Biên dạng răng??? em hỏi...

  • Thread starter goodfornothingboy
  • Ngày mở chủ đề
G

goodfornothingboy

Author
Câu 1: Thưa các thầy em không biết tại sao người ta thường chế tạo biên dạng răng là đường thân khai khi chế tạo bánh răng?
Câu 2: Và để thiết kế 2 chiếc máy tiện 1 tiện ren hệ anh và 1 tiện ren hệ mét (có trục vít me giống nhau) thì việc thiết kế 2 máy đó có gì khác nhau trong kết cấu của máy??(Em nghe thầy giáo em nói là khác nhau ở việc có 1 cụm bánh răng thay thế, để khử các giá trị sai lệch 2,14 gì đó... em không hiểu lắm)
Câu 3: Xin các thầy chỉ giúp em cách hình thành biên dạng của đường xoắn vít của trục vít acsimets và trục vít konvolut. Em chỉ hình dung ra người ta chọn 1 đường thẳng làm trục quay sau đó cho 1 đoạn thẳng quay quanh trục đó với góc nghiêng là anfa đồng thời tịnh tiến đoạn thẳng đó dọc trục( em hình dung thế có sai không ạ?).
Em là sinh viên cơ khí, rất mong các thầy chỉ dạy! Em xin cảm ơn các thầy!
 
Last edited by a moderator:
Theo mình biết thì câu 1 của bạn có trong sách Nguyên lý máy, có một đoạn đã chứng minh biên dạng đường thân khai là gần với tối ưu nhất mà có thể chế tạo đươc.

Thông thường khi thiết kế máy tiện, cái mà bạn bảo khử đó là khử sai số gần đúng do lấy số pi và 25,4 khi quy đổi ra các hệ anh, pitch, môđun, còn các máy khi thiết kế đều dùng chung một nhóm cơ sở (nooc tông -máy T620, bánh răng thay thế-16k20...) do vậy cấu trúc máy sẽ không khác nhau, đường tiện ren mô đun đi theo đường tiện ren hệ mét, đường tiện ren pitch đi theo đường tiện ren anh, và do cùng nhóm cơ sở nên đường tiện ren anh sẽ ngược với đường tiện ren hệ mét - lắp bánh răng lồng không mà.
còn tiện trơn sẽ đi theo đường tiện ren hệ mét.
Câu 3 phải nhờ bác khác vậy.
 
Last edited:
Câu 3:biên dạng trục vít được tao thành bởi việc cắt một biên dạng theo đường xoắn ốc để tạo thành mặt ren. Tuỳ theo biên dạng này trên mặt phẳng chứa đường tâm trục vít là hình gì thì người ta gọi tên trục vít theo tên biên dạng ấy như trục vít acsimet, trục vít thân khai,...Việc này giống như việc bạn tạo hình ren với biên dạng là tam giác vậy.
Đường sinh tạo thành trục vít cũng có thể là đường thẳng (trục vít trụ) hoặc có thể là 1 cung tròn (trục vít lõm hay globoit). Nếu bạn vẫn chưa hình dung ra thì tìm trong các chuyên mục proe hay solidworks để xem mọi người dựng hình một bulong như thế nào rồi tưởng tượng ra.
Còn các đường cong hình học được định nghĩa và dựng hình như thế nào thì bạn tìm đọc trong các cuốn sách về vẽ kỹ thuật hay toàn sơ cấp đều có.
 
Câu 1: Thưa các thầy em không biết tại sao người ta thường chế tạo biên dạng răng là đường thân khai khi chế tạo bánh răng?
Câu 2: Và để thiết kế 2 chiếc máy tiện 1 tiện ren hệ anh và 1 tiện ren hệ mét (có trục vít me giống nhau) thì việc thiết kế 2 máy đó có gì khác nhau trong kết cấu của máy??(Em nghe thầy giáo em nói là khác nhau ở việc có 1 cụm bánh răng thay thế, để khử các giá trị sai lệch 2,14 gì đó... em không hiểu lắm)
Câu 3: Xin các thầy chỉ giúp em cách hình thành biên dạng của đường xoắn vít của trục vít acsimets và trục vít konvolut. Em chỉ hình dung ra người ta chọn 1 đường thẳng làm trục quay sau đó cho 1 đoạn thẳng quay quanh trục đó với góc nghiêng là anfa đồng thời tịnh tiến đoạn thẳng đó dọc trục( em hình dung thế có sai không ạ?).
Em là sinh viên cơ khí, rất mong các thầy chỉ dạy! Em xin cảm ơn các thầy!
mình xin trả lời câu 1: Biên dạng thân khai đảm bảo được các yêu cầu chung và chế tạo dễ dàng.Trong hộp số nói chung của các máy đòi hỏi độ chính xác rất cao ( đồng hồ)tỷ số truyền lớn và đảm bảo Mômen tải lớn, hiệu suất cao người ta vẫn chế tạo Bánh răng biên dạng Cycloid. Nhưng khó chế tạo bánh răng biên dạng Cycloid.
 
Trả lời câu 3:

- Trục vít Acsimet (hình.a): có cạnh ren thẳng trong mặt cắt dọc chứa đường tâm trục vít. Giao tuyến của mặt ren với mặt cắt ngang (vuông góc với trục) là đường xoắn ốc Acsimet.
Trục vít ác si mét có thể gia công ren bằng phương pháp tiện, song muốn mài phải dùng đá định hình thường sử dụng ở các bộ truyền yêu cầu có độ rắn mặt ren nhỏ hơn 350 HB và cắt ren không mài.
- Trục vít convolut (hình b): có cạnh ren thẳng trong mặt cắt pháp tuyến; giao tuyến của mặt ren với mặt cắt ngang là đường thân khai kéo dài. Trục vít convolut dễ gia công bằng phương pháp phay và mài (do có cạnh ren thẳng trong mặt cắt pháp tuyến).
- Trục vít thân khai (hình c): có cạnh ren thẳng trong mặt cắt tiếp xúc với mặt trụ cơ sở. Giao tuyến của mặt ren với mặt cắt ngang là đường thân khai. Trục vít thân khai khi mài ren có thể dùng phương pháp mài bằng đá định hình (phải sửa đá phức tạp) hoặc có thể mài bằng đá dẹt – khi này đòi hỏi phải có máy mài trục vít chuyên dùng.
 
Last edited:
Top