Các cao thủ dịch hộ em đoạn mã này với

  • Thread starter khoaitay
  • Ngày mở chủ đề
K

khoaitay

Author
G0X13.3
Z.065M54
G76P030500Q.01R.002
G76X12.763Z-.91R-.0553P.052Q.025E.2

cái M54 tìm chả thấy ở đâu.
G76 thì thật là lằng nhằng.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
G76 X Y Z R Q P F K;
G76: chương trình Doa hay khoan rộng lỗ hay khoan tròn lỗ
XY: tọa độ lỗ
Z: Chiều sâu Lỗ doa tính từ vị trí điểm R
R: KHoảng cách tính từ mặt phẳng vật theo trục Z
Q: làm tinh đáy lỗ
P Thời gian dừng ở đáy lỗ
F: Tốc độ doa
K: Số lần lặp

M54: chưa được sử dụng tới năm 2003, theo như tôi được biết.
 

sv

Member
M54 trong Fanuc OT là lệnh để đếm thành phẩm (part count)
G76 quả thật là lằng nhằng.
Scan ít tài liệu tiếng Anh có hình minh họa và chương trình ví dụ,hy vọng giúp bạn khoaitay được chút ít.


Chúc bạn sớm giải tỏa được thắc mắc.
svb
 
Đúng như tài liệu của bạn SVB nói đấy! G76 là chu trình cắt ren nhiểu lớp. Bình thưởng khi cắt ren để đạt được chiểu sâu ren mong muốn thì bạn phải cắt làm nhiều lần. Chu trình này sẽ tự động tính toán cho bạn. Và tất cả các lệnh từ G70 đến G76 đều có dạng như vậy. Nó đều là chu trình cắt nhiều lần. Nếu không sử dụng nó bạn phải viết đi viết lại các câu lệnh và dẫn đến rất dễ nhầm lẫn.
 

ME

Active Member
Có được anh svb và dondoan (đều ở Mỹ) làm cho mục CNC sôi động hẳn lên. Các bài viết đều rất chất lượng và đã hỗ trợ nhiều cho thành viên. Thay mặt BQT, ME xin cám ơn anh svb và dondoan! Hy vọng anh svb và dondoan thường xuyên ghé thăm diễn đàn và có nhiều bài viết hay hơn nữa.
ME
 
V

Vo HuyThanh

Author
khoai tây không nói rõ là máy em dùng máy loại gì, nếu máy tiện thì M54 và G76 đúng như anh svb trả lời , còn nếu máy phay (MC) thì có thể các em đã nhầm ở hệ điều hành, cấu trúc dòng mã lệnh trên là cấu trúc program của hệ điều hành OSP tức là hệ điều hành chuyên dụng của hãng OKUMA (Nhật ) không phải của FANUC (do công ty Fujitsu phát triển) . M54 có nghĩ là chu kỳ cố định quay lại điểm R theo phương trục Z là code riêng biệt của OKUMA khác với M54 trong máy tiện NC của FANUC ( nên biết M code là hệ code tự do, ngoài code chuẩn ISO thì các hãng được tùy ý đặt theo oftion) . Thường dùng đi chung với G76 là tức là gia công doa tinh với mũi doa chuyên dụng.
Cấu trúc lệnh G76 thì chú Đình và anh svb đã trả lời . Hệ điều hành OSP rất nổi tiếng ở Nhật khoảng từ 30 năm trước được gọi là hệ điều hành Đối thoại nhập lực , rất tiện cho tương tác giữa người xủ dụng và computer. Thao tác bằng cách máy hỏi, người thợ trả lời thông số bằng cách đánh thông số vào, computer tự động vẽ lại bản vẽ và tự tính toán program. Gần đây thì do computer ngày càng rẻ , các hệ thống CAD/CAM và các hệ thống truyền dữ liệu DNC ngày càng thịnh hành nên khuynh hướng sử dụng FANUC ngày càng nhiều hơn OSP do các hệ điều hành FANUC mới dùng được phần mềm WINDOWS của Microsoft. Ngay cả OKUMA bây giờ cũng chế máy MC, Tiện NC v.v.. dùng hệ điều hành FANUC mới chứ không dùng hệ OSP nữa.
 
K

kutithichrock

Author
đọc không hiểu? bạn có dịch được hay h
..............
Không nên trích dẫn quá dài.
BQT
 
Last edited by a moderator:

sv

Member
@kutithichrock
svb không rành lắm về từ kỷ thuật,nếu ráng dịch thì một hồi sau tiếng Anh sẽ dịch thành tiếng Mỹ ,hic,hic.Hơn nữa G76 lại rất lằng nhằng,có đến 6 trang để giải thích đầy đủ G76.Phần trên chỉ là nội dung chính thôi.Rất lấy làm tiếc vì không giúp kutithichrock được.
@vnnewcentury
Rất cảm ơn đã nhắc nhở một lỗi tai hại "THÔ LẪN TINH" ở G71 trong phần Máy công cụ CNC.Theo tôi nhận xét ,bạn rất có kinh nghiệm về tiện CNC.Nếu có thể ,giúp giải quyết vấn đề này,mọi người sẽ được vui vẽ.
Cảm ơn trước nghen.
svb
 
svb viết:
@kutithichrock
svb không rành lắm về từ kỷ thuật,nếu ráng dịch thì một hồi sau tiếng Anh sẽ dịch thành tiếng Mỹ ,hic,hic.Hơn nữa G76 lại rất lằng nhằng,có đến 6 trang để giải thích đầy đủ G76.Phần trên chỉ là nội dung chính thôi.Rất lấy làm tiếc vì không giúp kutithichrock được.
@vnnewcentury
Rất cảm ơn đã nhắc nhở một lỗi tai hại "THÔ LẪN TINH" ở G71 trong phần Máy công cụ CNC.Theo tôi nhận xét ,bạn rất có kinh nghiệm về tiện CNC.Nếu có thể ,giúp giải quyết vấn đề này,mọi người sẽ được vui vẽ.
Cảm ơn trước nghen.
svb
Cảm ơn SVB! minh đang công tác tại một nhà máy của Nhật chuyên gia công chi tiết trong hộp giảm tốc và gia công vỏ hộp giảm tốc dùng cho động cơ điện. Mình xin được nói sơ qua về lệnh G76 dùng cho máy tiện. Lưu ý các bạn là lệnh này giữa máy tiện và trung tâm gia công là khác nhau hoàn toàn. (CHÚ Ý KHÔNG NHẦM NHÉ)
Cấu trúc của câu lệnh G76 có 2 kiểu: kiểu chuẩn và kiểu F15. Dưới đây mình xin được trình bày theo kiểu chuẩn:
G76P(1)Q(1)R(1);
G76X(U)_Z(W)-R(2)P(2)Q(2)F_;
G76: gọi chu trình cắt ren lặp nhiều lần.
P(1): chỉ định cách thức gia công ren với 6 chữ số:
Pxxyyzz
xx lấy giá trị từ 1-99 số lần cắt để hoàn thành sản phẩm.
yy là kích cỡ vát mép phần đuôi ren. Nó nhận giá trị từ 0.0L-9.9L với lượng tăng là 0.1L (L là chiều dài ren). trong chương trình thi được viết bằng 2 số nguyên từ 00 đến 99.
zz là góc nghiêng của ren.
Ví dụ: P031260; thì ở đây ren được hoàn thành sau 3 lần cắt, phần vát ở đuôi ren là 1.2L và góc nghiêng của ren là 60
Q(1) chỉ định lượng ăn dao tối thiểu sau mỗi lần cắt. Nếu sau mỗi lần cắt lượng ăn dao nhỏ hơn lượng tối thiểu quy định thì máy sẽ cho tiến hành ăn dao theo lượng ăn dao tối thiểu.
R(1) Chỉ định gia công tinh.
X,Z tọa độ của điểm cuối cùng trên đường ren.
U,W khoảng cách và hướng từ điểm cắt đầu tiên đến điểm cuối cùng của đường ren theo trục X,Y.
R(2) sử dụng khi cắt ren nghiêng. đó là khoản cách tính theo trục X của 2 đáy ren xa nhau nhất.
P(2) Chiều cao của ren.
Q(2) chiều sâu cắt của lần cắt đầu tiên.
F thì mọi người đều biết rồi!
Lưu ý: lệnh G32 và G92 cũng có thể được thay thế bởi lệnh G76. Mọi người lưu ý để sử dụng nhé.
Về lý thuyết cắt ren thì còn nhiều khi nào có thời gian mình sẽ post tiếp lên cho mọi người cùng góp ý nhé!
 
K

kutithichrock

Author
đọc không hiểu, đọc không hiểu
 
Last edited by a moderator:
Bạn kutithichrock dịch đoạn mã chưa chính xác rồi! Bạn xem kỹ lại nhé! Lần sau mình sẽ post thêm! Lưu ý là chỉ có chỉ số F là bước ren thôi còn chỉ số E thì tôi chưa được biết.
 
D

dondoan

Author
kutithichrock nói cũng đúng chứ không lầm đâu ,bạn hãy coi lại lập trình thì sẽ hiểu là lập trình đó không dùng F,thay vào đó là dùng E thế cho F .Nếu bạn dùng nhiều máy thì sẽ hiểu là có nhiều máy dùng option control khác nhau,tốt nhất là nên tìm được cuốn sách của loại đời control đó mà đọc. ;D.
 
K

kutithichrock

Author
đọc không hiểu đọc không hiểu
 
Last edited by a moderator:
K

kutithichrock

Author
[đọc không hiểu đọc không hiểu
 
Last edited by a moderator:
dondoan viết:
kutithichrock nói cũng đúng chứ không lầm đâu ,bạn hãy coi lại lập trình thì sẽ hiểu là lập trình đó không dùng F,thay vào đó là dùng E thế cho F .Nếu bạn dùng nhiều máy thì sẽ hiểu là có nhiều máy dùng option control khác nhau,tốt nhất là nên tìm được cuốn sách của loại đời control đó mà đọc. ;D.
Chắc là mình không biết về các đời máy cũ! Vì chỗ mình làm toàn máy mới dùng hệ điều khiển Fanuc 210i năm 2005.
Vì thế mình nói là mình chưa được biết. Còn bạn kutithichrock giải thích câu lệnh đó theo tôi là chưa chính xác vì kiểu ăn dao của câu lệnh G76 được xác định theo (sqrt(n)-sqrt(n-1))*Q(2) chứ không phải chia đêu lượng dư như bạn nghĩ đâu. Còn bạn dondoan cũng cần "tìm được cuốn sách của loại đời control đó mà đọc" vì nếu là đời máy cũ thì làm gì có lệnh M54!
Thiết nghĩ bệnh trầm kha của giáo dục Việt Nam phải mất nhiều năm nữa để lọc thải hết những di căn của nó, mang lại cho đất nước nền giáo dục khỏe mạnh, người dân có thể mạnh dạn nhận rõ sai lầm để rồi sửa chữa. Chứ hiện nay nhiều người chỉ biết đọc sách rồi rao giảng lại cho thiên hạ nghe trong khi không rõ mình đang nói gì! Tội nghiệp thay!
 
K

kutithichrock

Author
đọc không hiểu đọc không hiểu
 
Last edited by a moderator:
K

kutithichrock

Author
đọc không hiểu đọc không hiểu
 
Last edited by a moderator:
D

dondoan

Author
;D cái thời làm con mọt sách đã qua rồi,bây giờ đụng chuyện nào thì lật phần đó ,sức người có hạn :D ,mình tự biết cái đầu bây giờ không có chỗ chứa ,nếu đọc mà không dùng tới thì cũng bị đào thải.Vậy thì cho tớ dùng thời gian đó hưởng nhàn 1 chúc,cày quá đủ rồi...!
G32 dùng để làm răng tapper ,ngoài ra cũng có máy dùng G33 . ;)
 
K

kutithichrock

Author
đọc không hiểu đọc không hiểu
 
Last edited by a moderator:

QuyenQCM

Active Member
Chủ đề này bắt đầu hơi nóng rồi đấy,mọi người hãy lấy tinh thần xây dựng làm trọng..:D
 
Top