể thấy rất rõ điều này.

Rất vui và hoan nghênh những bạn với những câu hỏi có ham thích, có suy nghĩ đào sâu tìm hiểu như thế! Mong em phát huy!
vậy cho em hỏi .khi gia công các mặt phẳng đáy lớn hình hộp chữ nhật .chi tiết được định vị và kẹp chặt trên êto.khi đó mặt phẳng đáy có diện tích lớn nhất khống chế 3 bậc tự do.mặt cạnh tiếp xúc má tĩnh khống chế 2 bậc tự do.nhưng khi kẹp chặt chiều lực kẹp lại hướng vào bề mặt định vị phụ(mặt cạnh) như vậy là sai nguyên tắc kẹp chặt.có thể giải thích trường hợp này giúp em được không?
 
Last edited:
Top