có ai vẽ được cái hộp số này không nhỉ

Ðề: có ai vẽ được cái hộp số này không nhỉ

Chào bạn

Mình có xem sơ qua file Autocad 2D của bạn. Đề tài này được chọn để dự thi tay nghề quốc gia, mà sao bản vẽ nhìn thấy thiếu kích thước quá trời, trong khi chi tiết lại tương đối phức tạp. Cái này mà nếu in ra giấy rồi bắt vẽ lại chắc cắn lưỡi luôn, hi

Bên mình có cậu nhân viên thử việc dùng Inventor và đọc bản vẽ cũng khá, có time rảnh mình kêu cậu ta vẽ thử cái này xem sao. Còn chi phí thì free nhé. Nếu là project chính thức bên mình xin lấy 50x50k thôi :)
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Ðề: có ai vẽ được cái hộp số này không nhỉ

Bài này nhìn thì nhiều vậy chứ thực ra không có gì là phức tạp. Cái phức tạp của nó là ở chổ làm sao để vẽ và edit để ra một chi tiết chính xác. Như ta biết cơ khí thì phải chính xác 100%, ví dụ thí sinh nào đó vẽ được 9 điểm đúng 90% thì thực tế cũng có thề vứt chi tiết đi là được, chẳng chế tạo được gì. The Rock mà cho cậu thử việc vẽ được 90% là ok, nếu vẽ đúng 100% thì mới thực sự là cao thủ - nhận câu đấy vào làm việc nhé.

Để vẽ chính xác quan trọng là kỹ thuật và phương pháp để vẽ, mình chưa thấy ai để cập đến cái này nhiều. Tốt nhất là tạo hai cửa sổ làm việc 1 solid và 1 drafting. Vẽ 1 cái base solid sau đó drafting nó ngay ra 2D để nhìn ngược lại so với bãn vẽ, dể hình dung và vẽ chính xác không thiếu chi tiết. Và bí kíp để mà vẽ thành công cho các chi tiết có hàng trăm part con bên trong này là nên vẽ riêng từng cụm - càng riêng càng tốt (áp dụng nguyên lý TÀU NGẦM – các nguyên lý sau đây bản quyền của ipumpkin ) – vẽ làm sao mà nếu lở 1 part bị sai phải delete thì không ảnh hưởng đến part khác – tàu ngầm thủng 1 khoang thì vẫn không bị chìm, và nguyên lý thứ 2 là nguyên lý XƯƠNG CÁ – các part con thì ăn theo part mẹ càng ít lớp càng tốt – giống như 1 cái xương cá bự ở giửa xương tiếp theo thì mọc từ xương bự ra và không mọc thêm xương từ xương này sketch phải ghi full contraint (ràng buộc - điều kiện này là bắt buộc), anh em mình khi vẽ cứ project, bắt điểm vào cái part vẽ trước đó để vẽ => cái này rất nguy hiểm, khi mà vẽ ví dụ 100 cái part con, cái 100 cứ nhè cái từ 1-99 mà bắt, chiếu cạnh thì khi mà cần edit ví dụ cái số 1 thì cái từ 2 đến 99 dính đạn ngay - nhiều khi để mà sửa nó là KHÔNG THỂ, chỉ có vứt cái part đi hay delete từ cái thứ 2 đến 99.

Các phần mềm cũng có hổ trợ history, tree cây thuộc tính, tuy nhiên theo mình vẽ ra thì dễ, edit cho nó tự động update đúng thì là chuyện khó.
 

leviettienCTM

Active Member
Ðề: có ai vẽ được cái hộp số này không nhỉ

Đề thi này theo mình nhớ là CADD 2010
cái này do mấy cậu cùng khóa bên trường mình vẽ và xuất bản vẽ.
Hầu hết khi đọc các bản vẽ 2D thường nhìn rất phức tạp nhưng sau khi vẽ xong 3D nhìn lại thì nó lại rất đơn giản! :))
^^
trước khi vẽ hãy đọc kĩ bản vẽ xem để chọn phương án vẽ sao cho hợp lí nhất, mà từ đó khi lắp ráp hoặc chỉnh sửa với các chi tiết khác sao cho dễ dàng, cái này phải luyện tập và làm nhiều mới thành thạo được vì VD như khi thiết kế máy là số lượng chi tiết lên khoảng > 1000 ~ 2000 part mà sửa một phát thì...như bác Pumkin nói đó! ^^
với những bạn tập vẽ thì cứ nghiền ngẫm và làm sao để vẽ được đúng là tốt rồi, sau khi thành thạo luyện tập hãy nghĩ làm sao để vẽ nhanh nhất! ;)
Chi tiết này đề QG nên chỉ cho ít kích thước là phải bác The Rock àh! :D
phần còn lại thí sinh phải tự đo và vẽ (đấy mới là lúc trổ tài đo đạc xem thế nào => Em phét tí! :D)
Chúc cậu bạn luyện vẽ tốt! ^^
;)
 
Author
Ðề: có ai vẽ được cái hộp số này không nhỉ

biết là vậy,nhưng để vẽ 1 chi tiết như thế này không dễ đâu,mình cũng thử rồi,tại hình vẽ cho kích thước nhiều quá,lại chiếu quá nhiều hình chiếu nên vẽ khó.mình nghĩ vẽ thì không có gì đặc biệt nhưng hình dung ra vật thể mới là vấn đề đấy bạn ah.không tin b thử vẽ đi xem mất bao nhiêu thời gian.thank bạn!
 
Author
Ðề: có ai vẽ được cái hộp số này không nhỉ

Chào bạn

Mình có xem sơ qua file Autocad 2D của bạn. Đề tài này được chọn để dự thi tay nghề quốc gia, mà sao bản vẽ nhìn thấy thiếu kích thước quá trời, trong khi chi tiết lại tương đối phức tạp. Cái này mà nếu in ra giấy rồi bắt vẽ lại chắc cắn lưỡi luôn, hi

Bên mình có cậu nhân viên thử việc dùng Inventor và đọc bản vẽ cũng khá, có time rảnh mình kêu cậu ta vẽ thử cái này xem sao. Còn chi phí thì free nhé. Nếu là project chính thức bên mình xin lấy 50x50k thôi :)
phải đấy bác ah,kích thước cho nhìn rất khó hình dung mà hình lại phức tạp,vẽ rất khó chính xác.
 
Author
Ðề: có ai vẽ được cái hộp số này không nhỉ

Bài này nhìn thì nhiều vậy chứ thực ra không có gì là phức tạp. Cái phức tạp của nó là ở chổ làm sao để vẽ và edit để ra một chi tiết chính xác. Như ta biết cơ khí thì phải chính xác 100%, ví dụ thí sinh nào đó vẽ được 9 điểm đúng 90% thì thực tế cũng có thề vứt chi tiết đi là được, chẳng chế tạo được gì. The Rock mà cho cậu thử việc vẽ được 90% là ok, nếu vẽ đúng 100% thì mới thực sự là cao thủ - nhận câu đấy vào làm việc nhé.

Để vẽ chính xác quan trọng là kỹ thuật và phương pháp để vẽ, mình chưa thấy ai để cập đến cái này nhiều. Tốt nhất là tạo hai cửa sổ làm việc 1 solid và 1 drafting. Vẽ 1 cái base solid sau đó drafting nó ngay ra 2D để nhìn ngược lại so với bãn vẽ, dể hình dung và vẽ chính xác không thiếu chi tiết. Và bí kíp để mà vẽ thành công cho các chi tiết có hàng trăm part con bên trong này là nên vẽ riêng từng cụm - càng riêng càng tốt (áp dụng nguyên lý TÀU NGẦM – các nguyên lý sau đây bản quyền của ipumpkin ) – vẽ làm sao mà nếu lở 1 part bị sai phải delete thì không ảnh hưởng đến part khác – tàu ngầm thủng 1 khoang thì vẫn không bị chìm, và nguyên lý thứ 2 là nguyên lý XƯƠNG CÁ – các part con thì ăn theo part mẹ càng ít lớp càng tốt – giống như 1 cái xương cá bự ở giửa xương tiếp theo thì mọc từ xương bự ra và không mọc thêm xương từ xương này sketch phải ghi full contraint (ràng buộc - điều kiện này là bắt buộc), anh em mình khi vẽ cứ project, bắt điểm vào cái part vẽ trước đó để vẽ => cái này rất nguy hiểm, khi mà vẽ ví dụ 100 cái part con, cái 100 cứ nhè cái từ 1-99 mà bắt, chiếu cạnh thì khi mà cần edit ví dụ cái số 1 thì cái từ 2 đến 99 dính đạn ngay - nhiều khi để mà sửa nó là KHÔNG THỂ, chỉ có vứt cái part đi hay delete từ cái thứ 2 đến 99.

Các phần mềm cũng có hổ trợ history, tree cây thuộc tính, tuy nhiên theo mình vẽ ra thì dễ, edit cho nó tự động update đúng thì là chuyện khó.
bác nói không phức tạp thì hơi quá đấy,e thấy vẽ thì không phức tạp nhưng để hình dung ra vật thể và vẽ lại thì không dễ chút nào đâu,không tin bác thử xem,hj.và đây là 1 chi tiết bác ah chứ không phải 1 cụm chi tiết lắp giáp lại với nhau,hj.thank bác vì đã chia sẻ nguyên lý vẽ nhanh cho cụm cho tiết.:15:
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Ðề: có ai vẽ được cái hộp số này không nhỉ

bác nói không phức tạp thì hơi quá đấy,e thấy vẽ thì không phức tạp nhưng để hình dung ra vật thể và vẽ lại thì không dễ chút nào đâu,không tin bác thử xem,hj.và đây là 1 chi tiết bác ah chứ không phải 1 cụm chi tiết lắp giáp lại với nhau,hj.thank bác vì đã chia sẻ nguyên lý vẽ nhanh cho cụm cho tiết.:15:
Vấn đề nằm ở chổ tô đậm đấy bác ạ. Phải "trình" cao thủ trở lên mới thấy được cái chân lý đó. Ai mà vẽ cái chi tiết này chỉ 1 part mà yêu cầu chính xác 100% thì xác xuất "toi" là khá cao. Theo mình 1 cao thủ vẽ CAD có 10 năm kinh nghiệm thì bằng 3 - 5 lần một "gà" chỉ cở 2-3 năm kinh nghiệm. :10:Tư duy để vẽ + dựng hình thì chỉ thuộc hạng "gà", tư duy để vẽ nhanh, vẽ chính xác và vẽ để mà kiểm soát thay đổi, hiệu chỉnh mới thực sự là "senior".

Xuất phát từ nhu cầu công việc và kinh nghiệm thực tế thì khi vẽ cái chi tiết ví dụ chi tiết này vẽ càng riêng càng tốt, càng nhiều part càng tốt cho việc edit, chỉnh sửa. Khi vẽ 1 chi tiết không nhất thiết phãi vẽ ngay chính nó mà người ta vẽ bù, vẽ ngược lại nó => cho nó ra nhiều part riêng, sau đó dùng các thuật toán dạng boolean như subtract, cut, add, remove nó ra hình dạng cuối.

Trước mình có 1 đứa bạn làm cho một công ty Nhật ở quận 7 chuyên vẽ hộp số như thế này, một hộp số phụ thuộc vào tiến độ công việc có thể nhiều kỹ sư cùng vẽ 1 lúc, ví dụ người vẽ phía bên trái, người bên phải, người vẽ trong, người vẽ ngoài.
 

leviettienCTM

Active Member
Ðề: có ai vẽ được cái hộp số này không nhỉ

Quá nhiều hình chiếu có phải thừa đâu bạn?kích thước cho khó hình dung phải kể đến các bản vẽ của nhật! :))
Bạn biết cụm EGRV của xe ô tô không? bản vẽ của nó có hơn chục hình, kích thước nhằng nhịt và yc chính xác rất cao.
Bất kì bản vẽ nào trước khi đọc hãy tư duy cách vẽ, bạn cứ luyện tập dần rồi cũng sẽ có thể thành Senior giống bác Pumkin nói đó! ^^
Bản vẽ này mới ở cấp độ chung thôi chưa phải là quá khó để vẽ, mới vẽ bạn có thể tốn 1 tuần để vẽ??? vẽ rồi vẽ lại => sau đó liệu 1 ngày vẽ xong không? ^^
Lí do tại sao các bạn đi thi vẽ nhanh được là cũng vì vậy đó! ;)
Văn ôn võ luyện màh
 
Top