các phần tử định vị như thế nào?

  • Thread starter cokhi85
  • Ngày mở chủ đề

paven8880

Active Member
Thêm 1 ví dụ nữa nhé: Chốt côn thì định vị đc mấy bậc đây?
 

paven8880

Active Member
Mình lấy thí dụ thế này nhé. Gia công 1 biên dạng bằng cắt dây với chi tiết có biên dạng ngoài là trụ. Người ta đã khoan sẵn 1 lỗ ở giữa rồi. gá thế nào đây? Chi tiết đầu tiên: Định vị 3 phương xoay. Dò tâm có lỗ sẵn. set gốc -> gia công. Cái thứ 2. Gá đúng vị trí chi tiết trc. Đỡ phải dò tâm của nó mà! (tốn dây, tốn thời gian). Vậy chi tiết đầu tiên ta lại phải gá trên 1 khối V ngang, với Chi tiết 1 thì định vị khối V là không cần! đúng ko? Với 2 chi tiết đã có sự khác nhau như vậy. cùng thảo luận nhé!
 

TYA

Well-Known Member
thế bác TYA căn cứ vào cái j để coi 1 cái chốt là chốt trụ dài và chốt trụ ngắn?
bác nói khe hở nhỏ thì chốt trụ ngắn hạn chế dc 4 bậc tự do thế đến khi nó nhỏ tới mức nào đó thì nó hạn chế cả 6 bậc tự do à
Chốt trụ dài hay ngắn, người ta có tỉ lệ L/D để xác định. Tỉ số L/D = 1.5 (?) hoặc hơn, thì được coi là dài . Dấu ? là vì tôi không nhớ rõ 1 hay 1.2 hay 1.5 nữa, cái này thì sinh viên (MT nữa ?) ôm sách nhiều nên nhớ rõ hơn tớ. Song, đó la giá trị mang tính quy ước.

Nhưng,

vẫn là một ngưỡng đúng không ? Giả dụ họ bảo (trong sách) L/D = 1.5 là trụ dài, thế L/D = 1.4 và 1.53 thì khác gì nhau ? 1 là trụ dài, 1 là ngắn?

Căn cứ toán học , =, >, < cứng nhắc vậy à ?
Chữ đỏ : vặn vẹo cùn
 
có mà bác vặn vẹo cùn thì có,lúc trên thì nói khe hở 0.008 nhỏ nên nó tương đương với 4 bậc tự do,bác quan niệm luôn mối lắp ghép cũng có thể hạn chế bậc tự do vào đó,thế thì còn j gọi là chốt định vị
 
có mà bác vặn vẹo cùn thì có,lúc trên thì nói khe hở 0.008 nhỏ nên nó tương đương với 4 bậc tự do,bác quan niệm luôn mối lắp ghép cũng có thể hạn chế bậc tự do vào đó,thế thì còn j gọi là chốt định vị
Mình thấy anh TYA đúng đấy bạn ạ , khe hở lắp ghép và cách sử dụng chi tiết định ví có liên quan tới khả năng định vị chứ bạn , cái này trong sách có đề cập tới đấy bạn .
Nếu bạn cần mình sẽ vẽ hình minh họa cho bạn .
 
khe hở lắp ghép giữa chốt và chi tiết thì nó có rồi,nhưng mà bác ý nói 1 cái chốt trụ ngắn mà khe hở giữa chốt và chi tiết nhỏ nên có thể hạn chế tương đương 4 bậc tự do.Vậy ko sai à?
 
D

duongvanhung_thainguyen

Author
Ban phai hieu la dinh vi va kep chat la 2 qua trinh lien tiep de tao do chinh xac khi gia cong, sau khi dinh vi thi ta moi kep chat nhe.
so bac dinh vi tren ma ban hoi la so khong che cac bac tu do cua chi tiet co the di chuyen, ban nghi xem o moi laoi thi kha nang di chuyen nhu the nao, co the tinh tien , co the quay, moi loai khong che bao nhieu bac tu do tuc la chi tiet ko the di chuyen hay quay so do, ban can than tranh sieu dinh vi, tuc la so bac dinh vi ma ban su dung da qua 1 lan, chuc ban thanh cong.
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Phiến tỳ định vị (hay 2 phiến tỳ định vị) tạo thành 1 mặt phẳng định vị 3 bật tự do.

Bạn làm đồ án CNCTM thì phân biệt rõ 2 khái niệm định vị và kẹp chặt nha. Chứ mà lơ mơ cái vụ này thì bị thầy cô la chết.
Chú ý hãy định vị những bậc tự do cần thiết rồi mới kẹp chặt, đừng đánh đồng việc kẹp chặt và định vị là 1... lên đường ngay.
2 Phiến tỳ thì coi như 2 chất điểm..làm sao định vị 3 bậc ?Theo mình nhớ..muốn dùng 3 phiến tỳ tạo thành 1 mặt phẳng định vị , và muốn chính xác thì sau khi lắp 3 phiến tỳ đem đi mài tinh...(GS-TS Trần Văn Địch)
 
2 Phiến tỳ thì coi như 2 chất điểm..làm sao định vị 3 bậc ?Theo mình nhớ..muốn dùng 3 phiến tỳ tạo thành 1 mặt phẳng định vị , và muốn chính xác thì sau khi lắp 3 phiến tỳ đem đi mài tinh...(GS-TS Trần Văn Địch)
Mỗi phím tỳ định vị được 2 bặc tự do , 2 phiếm tỳ kết hợp tạo mặt phẳng định vị được 3 bặc tự do . Bạn xem lại tài liệu đi nhé ! chắc bạn nhớ nhầm .
 

TYA

Well-Known Member
2 Phiến tỳ thì coi như 2 chất điểm..làm sao định vị 3 bậc ?Theo mình nhớ..muốn dùng 3 phiến tỳ tạo thành 1 mặt phẳng định vị , và muốn chính xác thì sau khi lắp 3 phiến tỳ đem đi mài tinh...(GS-TS Trần Văn Địch)
koolpixel đã đúng.

Xem lại xem phiến tì khác chất điểm như thế nào nhé !


Chỉ có chốt tì đầu chỏm cầu coi như "chất điểm" thì được. Cậu sai nặng lắm đấy, chắc do ra trường lâu quá rồi mà.....
 
N

nnb315

Author
"Mỗi phím tỳ định vị được 2 bặc tự do , 2 phiếm tỳ kết hợp tạo mặt phẳng định vị được 3 bặc tự do . Bạn xem lại tài liệu đi nhé ! chắc bạn nhớ nhầm "
cái này còn phải phụ thuộc vào kích thước tương quan giữa chi tiết và phiến tì nữa.nếu cứ nói chung chung thế thì chả ai đúng cả. các bạn đưa ra thảo luận nên có một hình vẽ với kích thước cụ thể. kĩ sư chúng ta nói chuyện với nhau là phải có bản vẽ chứ
 
C

cuonggtvt48

Author
Ðề: các phần tử định vị như thế nào?

các anh cho em hỏi:
với định vị để khoan lỗ có đường tâm không vuông góc với tâm trục thì làm như thế nào? (ví dụ trục khuỷu)
đồ gá để khoan nên gá chi tiết trục nằm ngang (khoan xiên) hay là nghiêng (khoan đứng)?
phân tích dùm em cái kết cấu chống quay quanh đường tâm trục?
Em xin cảm ơn.
 

mrgiang99

Active Member
Ðề: các phần tử định vị như thế nào?

các anh cho em hỏi:
với định vị để khoan lỗ có đường tâm không vuông góc với tâm trục thì làm như thế nào? (ví dụ trục khuỷu)
đồ gá để khoan nên gá chi tiết trục nằm ngang (khoan xiên) hay là nghiêng (khoan đứng)?
phân tích dùm em cái kết cấu chống quay quanh đường tâm trục?
Em xin cảm ơn.

Đại loại là có 2 cách cơ bản:

1) Nghiêng đầu khoan.

2) Nghiêng bàn khoan.

Khi khoan nghiêng, có thể phương xuống dao sẽ không vuông góc mặt khoan.

Lúc này bạn cần 1 thủ thuật là cho cái Endmill xuống trước để lấy mặt phẳng vuông góc, sau đó có thể khoan định vị bằng bằng mũi tâm, rồi khoan tiếp...
 
Last edited:
C

cuonggtvt48

Author
Ðề: các phần tử định vị như thế nào?

anh cho em hỏi thêm:
nếu khoan xiên thì phải dùng máy khoan cần vạn năng đúng không?
anh nêu giúp em tên vài loại máy với (vì trong sách chỉ có ghi la máy khoan cần mà không cho biết là vạn năng hay loại thường)?
với nguyên công khoan lỗ dầu phi 8 trục khuỷu thì gá thế nào sẽ hiệu quả và dễ thực hiện hơn?
em dự định định vị trục khuỷu bằng hai mũi chống tâm để hạn chế 5 bậc tự do. vậy phải định vị bậc quay quanh tâm như thế nào?
 
L

LDANH

Author
Ðề: các phần tử định vị như thế nào?

Trước tiên em hãy dựa vào dạng sản xuất: đơn chiếc; hàng loạt nhỏ; loạt lớn hay hàng khối. Sau đó xem tiến trình công nghệ => xem bản vẽ chế tạo (nếu có bản vẽ nguyên công thì xem kỹ bản vẽ nguyên công). Em đã được chỉ định là khoan trên máy khoan cần ..., vậy vấn đề còn lại là làm đồ gá đơn giản hay phức tạp, đồ gá khoan trên các máy vạn năng thường phải có bạc dẫn hướng mũi khoan để tăng độ chính xác và chống bẻ mũi khoan. khi khoan trên mặt xiên mà không có dẫn hướng thì bắt buộc phải có thêm bước vét phẳng bề mặt trước khi khoan.
Theo tôi nguyên công này không cần định vị vào lỗ tâm đâu em, vì đây là lỗ dầu, không cần chính xác quá,và định vị vào lỗ tâm, nếu để thao tác dễ cần đồ gá phức tạp hơn. Em chỉ cần định vị vào cổ trục và vai trục, còn bậc chống xoay tức là tỳ một điểm (tỳ vào một gờ phẳng, một vít điều chỉnh, hay một đầu chốt đủ cứng vững là được) nhưng chú ý là nên dùng chuẩn tinh.
Tóm lại có rất nhiều phương án để gia công trên máy đó. Nếu em làm thực tế em cần kiểm tra trực tiếp độ cứng vững, độ chính xác của máy.
 
Top