B

bk2006

Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Cháu chào chú DCL và mọi người. Cháu một người đã tiếp xúc với SW cũng gọi là được một thời gian. Cũng đã học và làm theo nhiều tutorial khác nhau. Nhưng nhận xét chung thì cháu thấy các tutorial đó chỉ hướng dẫn về cách sử dụng lệnh chứ chưa dạy về các tư duy dựng hình ( có thể cháu chưa được đọc về các hướng dẫn đó). Vậy nên mặc dù biết sử dụng kha khá lệnh nhưng tư duy dựng hình cháu vẫn kém. Vậy nên cháu mạo muội hỏi chú có thể chia sẻ một vài kinh nghiệm khi chú tư duy vẽ cách hình phức tạp thì các bước làm chú suy nghĩ như thế nào ? Ví dụ cụ thể ở đây là hình mà cháu thấy chú đã vẽ và chia sẻ trên diễn đàn : [ANH]D1F8_4F4C418F[/ANH] Cảm ơn chú nhiều
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Nhờ bác DCL và các anh chị em trong box giúp đỡ em phân khuôn chi tiết sau , càng cụ thể càng tốt , em làm mãi mà ko được , em xin cảm ơn nhiều nhiều.
Đây là hình ảnh sản phẩm

còn đây là file em vẽ bằng solidworks 2012
http://www.mediafire.com/?cuwm291ccaj67fn
Khi thiết kế một sản phẩm cơ khí, ta thường căn cứ (xuất phát) từ công năng sử dụng của sản phẩm để lựa chọn vật liệu và xây dựng hình dạng sao cho đáp ứng được các yêu cầu sử dụng. Sau đó, ta tiếp tục nghiên cứu, phân tích để hiệu chỉnh thiết kế sao cho nó có thể được chế tạo với chi phí nhỏ nhất, bao gồm những thay đổi kết cấu và vật liệu sao cho gọn nhẹ và rẻ nhưng vẫn đủ bền và phương pháp gia công chế tạo khả thi trong điều kiện cụ thể.

Có một định nghĩa hơi xốc, nhưng rất đúng (mà tớ quên tên tác giả): "kỹ sư giỏi là người làm ra thứ mà thằng ngốc nào cũng làm được, nhưng rẻ hơn!"

Căn cứ vào sản phẩm mà cậu muốn làm là cái vành xe máy (the Rim), ta có thể tạm thời lựa chọn như sau:

1. Vật liệu: Một loại Nhôm hợp kim. Lựa chọn này để đảm bảo khả năng chịu lực và va đập tương đối cao, trọng lượng thấp, không rỉ trong điều kiện bình thường, giá hợp lý...

2. Phương pháp chế tạo: Đúc áp lực + gia công cơ khí. Lựa chọn pp đúc vì ta không nên cắt tấm nhôm đặc để lấy một lượng vật liệu ít ỏi. Lựa chọn thêm các nguyên công cắt gọt vì ta không nên tìm giải pháp đúc siêu tinh xác với chi phí quá cao. Ta thấy lỗ lắp bi và rãnh lắp lốp đòi hỏi độ đồng tâm khá cao và kích thước khá chính xác mà phương pháp đúc áp lực thông thường không thể đáp ứng, vậy thì bổ sung thêm các công đoạn tiện đơn giản cho những đặc điểm kể trên sau khi đã tạo phôi đúc là một giải pháp hợp lý.

Như vậy, thậm chí ta có thể tạo phôi đúc chưa có lỗ lắp bi hoặc lỗ đó khá nhỏ và không cần chính xác, rãnh lắp lốp cũng chưa cần tạo vội, ta có thể đúc vành đặc rồi tiện sau. Đây chính là giải pháp chế tạo phổ biến hiện nay. Xin mở ngoặc thêm là với vành xe ô tô con, người ta rèn thể thích để tạo phôi thay vì đúc áp lực, như vậy thì sản phẩm còn có cơ tính cao hơn nữa do khả năng loại trừ các khuyết tật đúc và cải thiện chất lượng mạng tinh thể của vật liệu. Vấn đề này thì các bạn học ngành vật liệu kim loại chắc hiểu rõ hơn tớ nhiều.

Vậy bây giờ, với một chi tiết đúc khá đơn giản, cậu hãy tự mình tạo bộ khuôn cho nó đi! Tớ tin chắc cậu sẽ dễ dàng làm được, một khi không còn lăn tăn về vệc đúc rãnh lõm trên vành nữa, cái đó để tiện sau.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Cháu chào chú DCL và mọi người. Cháu một người đã tiếp xúc với SW cũng gọi là được một thời gian. Cũng đã học và làm theo nhiều tutorial khác nhau. Nhưng nhận xét chung thì cháu thấy các tutorial đó chỉ hướng dẫn về cách sử dụng lệnh chứ chưa dạy về các tư duy dựng hình ( có thể cháu chưa được đọc về các hướng dẫn đó). Vậy nên mặc dù biết sử dụng kha khá lệnh nhưng tư duy dựng hình cháu vẫn kém. Vậy nên cháu mạo muội hỏi chú có thể chia sẻ một vài kinh nghiệm khi chú tư duy vẽ cách hình phức tạp thì các bước làm chú suy nghĩ như thế nào ? Ví dụ cụ thể ở đây là hình mà cháu thấy chú đã vẽ và chia sẻ trên diễn đàn : [ANH]D1F8_4F4C418F[/ANH] Cảm ơn chú nhiều
Ta lại gặp ở đây tình huống một cô thư ký văn phòng có kỹ năng sử dụng phần mềm MicrosoftWord khá tốt. Khi cấp trên đọc chậm cho cô gõ các công văn thì cô thực hiện trôi chảy và được đánh giá là có năng lực làm việc. Tuy nhiên, nếu sếp bận việc và nói vắn tắt với cô rằng cần gửi thông báo cho khách hàng về quy chế mới trong việc cung ứng sản phẩm trong thời gian tới thì cô hoàn toàn lúng túng, không biết phải thực hiện ra sao, do không được đọc chính tả cho mà gõ bàn phím.

Trước đây, các bậc tiền bối đã thiết kế ra nhiều sản phẩm với mức độ phức tạp và chính xác khủng khiếp (ô tô, máy bay, tàu ngầm, tàu vũ trụ...) mà trong tay họ chỉ có bút chì compa và thước kẻ. Họ đâu có biết gì về AutuCAD, SolidWorks, vân vân, mà bây giờ đây, hầu hết các sinh viên và kỹ sư cơ khí trẻ đều thành thạo; nghịch lý là các kỹ sư trẻ bây giờ mấy ai thiết kế được như họ, trong khi phương tiện thì quá tiên tiến. Nói như vậy để bạn hiểu rằng máy tính, phần mềm... chỉ là phương tiện, kiến thức sử dụng chúng chỉ là những kỹ năng tối thiểu để làm việc kiểu như biết cầm bút, dùng compa ngày xưa mà thôi; khác chăng là những chiếc bút và compa điện tử này rất chính xác và tốc độ cao hơn. Để có kỹ năng, có thể ta cần tập trong vài ba tháng.

Cái mà các kỹ sư cần và thể hiện trình độ thực sự chính là năng lực chuyên môn. Để có năng lực chuyên môn, ta cần phải học cả đời, mà những năm tháng ngồi trong giảng đường ĐH chỉ mới để kha i tâm (vỡ lòng) mà thôi. Thông qua công việc thực tiễn, trực tiếp mày mò trải nghiệm và học hỏi từ nhiều nguồn khác nhau, ta sẽ dần tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để ngày càng trở nên lão luyện. Công việc thiết kế cũng như bất cứ ngành nghề mang tính sáng tạo nào khác, bạn cần có chút năng khiếu; tiếc rằng đây là thứ "Trời phú", ta không thể học hoặc luyện được năng khiếu chỉ với một kiếp người. Nhưng theo tớ, cái gọi là "năng khiếu" thực ra chỉ là sự say mê. Những người có năng khiếu một lĩnh vực nào đó, âm nhạc chẳng hạn, thì rất say mê lĩnh vực đó, họ có thể miệt mài luyện tập cả chục giờ mỗi ngày, ngày này qua tháng khác không biết mệt mỏi... để cuối cùng sẽ đạt tới đỉnh cao của lĩnh vực mình yêu thích. Bởi vậy, người ta nói: "Trong mỗi thành công thì có 1% là năng khiếu và 99% là lao động".

Nếu bạn tự thấy mình kém khả năng tư duy hình khối 3 chiều, cụ thể là việc dựng hình không gian cho các vật thể cơ học thì cũng đừng quá bi quan, một cách khắc phục khá hiệu quả là bạn hãy làm thật nhiều bài tập, hãy nhìn quanh và thử xây dựng các mô hình 3D cho những đồ vật như bàn, ghế, chai lọ, cốc chén... bắt đầu từ những cái thật đơn giản. Qua đó, bạn sẽ dần nâng cao khả năng tư duy không gian và có nhiều kinh nghiệm dựng hình. Đừng cho phép mình nản lòng, mới đầu có thể bạn sẽ ngại nhưng dần dần sự ham thích sẽ đến.

Một điều cần lưu ý cuối cùng là hãy luôn bình tĩnh, cái gì dù phức tạp thế nào thì cũng chỉ là tổ hợp của nhiều cái đơn giản gộp lại mà thôi. Hãy tập thói quen phân tích để biết cách đơn giản hóa những cái phức tạp.

Chúc thành công!
 
K

ku_phe

Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

em đang làm đồ án tốt nghiệp về cái vành đúc này , em đã nói như hướng dẫn nhưng thầy bảo phải tạo dc bộ khuôn cho nó mà ko cần gia công cái rãnh lõm , có thể khuôn sẽ có 3 mảnh hoặc 4 , mong bác DCL giúp đỡ em , cảm ơn nhiều
 
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

em đang làm đồ án tốt nghiệp về cái vành đúc này , em đã nói như hướng dẫn nhưng thầy bảo phải tạo dc bộ khuôn cho nó mà ko cần gia công cái rãnh lõm , có thể khuôn sẽ có 3 mảnh hoặc 4 , mong bác DCL giúp đỡ em , cảm ơn nhiều
Bạn ơi, nhận hàng này!



Download File: http://www.mediafire.com/?yyn04280eo8u6ky
---
Cần giúp đỡ gì thêm liên hệ mình nhé. Nice too meet you!
 

lotomo

New Member
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Thêm một vấn đề nữa, Mình vẽ các chi tiết trong phần assemby, bây giờ muốn chỉnh sửa chi tiết, khi click chuột phải vào chi tiết và chọn "edit part" thì nó báo là: "This part has deatures defined in the context of another assembly <12008P-Targa.sldasm>. you can edit the part, but cannot create any external references to the components of the current assembly." Cho dù mình không tạo file assembly "12008P-Targa.sldasm". Tên file đang làm là 12008P-
. Mình không hiểu tại sao. Xem thêm hình minh họa nhé![/QUOTE]

Chào bạn Jan-2011, chi tiết "12008P-06.sldprt" bạn muốn thay đổi đã bị mất "liên kết" trong Assy với tên mới. (the suffix ->? means that the reference is out-of-context). Chi tiết "12008P-06.sldprt" đã được tạo ở Assy "12008P-Targa.sldasm". Bạn xem cụ thể ở phần "Help": External Reference. Một trong những cách để giữ các "liên kết" này khi "Save as" Assy với tên mới là "Save as with reference". Chúc bạn thành công.
 
H

hungcam86

Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Chào bác DCL và các bạn trong Mes. Cháu mới làm quen với Solid không được nhiều cho lắm.Nhưng cũng đọc các bài của các bạn và của bác cũng kha khá. Nhưng có 1 vấn đề cháu gặp phải khi sử dụng solid đến bây giờ đó là việc xuất bản vẽ 3D thành 2D ra Drawing còn gặp khó khăn về vấn đề như điều chỉnh kích thước, phông chữ, cách điều chỉnh các lệnh khi in.... Vậy cháu rất mong bác có 1 bài hướng dẫn cụ thể về Drawing để có 1 bản in kỹ thuật hoàn chỉnh cho cháu và có thể là 1 số bạn cũng đang như cháu được biết và hiểu thêm được không ạ.:2: Có bạn nào biết có thể giúp mình với ...mình cảm ơn rất nhiều.
 
Last edited by a moderator:
K

ku_phe

Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Bạn ơi, nhận hàng này!



Download File: http://www.mediafire.com/?yyn04280eo8u6ky
---
Cần giúp đỡ gì thêm liên hệ mình nhé. Nice too meet you!
Mong bác DCL có thể tutorial về cách tách bộ khuôn vành đúc này cái , em xem đi xem lại 2 tuần nay nhưng vẫn chưa tách khuôn được , mong bác giúp đỡ , em đang chậm tiến độ đồ án tốt nghiệp :(( , em vô cùng cảm ơn !!!
 
G

gia_luat

Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Xin chào tất cả Anh Em.
trước giờ minh chỉ làm việc với CAD. sau khi tìm hiểu thì thấy solidworks là phần mềm tuyệt vời. và minh đang học nó bằng tài liệu lượm lạc được. nhưng nay khi làm bài tập thì lại bí ở chỗ này,mong các Bác trong nghề chỉ giáo với, mình vô cùng cảm tạ.:
mình không biết diễn tả thế nào cho đầy đủ,nên đính kèm tập tin.mong các Anh bỏ chúc thời gian xem qua và hướng dẫn giùm em.
 
C

chaucoc

Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Chào các bạn!
Mình cần vẽ 1 đường kín đi qua các tọa độ ( có bảng giá trị theo x,y,z). Rồi sau đó mình sẽ kéo thành 1 vật solid.
Ai biết có thể chỉ giúp mình được ko?
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Re: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

xin chào chú DCL .cháu mới học xong solidworks.và đang áp dụng vào công việc thử.nhưng hiện giờ đang gặp chúc khó khăn.mong chú bo chúc thời gian chỉ giáo cho cháu với.cháu xin gởi file vẽ dang dỡ,chú xem qua nhé.
cám ơn chú nhiều.
http://www.mediafire.com/?vn0ucs7diic58fq
http://www.mediafire.com/?ux8saguipsch2wr
Tớ đang dùng SW 2006 nên không mở được các file của cậu. Cậu nên chụp ảnh màn hình rồi chèn trực tiếp vào bài viết, có tiện hơn không?
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Chào các bạn!
Mình cần vẽ 1 đường kín đi qua các tọa độ ( có bảng giá trị theo x,y,z). Rồi sau đó mình sẽ kéo thành 1 vật solid.
Ai biết có thể chỉ giúp mình được ko?
Cậu dùng lệnh menu như sau:



Sẽ thấy xuất hiện hộp thoại:



Tại hộp này, cậu có thể nhập trực tiếp toạ độ (x,y,z) cho các điểm mà đường cong sẽ phải đi qua. Cậu cũng có thể lưu các thông số đó để sau này dùng.

Cũng từ hộp này, cậu có thể mở tập tin toạ độ điểm được lưu dưới dạng .txt hoặc dưới dạng các bảng Excel... mà cậu đã có từ trước.
 
C

chaucoc

Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Cậu dùng lệnh menu như sau:




Sẽ thấy xuất hiện hộp thoại:




Tại hộp này, cậu có thể nhập trực tiếp toạ độ (x,y,z) cho các điểm mà đường cong sẽ phải đi qua. Cậu cũng có thể lưu các thông số đó để sau này dùng.

Cũng từ hộp này, cậu có thể mở tập tin toạ độ điểm được lưu dưới dạng .txt hoặc dưới dạng các bảng Excel... mà cậu đã có từ trước.



Cám ơn bạn!
Mình cũng làm như vậy rồi, nhưng sau khi vẽ xong một đường cong kín, mình ko biết cách nào để kéo nó ra được! Nó không phải là 1 sketch! Đây là file của mình:
0.3 0 0
0.2961483 0.0007977 0
0.290232 0.0019689 0
0.2841816 0.0031176 0
0.2780322 0.0042438 0
0.2718108 0.0053436 0
0.2655381 0.0064155 0
0.25923 0.0074571 0
0.2528973 0.0084672 0
0.246549 0.009444 0
0.2401908 0.0103845 0
0.2338266 0.0112863 0
0.2274591 0.012147 0
0.2210898 0.0129657 0
0.2147199 0.0137397 0
0.2083509 0.0144681 0
0.2019837 0.0151494 0
0.1956198 0.0157818 0
0.189261 0.0163632 0
0.1829079 0.0168897 0
0.1765608 0.0173571 0
0.1702176 0.0177609 0
0.1638753 0.0180984 0
0.15753 0.0183699 0
0.1511799 0.0185772 0
0.1448232 0.0187227 0
0.1384602 0.0188097 0
0.1320924 0.0188415 0
0.1257225 0.0188205 0
0.119355 0.0187488 0
0.1129956 0.0186273 0
0.1066509 0.0184551 0
0.1003284 0.0182325 0
0.0940389 0.0179589 0
0.0877971 0.0176349 0
0.0816228 0.0172626 0
0.0755436 0.0168423 0
0.069594 0.0163764 0
0.0638175 0.0158688 0
0.0582633 0.0153258 0
0.0529839 0.0147552 0
0.0480273 0.0141663 0
0.0434298 0.013569 0
0.0392103 0.0129735 0
0.03537 0.0123876 0
0.0318945 0.0118173 0
0.0287571 0.0112659 0
0.0259263 0.0107343 0
0.0233685 0.0102228 0
0.0210513 0.0097299 0
0.018945 0.0092544 0
0.0170241 0.0087945 0
0.0152649 0.0083478 0
0.0136479 0.0079125 0
0.0121566 0.0074868 0
0.0107763 0.0070677 0
0.0094959 0.0066531 0
0.0083049 0.0062403 0
0.0071952 0.0058263 0
0.0061605 0.0054081 0
0.0051951 0.0049827 0
0.0042963 0.0045462 0
0.0034614 0.0040938 0
0.0026907 0.0036204 0
0.0019869 0.0031203 0
0.0013575 0.002586 0
0.0008151 0.0020085 0
0.0003813 0.0013785 0
0.0001017 0.0007056 0
0.0000297 0.0003594 0
0 0 0
0.0001035 -0.000711 0
0.0003753 -0.0013671 0
0.0008016 -0.0019932 0
0.0013341 -0.0025695 0
0.0019515 -0.0031044 0
0.0026412 -0.0036081 0
0.0033963 -0.0040872 0
0.0042138 -0.0045474 0
0.0050937 -0.0049935 0
0.0060381 -0.0054294 0
0.0070506 -0.0058587 0
0.008136 -0.0062832 0
0.0093009 -0.0067062 0
0.0105525 -0.0071292 0
0.0119007 -0.0075546 0
0.0133569 -0.0079842 0
0.0149337 -0.0084195 0
0.0166473 -0.0088632 0
0.018516 -0.0093165 0
0.0205614 -0.0097815 0
0.0228084 -0.01026 0
0.0252843 -0.0107538 0
0.0280203 -0.0112638 0
0.0310482 -0.0117909 0
0.0344001 -0.0123339 0
0.0381024 -0.0128898 0
0.0421737 -0.0134532 0
0.0466164 -0.0140178 0
0.0514167 -0.0145749 0
0.0565416 -0.0151146 0
0.0619458 -0.0156261 0
0.0675768 -0.0161013 0
0.0733809 -0.0165327 0
0.0793095 -0.016914 0
0.0853206 -0.017238 0
0.0913812 -0.0174951 0
0.0974679 -0.0176742 0
0.1035672 -0.017763 0
0.1096737 -0.0177525 0
0.1157862 -0.0176379 0
0.1219074 -0.0174168 0
0.1280418 -0.0170907 0
0.1341942 -0.0166635 0
0.1403691 -0.0161427 0
0.146571 -0.0155361 0
0.1528029 -0.0148536 0
0.1590666 -0.0141069 0
0.1653615 -0.0133068 0
0.1716855 -0.0124632 0
0.1780362 -0.0115854 0
0.1844091 -0.0106818 0
0.1907994 -0.0097605 0
0.1972002 -0.0088296 0
0.2036007 -0.0078984 0
0.2099913 -0.0069765 0
0.2163645 -0.0060726 0
0.2227164 -0.0051957 0
0.229044 -0.0043548 0
0.2353467 -0.0035571 0
0.2416221 -0.002808 0
0.2478657 -0.0021138 0
0.2540733 -0.0014826 0
0.2602398 -0.000924 0
0.2663595 -0.0004485 0
0.2724282 -0.0000693 0
0.2784414 0.0002007 0
0.2843967 0.0003465 0
0.2902929 0.000348 0
0.2961342 0.0001911 0
0.3 0 0
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

@chaucoc,

Từ tập tin toạ độ điểm của cậu, ta chèn vào mặt FrontPlane được đường cong khép kín Curve1 như sau:



Đây là một biên dạng khí động học, lưu ý chiều dài của biên dạng này chỉ là 0.3 mm và nó là một Curve chứ không phải là một Sketch!

Từ biên dạng này, để tạo ra mô hình 3D, ta cần convert nó thành một Sketch bằng lệnh Convert Entities để được Sketch2:



Vì một lý do mà tớ không biết, SW chỉ sử dụng để thiết kế những chi tiết máy với kích thước thông thường, nhỏ quá hoặc lớn quá đều không dùng được. Do vậy, với biên dạng Sketch2 chỉ dài cỡ 0.3 mm này, ta không thể tạo thành mô hình 3D được. Vì là để mô tả phương pháp, tớ phóng to Sketch2 lên 10 lần nhờ lệnh Scale:



Rồi Extrude để tạo thành mô hình 3D:


 
C

chaucoc

Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Cám ơn bạn DCL rất nhiều. Quá là tuyệt vời....
Mình mới bắt đầu học SolidWorks nên còn rất nhiều bỡ ngỡ. Hi vọng nhận được sự giúp đỡ của các bạn!
Diễn đàn quá bổ ích cho những người như mình! Thanks for all!
 
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks





Để khép góc anh dùng lệnh Closed Corner , chọn mặt cần khép.







 
C

curlyduong

Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Em chào các anh, hôm nay em muốn hỏi một phần nhỏ trong soilid, có nhiều bài quá nên không biết câu hỏi của em có bị trung không, mong các anh chỉ giúp. em muốn hỏi về cách làm trong suốt các vật trong soilid, áp dụng trong vẽ chai nước ạ, em mới học nên cũng muốn tìm tòi. cám ơn các anh nhiều.
 
N

nguyentay

Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Chào cả nhà!
Anh em cho mình hỏi, trong solidworks.

Bước 1:Đang thao tác trong môi trường Assembly, Khi lấy chi tiết trong thư viện ra import vào, thao tác chỉnh sửa. sau đó save as ra 1 tên khác(tên aaa). rồi save toàn bộ mô hình assembly lại.

Bước 2:Sau đó đóng mô hình assembly đi

Bước 3: Rồi mở mô hình Assembly lên lại

Bước 4:kết quả là chi tiết lấy từ trong thư viện (chi tiết tên aaa) lúc nảy, giờ biến đau mất tiêu, thay vào đó là chi tiết lấy từ trong thư viện lúc ban đầu.

Em đang rất đau đầu với trường hợp này, chưa nghĩ ra cách khắc phục.
Các ace giúp đỡ dùm em.
Chân thành cảm ơn!
 
Top