Xin hỏi ý nghĩa thông số Yield Strength trong CosmosXpress

  • Thread starter ckbkut
  • Ngày mở chủ đề
C

ckbkut

Author
Mình dùng cosmosXpress trong sw08 để tính bền,kết quả cuối cùng cho 1 cột đơn vị là N/m2 và ---> yield strength....Ai có kinh nghiệm về cosmosXpress xin chỉ giúp mình cột đơn vị là N/m2 là gì và yield strength ý nghĩa ra sao?Mình xin cám ơn.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Xin hỏi ý nghĩa thông số Yield Strength trong CosmosXpress

Mình dùng cosmosXpress trong sw08 để tính bền,kết quả cuối cùng cho 1 cột đơn vị là N/m2 và ---> yield strength....Ai có kinh nghiệm về cosmosXpress xin chỉ giúp mình cột đơn vị là N/m2 là gì và yield strength ý nghĩa ra sao?Mình xin cám ơn.
Yeld strength nghĩa là ứng suất chảy dẻo, đơn vị đo là cường độ lực trên đơn vị diện tích (theo hệ SI là N/m^2). Thông số này thể hiện độ bền của vật liệu dẻo.

Với một vật làm bằng vật liệu rắn bất kỳ, khi ta tác động ngoại lực thì vật sẽ biến dạng, quan hệ này diễn ra như sau:

Đầu tiên: tác động lực thì vật biến dạng, lực càng lớn thì biến dạng càng lớn. Để chống lại sự biến dạng, vật liệu sinh ra áp suất phản kháng tương đương với áp suất ngoại lực, được xác định bằng lực trên diện tích tác động. Áp suất phản kháng trong lòng vật liệu được gọi là ứng suất.

Nếu ta giảm ngoại lực, thì biến dạng giảm và ứng suất cũng giảm tương ứng. Đây là giai đoạn vật liệu ở trong miền đàn hồi. Nếu đi sâu phân tích, ta thấy vật liệu nói chung không đàn hồi tuyệt đối, tức là nếu hoàn toàn triệt tiêu ngoại lực thì vật liệu không trở về chính xác trạng thái hình học ban đầu. Cần phải có một thời gian nhất định tùy thuộc vào từng loại vật liệu thì nó mới hoàn toàn phục hồi hình dạng. Người ta gọi sự chậm trễ này là "độ trễ".

Tiếp theo: nếu ta tiếp tục tăng ngoại lực thì xảy ra 2 trường hợp:

a: Vật liệu bị phá hủy đột ngột khi ứng suất vượt quá 1 giới hạn nào đó. Người ta gọi đây là vật liệu giòn và ứng suất giới hạn mà nó bị phá hủy được gọi là ứng suất bền hoặc giới hạn bền.

Vật liệu giòn thực tế mà ta hay gặp là gang, gốm sứ, thủy tinh (không đúng lắm)...

b: Vật liệu biến dạng đến mức không thể phục hồi hình dạng khi ta bỏ ngoại lực, đó là biến dạng dẻo. Vật liệu như vậy gọi là vật liệu dẻo và ứng suất tương ứng với việc xuất hiện trạng thái biến dạng dẻo được gọi là ứng suất dẻo hoặc giới hạn chảy và đây cũng chính là giới hạn bền của vật liệu dẻo (dù chưa bị phá hủy nhưng khi nó bị chảy dẻo thì cũng coi như hỏng).

Vật liệu dẻo mà ta thường sử dụng là thép, đồng, chì... Như vậy, ta lưu ý rằng vật liệu dẻo thì có thể áp dụng các phương pháp gia công áp lực để tạo hình, còn vật liệu giòn không dùng cách này được (dù rằng có loại gang được gọi là "gang dẻo").

Một lưu ý nữa là vật liệu dẻo thường là mềm, nhưng không phải cứ vật liệu mềm thì là dẻo. Ví dụ như cao su, nó đàn hồi rất tốt và hầu như không bị biến dạng dẻo, do nó hầu như không có tính dẻo. Về bản chất, nó được tính toán như vật liệu giòn nhưng có khả năng biến dạng đàn hồi rất cao.
 
C

ckbkut

Author
Ðề: Xin hỏi ý nghĩa thông số Yield Strength trong CosmosXpress

Cám ơn bạn nhìu lắm. but cho mình hỏi thêm là để biết kết cấu của mình kiểm bền có bền hay không thì dựa vào kết quả thông số yield streng để so sánh với ứng suất cho phép của vật liệu phải không bạn? còn các kết quả nằm ở 1 cột nhiều màu sắc khác nhau phía trên chữ yield streng dùng để làm j vậy ban? cám ơn bạn nhiu` nhiu` nha!:3:
 
Last edited by a moderator:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Xin hỏi ý nghĩa thông số Yield Strength trong CosmosXpress

Cám ơn bạn nhìu lắm. but cho mình hỏi thêm là để biết kết cấu của mình kiểm bền có bền hay không thì dựa vào kết quả thông số yield streng để so sánh với ứng suất cho phép của vật liệu phải không bạn? còn các kết quả nằm ở 1 cột nhiều màu sắc khác nhau phía trên chữ yield streng dùng để làm j vậy ban? cám ơn bạn nhiu` nhiu` nha!:3:
Cậu cần phải học môn SỨC BỀN VẬT LIỆU để biết phải giải những bài toán gì, giải như thế nào và kết quả thu được có ý nghĩa ra sao. Trên cơ sở đó, cậu sẽ phải hiệu chỉnh lại thiết kế để có 1 giải pháp kinh tế-kỹ thuật; tức là căn cứ vào các kết quả tính toán đó và đối chiếu với nhiệm vụ thiết kế mà sửa đổi lại thiết kế (kết cấu, vật liệu...) sao cho vừa đủ bền chứ không thừa và đặc biệt là không bị hư hỏng trong khi sử dụng.

Cosmos là phần mềm hỗ trợ thiết kế, giúp cậu giải nhanh chóng và chính xác những bài toán nêu trên. Như vậy, để sử dụng nó, cậu không những cần phải có kiến thức về SỨC BỀN VẬT LIỆU mà còn phải có kỹ năng sử dụng phần mềm này nữa. Cậu không thể vừa dùng vừa hỏi những điều sơ đẳng mãi được, ít nhất cậu cũng cần có những kiến thức như tớ nêu trên:

  1. Học SBVL thật tốt ở trường Đại học kỹ thuật, hoặc mua sách về tự học.
  2. Học Cosmos tại đây: http://meslab.org/mes/showthread.php?t=6112
 
Last edited:
Top