Vẽ chai nhựa bằng ProE

Author
Hứa với anh em viết bài về gia công nhưng tuần này bận quá, máy tính lại có chút vấn đề nên chưa viết được

Gửi anh em bài hướng dẫn vẽ cái chai nhựa bằng ProE, cái chính là để anh em ôn tập các công cụ dựng hình trong ProE thôi



http://www.mediafire.com/?liytmdkyajj
 
Anh Hoang_Khuong cho em hỏi mấy cái hàm (như cái đáy chai trong ví dụ của anh) trong sản xuất sản phẩm thực tế thì mình lấy ở đâu (khách hàng đưa hay mình phải tự tính ra, nếu tự tính thì mình phải dựa vào các thông số nào). Như các hàm bên vẽ cánh quạt thì em biết là có được do sự tính toán về khí động học, còn các sản phẩm dân dụng này thì em vẫn đang thắc mắc.
Cảm ơn anh trước.
 
Author
Cũng tùy bạn à, nhưng cách xây dựng từ hàm toán học xem ra rất khó áp dụng trong thực tế vì không phải ai cũng giỏi toán, tất nhiên những thiết kế chính xác của những công ty lớn thì chắc nó được dùng nhiều.Mình có biết 1 người cũng từng dùng phương trình toán học để dựng hình nhưng bí quyết họ chẳng chỉ cho mình đâu (phải nghiên cứu dữ lắm mới được như thế mà)

Cách đo và vẽ lại mình thấy thường được dùng trong thực tế nhiều hơn vì Việt Nam chủ yếu thiết kế lại những cái đã có mà (là theo hiểu biết của mình thôi).Nguyên tắc chung là từ những điểm dựng lên những đường, rồi từ đường tạo thành mặt sau đó ghép lại, cắt xén...Cho nên trong ProE lệnh Boundary Blend và merge dùng rất nhiều.

Mình thấy câu hỏi của bạn Hoangcokhi rất hay và thực tế, mong các bạn tiếp tục đóng góp ý kiến để cùng nhau học hỏi và tiến bộ
 
D

dangthanh_spk

chưa thấy chai nhựa nào ở ngoài mà dùng hàm để vẽ hết. Về lý thuyết thì thấy có tại vì khi dùng hàm để vẽ thì rất thú vị, nhưng ở đây chỉ là hinh vẽ đẹp thôi. Chai của anh Hoang Khuong thoạt nhìn thì thấy nó hơi giống chai Cocacola (chai lớn) nhưng khi vẽ xong và nhìn lại thì không phải (đáy chai). Hơn nữa việc nghiên cứu đc hàm để vẽ đã là chua rồi thế nhưng còn yêu cầu khác nữa ví dụ như thể tích, khối lượng....

Bởi vậy nên khi vẽ hãy cứ dùng những lệnh căn bản như Boundary, Merge, Trim, Intersect..... là ok rồi. Cao bài hơn thì Style...Chứ hỏi thật mấy ai khi thiết kế mà ngồi nghĩ ra hàm toán học cho hình dạng mà mình sẽ thiết kế, có chăng là vẽ lại để cho biết là có cách dùng hàm để vẽ hình dạng. Góp ý chân thành.Thân
 
Mình thấy trong những trường hợp khó thì thường làm mẫu trước (người đặt hàng làm mẫu trước có thể là gỗ hay những gì mềm làm mẫu được) sau đó dùng thiết kế ngược để tao mẫu 3D --> chỉnh sửa tao kiểu dáng công nghiệp ---> tạo khuôn.
 
V

viet_auto_tech

Thiết kế chân chai nhựa mà dùng hàm thì rất là xấu,bởi hàm số luôn có quy luật,vẽ như vậy sẽ làm chân chai bị nhọn.....để khắc phục ta có thể dùng Datum Graph,....việc chỉnh sửa cũng dễ dàng hơn....hoặc dùng các lệnh cơ bản khác....
 
Last edited by a moderator:
Hì, ở đây không phải là em chỉ hỏi cho trường hợp cái chai này không. Em muốn hỏi những trường hợp tương tự trong thực tế kìa.
Lúc học thực hành Proe, nhiều trường hợp người ta hướng dẫn vẽ bằng hàm toán học (như tài liệu hướng dẫn của PTCvề vẽ cái can đó) nhưng em thắc mắc là các hàm đó từ đâu ra. Vì chưa có kinh nghiệm làm việc trong thực tế về vấn đề này nên em muốn biết trong thực tế thì bên đặt hàng chỉ mô tả hình dạng cho người thiết kế hay họ cung cấp các thông số chi tiết về sản phẩm đó luôn.

Anh viet_auto_tech cố gắng viết có dấu nhé
 
S

slab

Tất nhiên mấy cái hàm đó dựa trên suy nghĩ của người thiết kế mà sáng tạo ra thôi, hay do vài nguyên nhân khác( như khí động học gì đó,...:52:). Việc thiết kế sản phẩm mới thì người thiết kế ít bị gò bó nên họ có thể sử dụng bất kì công cụ vẽ để đạt được mục đích.
Còn khi bạn copy một sản phẩm sẵn có, thì dựa vào những phép đo điểm, dựng curve, dựng mặt, thì lúc đó lấy hàm đâu ra mà, làm sao mà biết được hàm của người ta!:21:
 
D

dangthanh_spk

A, còn phần ren chai lẽ ra nên vẽ ren 3 đầu mối chứ nhỉ. Anh Hoang Khuong sửa lại tí đỉnh phần ren đi, chứ nếu khát nước mà mở hết phần ren 1 đầu kia chắc "weo" quá. Hiii (i'm joking). Thân
 
D

dangthanh_spk

Chắc anh Hoang Khuong cũng bận, thôi thì mình viết sơ về ren 3 đầu mối cho anh em, ai chưa biết thì có thể xem thêm. Chứ thực tế ren cổ chai nước là ren 2 hay là 3 đầu mối.

Tại sao phải dùng ren nhiều đầu mối?
Có lẽ ren nhiều đầu mối sẽ tiện hơn khi lắp, ở đây là chai nước thì tiện lợi hơn (nhanh hơn, dễ dàng hơn..) khi vặn nắp chai vào hoặc tháo nắp chai ra. Và nếu như có dính tí cát vào phần ren thì nó cũng dễ dàng thoát ra được theo đường xoắn của 1 ren (độ nghiêng 1 đường ren (thân chai) trong ren n đầu mối sẽ gấp n lần ren 1 đầu mối(thân chai)khi ta chọn bước ren cho nắp để lắp là cố định (hơi khó hiểu hen, nhưng khi vẽ là hiểu thôi).

Vẽ thôi : các bạn nào chưa biết chịu khó tí hen ( không post hình đc hheehhee )
1.Nhớ : khi vẽ ren kiểu này chúng ta nên vẽ Surface để tiện thao tác (trim, merge, thicken...)
2. Revolve biên dạng cổ chai ( để tạo ren trên cổ chai này).ok
3.Tạo ren bằng Helical Sweep (Surface), vẽ ren phải nha mà cái này tùy các bạn thôi, ren trái cũng đc (ở đây chỉ vẽ cho biết thôi). Các thao tác tạo ren Helical chắc các bạn nắm hết nên mình không nói thêm.
Note : Khi vẽ đến phần Profile của ren bạn không chỉ vẽ 1 đường thẳng theo đường sinh cổ chai mà bạn phải vẽ thêm 2 đường phụ nữa. Hai đường này : đường thứ nhất bắt đầu từ phía trong cổ chai đi ra và bắt với đường Profile thẳng theo đường sinh, đường thứ 2 bắt đầu từ điểm kết thúc của đường Profile nằm trên đường sinh và hất ngược lại vào bên trong cổ chai. Sau đó round 2 góc tạo bởi đường Profile thẳng với 2 đoạn thẳng vừa vẽ với r=tùy bạn (tương đối nha). Nhớ thêm điều này nữa :Bạn phải thay đổi điểm Start point trở về điểm đầu của đoạn thứ nhất.Việc làm này giúp cho đường ren của bạn good hơn và đúng bài hơn.Xong và tất cả 3 đoạn đó mới chính thức gọi là Profile của ren. .
Tiếp theo các bạn vẽ Section cho ren (thường là nữa tròn hay tùy bạn).
Bạn cứ vẽ ren 1 đầu mối bình thường, bạn cứ chọn bước sao cho thấy được là được. Bạn nhớ Preview thử nha. Nếu bạn thấy ren của mình ok rồi thì : Bạn chỉnh sửa lại bước ren.Giả sử bước ren hiện tại của bạn là a, thì khi bạn vẽ ren n đầu mối thì bạn chọn lại bước ren là n*a. Xong bạn Preview sẽ thấy đc một mối ren.

Tiếp theo bạn sẽ copy và paste phần ren đó và pattern theo axis n cái quay hết vòng 360 độ.

Sau đó bạn tiến hành Merge từng ren với phần cổ chai. Chú ý phần nào cần giữ lại nha. Sau đó bạn sẽ thấy còn lại 1 ren ban đầu, bạn tạo layer và ẩn nó đi, save status lại là ok.

Như vậy là bạn đã có đc ren 3 đầu mối cho cổ chai của bạn rồi. Chúc các bạn thành công. Chắc có hình sẽ dễ hơn.Hiiii.Thân
 
Author
Cám ơn bạn dangthanh_spk nhé, (nhưng nếu bạn chụp hình cho anh em xem thì mình sẽ cám ơn bạn lần nữa, hi hi :5:)
Thật ra ren của mình vẽ đến đây chưa xong vì phần đầu nó còn "bén", bạn có thể dùng lệnh Sweep để tạo ra phần đầu cho nó hợp lí hơn (giống như cách mình làm cho những đường trang trí phần thân phía trên của chai đó)
 
S

slab

Bạn Hoangkhuong vẽ ren mà có Profile như bạn dangthanh_spk nói thì đầu ren nó chìm dần vào phía trong chai, sẽ không bị bén; cần gì phải vẽ thêm lệnh Sweep làm gì chứ
 
Last edited by a moderator:
A, còn phần ren chai lẽ ra nên vẽ ren 3 đầu mối chứ nhỉ. Anh Hoang Khuong sửa lại tí đỉnh phần ren đi, chứ nếu khát nước mà mở hết phần ren 1 đầu kia chắc "weo" quá. Hiii (i'm joking). Thân
Có cái chai nào mà có ren 3 đầu mối đâu bạn? Vẫn chỉ là một đầu mối thôi, nếu bạn có nhìn thấy mấy cái ren trên cổ chai Pet loại như vậy thường được cắt ra thành từng đoạn.

P/S: Cho tớ note thêm một tẹo về quy trình sản xuất (của cái chai này :21: ném đá Hoang_Khuong phát): Người ta phải dùng 2 bộ khuôn và 2 công nghệ mới sản xuất được đấy.
- Tạo phôi: Công nghệ ép phun, dùng khuôn ép phun, nguyên liệu là nhựa PET (lạy các hồn, làm ơn đọc là Pi Y Ti cho con nhờ nhé, đừng đọc là pét!). Sản phẩm sau quá trình ép phun chính là phôi cho quá trình sản xuất chai.
- Sản xuất chai: Dùng phôi của quá trình tạo phôi.... Gia nhiệt, đưa vào dây chuyền thổi (Phải dùng khuôn thổi - tất nhiên). Rồi blah blah blah..... Ra chai.

Bác Hoàng Khương đừng ném đá lại nhá :21:
 
Author
Bạn Hoangkhuong vẽ ren mà có Profile như bạn dangthanh_spk nói thì đầu ren nó chìm dần vào phía trong chai, sẽ không bị bén; cần gì phải vẽ thêm lệnh Sweep làm gì chứ
Vì mình chưa vẽ được kiểu đó nên vẽ đỡ bằng kiểu này vậy đó mà
 
Author
Có cái chai nào mà có ren 3 đầu mối đâu bạn? Vẫn chỉ là một đầu mối thôi, nếu bạn có nhìn thấy mấy cái ren trên cổ chai Pet loại như vậy thường được cắt ra thành từng đoạn.

P/S: Cho tớ note thêm một tẹo về quy trình sản xuất (của cái chai này :21: ném đá Hoang_Khuong phát): Người ta phải dùng 2 bộ khuôn và 2 công nghệ mới sản xuất được đấy.
- Tạo phôi: Công nghệ ép phun, dùng khuôn ép phun, nguyên liệu là nhựa PET (lạy các hồn, làm ơn đọc là Pi Y Ti cho con nhờ nhé, đừng đọc là pét!). Sản phẩm sau quá trình ép phun chính là phôi cho quá trình sản xuất chai.
- Sản xuất chai: Dùng phôi của quá trình tạo phôi.... Gia nhiệt, đưa vào dây chuyền thổi (Phải dùng khuôn thổi - tất nhiên). Rồi blah blah blah..... Ra chai.

Bác Hoàng Khương đừng ném đá lại nhá :21:
Đã nói trước là chủ yếu để các bạn mới học làm quen lệnh dựng hình trong ProE thôi mà.Thật ra mình còn yếu về công nghệ lắm vì chưa hề làm qua lần nào.Có gì các bác giúp thêm nhá

Mà sao phải đọc là Pi Y Ti hả bác, mình thấy thiên hạ đọc là PET không hà (mình cũng vậy, cho nó lẹ miệng)
 
Last edited:
Trước giờ em chưa biết post hình sẵn tiện em tập cách post hình luôn nha mấy bác


phôi pet bình nước suối

phôi pet chai nước suối

phôi pet hũ miệng rộng
 
Last edited:
Cảm ơn tungle nhé... minh họa rõ ràng lắm!
Bạn chịu khó kiếm thêm hình dây chuyền thổi P E T nữa cho anh em tham khảo nhé, thanks again!
@Hoang_Khuong: Dân Việt tụi mình với nhau đọc kiểu gì anh em cũng hiểu thôi.... Tớ vẫn muốn đem chuông đi......... xuất khẩu nên khuyên anh em một tẹo thôi ấy mà.
 
Last edited:
Top