dao tiện định hình

  • Thread starter ximao_86
  • Ngày mở chủ đề
X

ximao_86

Author
chào các thầy và các thành viên trong diễn đàn, mọi người cho em hỏi: tại sao khi tiện định hình chi tiết có cung cong hoặc cung tròn ta phải tính cung tròn thay thế trên dao tiện định hình ?
 
tại sao khi tiện định hình chi tiết có cung cong hoặc cung tròn ta phải tính cung tròn thay thế trên dao tiện định hình ?
Theo mình :
+ chi tiết có cung cong mà ta không tính cung tròn thay thế :thì ta phải xác định nhiều điểm liên tiếp trên đó để xác định lên cung tròn(vẽ -tạo lên cung cong ) đó.Càng muốn cung cong đó chuẩn xác ta càng phải xác định nhiều điểm.Việc này rất phức tap...
+ Khi ta tính và xác định cung tròn thay thế thì viêc này sẽ đơn giản hơn nhiều.Ta chỉ cần xác định 2 điểm và 1 bán kính R thay thế=> Việc này dễ làm và chính xác.Lượng dư còn lại(chênh lệch) giữ cung tròn chi tiết với cung tròn thay thế(của dao) ta để lại cho các phương pháp gia công khác (vị dụ như mài...)
 
- Tính cung tròn thay thế có liên quan đến sai số "gá đặt" khi gia công bằng dao tiện định hình gá có điểm cơ sở ngang tâm (tớ cho từ gá đặt trong ngoặc kép đấy nhé, chú ý sai số gá đặt ở đây khác với sai số gá đặt trong công nghệ.) Khi khảo sát sai số gá đặt ở chi tiết gia công bằng dao tiện định hình, ta chỉ thấy khảo sát trên đoạn biên dạng hình côn. Để khắc phục sai số này người thiết kế phải tính toán để gá đoạn côn đó ngang tâm chi tiết.

- Đoạn cung tròn cũng có sai số (vì một cung cong là tập hợp của vô vạn đoạn thẳng mà.) Để khắc phục sai số này ở đoạn cung tròn, ta phải chia nó thành nhiều đoạn côn (số lượng chia càng nhiều thì độ chính xác càng cao) và mỗi đoạn côn nhỏ đó lại phải tính để gá đoạn lưỡi cắt tương ứng ngang tâm chi tiết. Phương án này dẫn đến khối lượng tính toán rất lớn và chế tạo rất phức tạp. Để đơn giản, người ta phải tính toán và chế tạo một cung tròn thay thế.

- Để hiểu rõ hơn, bạn hãy đọc lại về "sai số gá đặt" khi gia công bằng dao tiện định hình gá điểm cơ sở ngang tâm.
 
Ximao_86 đã mở 2 chủ đề về "dao tiện định hình". Có lẽ bạn (và các bạn khác nữa) nên tập trung các câu hỏi về cùng chủ đề vào một chỗ? Như vậy tránh cho người tham gia diễn đàn bị phân tán, các chủ đề của diễn đàn tập trung hơn.
 
P

phamtu

Author
cả nhà ơi cho em hỏi với:Cho biết ý nghĩa góc sau bổ xung trên phần cắt của dao?
tại sao thường chọn góc trước âm cho mảnh dao hợp kim cứng?
thanks trước nhe/
 
X

ximao_86

Author
cảm ơn tất cả mọi người về các ý kiến trên
 
cả nhà ơi cho em hỏi với:Cho biết ý nghĩa góc sau bổ xung trên phần cắt của dao?
tại sao thường chọn góc trước âm cho mảnh dao hợp kim cứng?
thanks trước nhe/
Tớ chưa hiểu góc sau bổ sung trên phần cắt của dao? Bạn có thể cho cái hình lên được không?
mảnh hợp kim cứng có ưu điểm là độ cứng, độ bền nhiệt cao nhưng nhược điểm cơ bản là độ bền cơ học thấp. Thường chọn góc trước của mảnh hợp kim cứng âm để tăng bền cho lưỡi cắt.
 
Ðề: dao tiện định hình

cái này sách hướng dẫn và cuốn dao 1 đãn nói rồi mà:39:
 
Ðề: dao tiện định hình

hay quá em cũng đang thắc mắc vấn đề này
 
Last edited:
Top