Giá trị Z trong G43

Ðề: Giá trị Z trong G43

@lddung2010: Thực ra là tungctm8 chưa được thực hành trên máy thôi, còn hiểu đúng cách các thày dạy rồi đấy.
+)Khi đi học các thày cũng dạy mình như vậy, nhưng khi đi làm thì mình không làm như vậy.
Về lý thuyết thì khi trong các dao(ví dụ 3 dao dưới đây) thì điểm Tzero(xanh) là không đổi khi thay dao, còn điểm đỏ thì thay đổi.
Vậy khi điều khiển ta tưởng tượng rằng sẽ điều khiển điểm Tzero(xanh) cộng với khai báo các giá trị A, B, C cho máy biết là ok.
+)Khi đi làm ta lại "tưởng tượng" dễ hơn là điều khiển các điểm Tzero(đỏ) và "set" các điểm đó với gốc tọa độ phôi(gá phôi).
Và thực tế là cách làm này hiệu quả hơn cách được học.
Nhưng nếu để ý thì bản chất quá trình vẫn là cách mà sách đã dạy mà thôi.


Các tài liệu hướng dẫn lập trình kèm theo máy cũng hướng dẫn như vậy mà:
 
Last edited:
T

tungctm8

Ðề: Giá trị Z trong G43

Cảm ơn anh nhiều. Nhưng ở đây mình lấy dao số mấy làm chuẩn vậy anh? Vậy cái gia trị mình nhập vào các ô (H01, H02,...) là các giá trị (h1, h2,..theo hình minh họa).
Khó hiểu thật! Theo như anh @lddung2010 nói thì sao người ta lại ko đo dao như vậy nhỉ? Anh có thể giải thích cụ thể hơn được ko?
 
Last edited by a moderator:

mrgiang99

Active Member
Ðề: Giá trị Z trong G43

Cảm ơn anh nhiều. Nhưng ở đây mình lấy dao số mấy làm chuẩn vậy anh? Vậy cái gia trị mình nhập vào các ô (H01, H02,...) là các giá trị (h1, h2,..theo hình minh họa).
Khó hiểu thật! Theo như anh @lddung2010 nói thì sao người ta lại ko đo dao như vậy nhỉ? Anh có thể giải thích cụ thể hơn được ko?
Dùng dao nào thì offset tính từ con dao trước, với điều kiện là chưa bù offset âm!

Ví dụ bạn đang dùng con dao đầu tiên, dùng M06 để thay dao, dùng M03 đặt speed spindle, thì lúc này lượng bù offset chiều dài là (h1-h2)

Như vậy G code bù dao của bạn là: G43 H(h1-h2)

Chúc may mắn!

=========================
Bổ sung lại cho đầy đủ để tránh trường hợp thiếu may mắn!

Để tránh trường hợp như bác Ledung chú ý ở post dưới:


1/Luôn nhớ khi thay dao, khi bù dao bằng G43, hoặc G44 và gia công xong thì ta nên dùng luôn với G49 để hủy bù.


2/Như vậy chỉ cần tính h là độ chênh lệch chiều dài con dao mới thay so với chiều dài con dao đã set Z=0 để nhập vào G43 (hoặc G44)
 
Last edited:

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Giá trị Z trong G43

Về lý thuyết thì bác Giang trình bày chuẩn với trường hợp mô tả ảnh 1 của bác mega rồi , còn làm trên máy cụ tỷ thế nào thì cũng tùy vào hệ điều khiển mà có sự khác nhau đôi chút.Nếu dùng dăm bảy con , hoặc trên chục con mà âm dương cứ loạn cả lên ..sau 1 hồi tính toán..cũng hơi khó tự tin để bấm Start với Max Rapid đấy.Vì vậy Chúc may mắn!
 
N

ngdh

Ðề: Giá trị Z trong G43

Cách diễn tả của bạn Mega là đúng rùi đó, mình cũng từng làm và set Dao cho máy CNC hệ điều hành FANUC, khi ta đưa Z về điểm zero của máy tức mũi dao của con dao của ta sẽ là điểm Tzero (đỏ) và sau đó khi di chuyển mũi Dao đến bề mặt của chi tiết cần gia công, mà bề mặt đó ta muốn nó là điểm Z=0 của mình khi gia công thì ta sẽ lấy tọa độ đó (Khi đó gọi tổng chiều dài là L thì khi đó dao vừa xuống được 1 giá trị là Hxx, và do đó khi ta lấy L - Hxx sẽ là giá trị của đầu Dao (là chiều dài A, B or C...) so với điểm Z zero của máy, giá trị này luôn âm) ghi vào cho giá trị Offset cho con dao đó thì máy sẽ tự hiểu đó là điểm Z=0 khi ta gia công chi tiết. thân!
 
Last edited by a moderator:
L

lqbinh

Ðề: Giá trị Z trong G43

Xin chào mọi người,
Tôi có ý kiến về sử dụng lệnh G43 và G44 như sau:
1. Trong sử dụng gia công nhiều dao ta chỉ nên sử dụng lệnh G43 (không nên dùng thêm G44 để không bị nhầm lẫn).
2. Sử dụng lệnh G49 để hủy lệnh G43.
3. Bản chất G43 như một số bạn đã nói, là bù chiều dài dao theo hướng dương (Z+). Câu lệnh thường được sử dụng là
(G90)(G00) G43 Haa Zbb; lệnh G90, G00 nếu đã được hiện hành trên bộ nhớ máy thì không cần thêm vào.
aa là ô nhớ lưu giá trị bù chiều dài dao có thể từ 01 đến 49 hoặc giá trị khác tùy theo máy.
bb là giá trị độ cao (so với điểm chuẩn cần thiết lập của chi tiết) mà ta cần đưa dao đến sau khi máy thực hiện bù trừ.
Cách thực hiện khi sử dụng lệnh G43 có 2 cách như sau:
A. Sử dụng một dao làm chuẩn.
Trong trình bày này tôi xin dùng hình minh họa của Mega để trình bày cho thuận lợi.
Gọi bao A là T01, dao B là T02 và dao C là T03 tương ứng với nó là 3 ô nhớ H01, H02, và H03.
Sử dụng con dao T02 làm dao chuẩn.
1. Lắp dao T02 lên trục chính.
2. Thực hiện OFFSET cho dao T02 ta sẽ có thông số tọa X, Y, Z của điểm chuẩn phôi so với điểm chuẩn của máy (giá trị lấy tại ô MACHINE). Nhập giá trị này vào G54 (có thể dùng G55,..G59). Ví dụ X-251.394 ; Y-128.332 Z-304.598 thì ta nhập các giá trị trên và G54.
3. Chuyển sang môi trường lập trình tay MDI và cho thực hiện lệnh G54 (Nhập G54 EOB> INSERT (hoặc INPUT tùy máy) > CYCLE START). Mục đích là cho máy nhận gốc tọa độ theo dao số 2.
4. Bấm POS hiển thị tọa độ ABSOLUTE
5. Tốt nhất là sử dụng tay quay để di chuyển dao đến tọa độ X0,Y0 và cuối cùng là Z0. Nếu khi X, Y, Z tại ô ABSOLUTE là 0,0,0 và dao T02 ở đúng vị trí mà ta cần thiết lập gốc tọa độ thì qua bước tiếp theo, nếu không đúng thì kiểm tra lại.
----- dao T01 ------
6. Thay dao T01 vào trục chính. Dùng tay quay để di chuyển dao chạm vào mặt phôi.
7. Đọc giá trị Z ở ô ABSOLUTE (giá trị này là giá trị âm, do dao T01 ngắn hơn dao T02). Ví dụ là Z-20.058
8. Nhập giá trị Z vừa đọc được vào ô nhớ số 01, giá trị nhập vào là -20.058.
----- Xong cho dao T01 ------

----- dao T03 ------
6. Thay dao T03 vào trục chính. Dùng tay quay để di chuyển dao chạm vào mặt phôi.
7. Đọc giá trị Z ở ô ABSOLUTE (giá trị này là giá trị dương, do dao T03 dài hơn dao T02). Ví dụ là Z30.800
8. Nhập giá trị Z vừa đọc được vào ô nhớ số 03, giá trị nhập vào là 30.800
----- Xong cho dao T03 ------

Còn ô nhớ 02 có giá trị là 0.000
---------------------

Với cách làm này ta có thể sử dụng thước đo chiều dài dao để thực hiện cho nhanh hơn và thuận lợi hơn.


B. Cách 2 không dùng dao chuẩn
1. Sau khi có được điểm chuẩn của chi tiết theo phương X và Y ta nhập giá trị này vào G54 còn giá trị Z trong G54 ta cho giá trị là 0.
2. Thực thi lệnh G54, như ở trên.
----- dao T01 ------
3. Thay dao T01 vào trục chính. Dùng tay quay để di chuyển dao chạm vào mặt phôi.
4. Đọc giá trị Z ở ô ABSOLUTE , Ví dụ là Z-320.058
5. Nhập giá trị Z vừa đọc được vào ô nhớ số 01, giá trị nhập vào là -320.058.
----- Xong cho dao T01 ------

----- Dao T02
6. Thay dao T02 vào trục chính. Dùng tay quay để di chuyển dao chạm vào mặt phôi.
7. Đọc giá trị Z ở ô ABSOLUTE, Ví dụ là Z-300.058
8. Nhập giá trị Z vừa đọc được vào ô nhớ số 02, giá trị nhập vào là -300.058.
----- Xong cho dao T02 ------

----- dao T03 ------
9. Thay dao T03 vào trục chính. Dùng tay quay để di chuyển dao chạm vào mặt phôi.
10. Đọc giá trị Z ở ô ABSOLUTE, Ví dụ là Z-280.800
11. Nhập giá trị Z vừa đọc được vào ô nhớ số 03, giá trị nhập vào là -280.800
----- Xong cho dao T03 ------
Lưu ý trong trường hợp này giá trị Z ở ô ABSOLUTE và MACHINE là như nhau, đều so từ điểm chuẩn của máy.

Tương tự như 1 trong 2 cách trên ta thực hiện cho các dao còn lại,

Chúc thành công,
 
Last edited by a moderator:

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Author
Ðề: Giá trị Z trong G43

Trong quá trình mày mò tự học về gia công với Cimatron, em đụng tới vấn đề này, cái chính là không có máy thực tế cũng như không ai (đủ can đảm...)chịu cho mình mượn máy để thử.

Anh dành chút thời gian cho diển đàn quả thật là vinh hạnh. Hiện nay mình đang nghiên cứu chuyên sâu về gia công 5 trục với hai kiểu máy "Dumb" và "RTCP". Về kiểu máy "Dumb" của Fanuc thì mình đã có thể chủ động được về lập trình và viết Post Processor. Máy kiểu "RTCP" của Heidenhein thì mình đang nghiên cứu thêm.

Về G43 để so dao, hiện nay một số dòng máy mới có gắn (và bán ..rời) bộ set dao tự động cho máy. Thiết bị này được gắn vào Thân máy, khi thay dao mới nhập lệnh P98...vào, dao tự động so và set vào máy. Thiết bị này được cố định và không đổi, do đó rất thuận tiện và tránh sai sót trong quá trình set dao.
 
Last edited:
H

H_T

Ðề: Giá trị Z trong G43

A lqbinh nói rất chính xác nhưng về cách thứ 2 e xin có thêm ý kiến:
Thực tế chỗ em cũng dùng như vậy nhưng để tránh làm hỏng bể mặt phôi thì dùng chuôi dao phay fi 10 đặt lên mặt phôi và cho các con dao cần bù lần lượt chạm và chuôi dao này khi nhập tọa độ của G54 thì nhập Z-10
 
L

lqbinh

Ðề: Giá trị Z trong G43

Đơn giản hơn có thể sử dụng can lá loại có bán ngoài thị trường bề dày từ 0.01 đến 1mm để lót lên mặt phôi khi chạm dao rồi thêm bề dày của nó vào là OK.
Thanks,
 
Ðề: Giá trị Z trong G43

Chia sẻ chút về Rotate Tools Control Point đi anh Phúc.
Em có chút tài liệu RTCP đó, và có bộ post cho Heidenhain work well cho máy 5 trục. (Bảo đảm có sử dụng RTCP trong chương trình được post ra luôn). Nhưnt tiếc là của PowerMill.
Có rảnh thì ra ngoài Skype chat chi tiện anh Phúc nhé.
Skype ID: hai.tran.hong
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Author
Ðề: Giá trị Z trong G43

Chia sẻ chút về Rotate Tools Control Point đi anh Phúc.
Em có chút tài liệu RTCP đó, và có bộ post cho Heidenhain work well cho máy 5 trục. (Bảo đảm có sử dụng RTCP trong chương trình được post ra luôn). Nhưnt tiếc là của PowerMill.
Có rảnh thì ra ngoài Skype chat chi tiện anh Phúc nhé.
Skype ID: hai.tran.hong
Nghe sếp mình bảo bọn Heidenhein đi trước bọn Fanuc rất nhiều về kiểu máy "RTCP", không dấu gì bác mình cũng có một số POST demo của đủ các loại máy từ Fanuc, Sienmen, Simurik..đến Heidenhein, nhưng Post này chưa xài được, tụi hãng nó gắn vào vào con "bug" để mà mình muốn xải phải mua. Bằng cách thức đến 2h sáng mình đã phá được con "bug" của Fanuac, từ nay 4,5 Trục của Fanuc Pumpkin mình có thể tự hào viết được. Nghe nói anh QuyenCM trên diển đàn rất giỏi về Post, mình cùng nhau phá bỏ thế độc quyền của bọn Nhật, Đức nhé. Về "RTCP" là dạng máy Head - Head, ,trục mang dao cũng xoay đi theo 3 hướng....cùng chia sẽ thêm nhé.
 
Ðề: Giá trị Z trong G43

Vậy là anh Phúc chưa hiểu RTCP hay TCPM là gì rồi!
RTCP hay TCPM là chức năng của máy 5 trục cho phép nội suy vị trí hiện tại của mũi (tool tip) khi các trục xoay.
Nói cách khác, đây là chức năng đặc biệt xác định vị trí tương đối hiện tại của đầu mũi dao so với phôi hay bàn máy khi các trục quay chuyển động.

Bất kỳ kiểu máy nào: Head Head, Table Head, Table Table... Các kiểu máy này chỉ khác nhau về kết cấu cơ khí, ngoài ra thì quỹ đạo tạo hình không có khác nhau gì... Nếu các máy này có gắn bộ đk có chức năng RTCP hay TCPM thì như nhau hết cả thôi.

Có cái ngại là nếu những máy 3 trục sau khi được cải tiến thành 5 trục bằng cách gắn thêm bộ dual rotary table... nếu như bộ điều khiển không có chức năng RTCP hay TCPM thi không thể chạy được kiểu simutarious trừ khi xác định rõ điểm tâm của 2 trục quay như đã nói từ trước; và nói thêm với trường hợp này thì việc lập trình CAM khá khó khăn.

P/S: RTCP & TCPM viết tắt cho: Rotary Tool Center Point & Tool Center Point Manager và chúng là cùng 1 chức năng của bộ điều khiển.
Mong được trao đổi thêm.
Anh Phúc có thể vui lòng chia sẻ và trao đổi các bộ post đó không?
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Author
Ðề: Giá trị Z trong G43

haith2407;108758]Vậy là anh Phúc chưa hiểu RTCP hay TCPM là gì rồi!
Hehe, có lẻ tớ chưa hiểu theo cách mà cậu hiểu..hi hi
RTCP hay TCPM là chức năng của máy 5 trục cho phép nội suy vị trí hiện tại của mũi (tool tip) khi các trục xoay. Nói cách khác, đây là chức năng đặc biệt xác định vị trí tương đối hiện tại của đầu mũi dao so với phôi hay bàn máy khi các trục quay chuyển động.
Tớ nghỉ cậu hoàn toàn đúng ở điểm này, tuy nhiên nếu không có chức năng RTCP thì máy 5 trục vẩn nội suy vậy. Sự khác biệt là khi không có RTCP- thì điểm tham chiếu là vị trí đầu dao.

Điểm khác biệt giữa "điểm tiếp xúc hiện tại được dùng như điểm tham chiếu" và "điểm tiếp xúc hiện tại đạt được bởi cơ học" là then chốt.
Bất kỳ kiểu máy nào: Head Head, Table Head, Table Table... Các kiểu máy này chỉ khác nhau về kết cấu cơ khí, ngoài ra thì quỹ đạo tạo hình không có khác nhau gì... Nếu các máy này có gắn bộ đk có chức năng RTCP hay TCPM thì như nhau hết cả thôi.
Cái này là chính xác. RTCP không phụ thuộc vào máy hay dao.
Có cái ngại là nếu những máy 3 trục sau khi được cải tiến thành 5 trục bằng cách gắn thêm bộ dual rotary table... nếu như bộ điều khiển không có chức năng RTCP hay
Tớ nghỉ thường khi gắn thêm trục thì phải kiểm tra và nếu cần thiết thì upgrade bộ điểu khiển để có thể điều khiển được chức năng RTCP mà thôi.
TCPM thi không thể chạy được kiểu simutarious trừ khi xác định rõ điểm tâm của 2 trục quay như đã nói từ trước; và nói thêm với trường hợp này thì việc lập trình CAM khá khó khăn.
Đến cái này thì mình nghỉ vẩn chưa chắc chắc lắm vì minh thực tế vẩn chưa…thực nghiệm được. Tuy nhiên theo mình thì có RTCP hay không có RTCP (hoặc TCPM ?) việc lập trình cho máy 5 trục đều phụ thuộc vào điểm tâm của 2 trục xoay – khi xuất chương trình bắt buộc phải xác định và khai báo 2 điểm tâm này. Vì nếu không khai báo làm sao phần mềm CAD/CAM có thể nội suy cho đúng ?
P/S: RTCP & TCPM viết tắt cho: Rotary Tool Center Point & Tool Center Point Manager và chúng là cùng 1 chức năng của bộ điều khiển.Mong được trao đổi thêm.Anh Phúc có thể vui lòng chia sẻ và trao đổi các bộ post đó không?
Mình đã tặng cho trường Lý Tự Trọng 1 bộ Post cho máy 4 trục hôm demo (đi cùng với đại diện Hoàng Quốc - Mr.Giang), đã cắt thử tại chổ luôn…chạy rất tốt. Mình chưa hiểu về điều kiện chia sẽ và trao đổi như thế nào? …hi hi, tuy nhiên rất sẳn lòng hợp tác.
 
Last edited:
Ðề: Giá trị Z trong G43

Về "RTCP" là dạng máy Head - Head, ,trục mang dao cũng xoay đi theo 3 hướng
Anh nói như vậy thì tôi phải hiểu là anh hiểu như thế nào? :20:
Gia công 4 trục thì chẳng cần phải RTCP làm gì cho mệt.
Tôi đang nghiên cứu chế lại cái Post cho ProE trong gia công 5 trục với Fanuc, Heidenhain, Siemens...
Delcam thì đã xử lý xong, nhưng nhìn lại cái Pro/E của mình chưa có post 5 trục thấy ức chế quá!
 
Last edited:
Top