giúp em phương án để gia công rãnh này

  • Thread starter nguyentuanctm
  • Ngày mở chủ đề
N

nguyentuanctm

Author
Last edited by a moderator:
B

bichloan_CNS

Author
Mình nghĩ bạn nên gia công rãnh này trên CNC, nhưng nếu gia công trực tiếp thì không ổn vì có thể đầu dao bị cọ vào thành bên của sản phẩm, vì thế bạn cần phải thiết kế đồ gá để nối dao rồi sau đó gia công.
 
M

MTAM

Author
Nguyên công này của bạn có nhiều phương pháp để gia công. tuy nhiên, có hai phương pháp thích hợp nhất cho gia công loạt lớn vì năng suất gia công cao là tiện và phay.
Phương pháp tiện: giá thành gia công của pp này rẻ, năng suất cao nhưng không phù hợp lắm với chi tiết có kết cấu phức tạp như của bạn.
Phương pháp phay: pp này thì năng suất không cao bằng tiện, giá thành gia công đắt hơn nhưng phù hợp với chi tiết có kết cầu phức tạp. Theo tôi thì bạn có thể dùng dao phay đặc biệt để gia công đồng thời cả lỗ D15 và rãnh này cùng một lúc.
 
nguyên công nầy nên thực hiện gia công bằng phương pháp phay, dùng dao phay ngón, chi tiết được gá đặt trên mâm quay thông qua bộ đồ gá chuẩn ( mâm quay nầy nên xem trong sách CNCTM cuốn 3 ).
Thân !
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Mình nghĩ bạn nên gia công rãnh này trên CNC, nhưng nếu gia công trực tiếp thì không ổn vì có thể đầu dao bị cọ vào thành bên của sản phẩm, vì thế bạn cần phải thiết kế đồ gá để nối dao rồi sau đó gia công.
Nếu thuê bạn thiết kế đồ gá thì bạn lấy bao nhiêu tiền? :64:
Nhớ là đồ gá cho máy Tiện nhé, mà là tiện CNC với mâm cặp Thủy lực cho máu.:64:
 
B

bichloan_CNS

Author
@:Nếu thuê bạn thiết kế đồ gá thì bạn lấy bao nhiêu tiền?
Nhớ là đồ gá cho máy Tiện nhé, mà là tiện CNC với mâm cặp Thủy lực cho máu.

Em đâu có nói làm đồ gá cho máy tiện đâu nhỉ???!!! Em nói làm đồ gá để nối dài cho con dao phay ngón cơ mà!
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Nối là nối chứ ai lại đồ gá nối.
Mà dùng dao ngón để Phang rãnh này đâu cần nối làm gì cho phiền hà. Dao đủ dài để chiến đấy. Sâu 151mm, Muỗi cụ, dài hơn cũng được ấy chứ.
Chắc bạn chưa thấy dao dài thế rồi, hội chợ tới ở Giảng Võ đi thăm cho biết. Để gia công rãnh rộng 16mm dùng dao fy15mm dài 200mm phang tới số luôn. Nếu là vật liệu là Gang, gặm càng ngọt.

Mới nghe đến tiện CNC đã sợ rồi, cái này rơi vào tay mấy ông già thì cứ gọi là hốt bạc ấy chứ. Tiện CNC là ngon nhất đấy nhưng thấy mình khó làm được thì đưa lên Phay cũng được, nhưng đã phay thì ko nhất thiết phải là phay CNC. Bạn đã quên bàn gá xoay của máy phay rồi.:64::64::64::64:
 
B

bichloan_CNS

Author
@Liễu Ngân Đình: Thực tế sản phẩm này gia công trên máy tiện cơ cũng được chứ không cần phải đến máy tiện CNC đâu, nhưng em muốn đề cập gia công sản này phẩm trên phay CNC thôi. Con dao fy15mm dài 200mm phay rãnh 16mm phang tới luôn như bác nói, nhưng phay trên vật liệu gì (hay chỉ gang, đồng, nhôm thôi) và tốc độ tiến dao và chiều sâu cắt mỗi lớp là bao nhiêu, liệu thời gian có nhanh hơn được không?! Trong khi sản phẩm của bạn nguyentuanctm, để phay được rảnh rộng 15mm sâu 8mm con dao phay dài tối thiểu 176mm(118+50+8) chưa kể phần đuôi của dao để gắn vào đầu dao, vật liệu ít nhất cũng C45 hoặc S45C trở lên, lại sản xuất hàng loạt, mà không biết xưởng cơ khí của bạn nguyentuanctm có được đầu tư máy phay giống với giống máy bác Đình diễn tả không nhỉ?!
Như bác Đình nói sản phẩm này bạn nguyentuanctm cũng có thể gia công trên máy phay cơ(nếu bạn có máy phay có bàn gá quay).
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Ý tớ là con dao nó thò ra khỏi bầu cặp là 200mm.
Phay thì trên Gang, Thép, Đồng, Nhôm gì chẳng được. Với chiều dài ấy làm gì mà lo bị đảo. Phần kẹp thì trên 30mm là không phải lo kẹp lỏng.
Máy móc thì có gì ghê gớm mà không làm được, chỉ có bàn gá xoay là có thể có, cũng có thể không. Nhưng bàn gá xoay mà ko có thì tính năng của máy phay đã bị giảm đáng kể rồi.

Tiện nào chẳng làm được, CNC thì có những ưu điểm của Loạt, bạn đề cập đến loạt mà lại nghĩ đến việc gia công trên tiện Vạn năng là ko đúng.
Tiện trên máy vạn năng thì bạn phải gá kẹp và rà gá, mất thời gian. Trong khi với kẹp bằng mâm Thủy lực trên máy CNC thì bạn chỉ cần kẹp là chuẩn. (gá kẹp chuyên dụng cho sản phẩm này) Chưa kể đến việc kỹ năng của người thợ Tiện, với tiện CNC thì chẳng quan tâm đến chuyện này.
 
Last edited by a moderator:
M

MTAM

Author
Tại sao không ai tán thành phương án phay bằng dao đặc biệt của tôi nhỉ! Thân dao được thiết kế đặc biệt để gia công đồng thời cả lỗ D15 và rãnh này luôn một lượt. Dao vẫn dùng insert tiêu chuẩn nên giá thành không quá cao. Có thể gia công trên máy phay đứng thậm chí máy khoan cũng được luôn. Chi phí cho thân dao này còn rẻ hơn là làm đồ gá ấy chứ! Chi phí khấu hao máy cũng rẻ hơn so với machining center.
Anh Đình tìm giúp xem có con dao
phi 15 nào mà có chiều dài lớn hơn 200 với! he he he
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Dao dài trên 200 là chuyện bình thường, có gì lạ, đường kính 15mm cũng có chứ có phải ko đâu.
Tớ làm mãi rồi, có gì lạ đâu nhỉ.
Dao ngón cũng có, dao mảnh ghép cũng có.
 
các bạn càng giúp đỡ, càng thảo luận hăng say lại càng xa vấn đề mà khổ chủ cần giúp.
Nên lưu ý đây là đồ án công nghệ của các em SV, nếu xài cái CNC ( phay và tiện ) thì mấy em bị mấy ông Thầyphản biện đè dẹp lép liền, không vững đâu.
Nếu xài tiện hay phay ( cơ ) thì mấy em nó sẽ dễ hình dung và thực tế hơn để mấy em nó dễ có cơ sở mà bảo vệ trước bào nhiêu ý phản biện.
Tóm lại:
Nên hướng các em nó phương pháp gia công đơn giản mà hiệu quả và chính xác. Tiện và phay thì đều phải làm đồ gá, vướng mắc là dao cụ thôi. Tập trung vào đây mà còn tính chế độ cắt, công suất máy và giá thành. Chứ xài CNC thì mấy em nó không có sách hướng dẫn mà làm thì nguy lắm lắm !
Thân !
Huỳnh Phúc Linh
 
Kính thưa các bác!khổ chủ của topic này đang là một sinh viên cậu ấy đang học nên kết quả của đồ án là dựa trên lý thuyết mà đc thầy cô,dạy.
Cần phải đi từ những thứ cơ sở những máy cổ điển và truyền thống Tiện - Phay _Bào-Mài , các bác quân sư cho bạn ý gia công bằng CNC thì chắc thầy bạn ý không đồng ý đâu ạ,lớp em có một cậu cần làm một cái rãnh trong.lúc đầu thầy gợi ý là.. là nhưgn đọc hay tham khảo đâu đó cậu ý dùng điện lý hoá, rồi xung kết quả đang bị nợ đồ án này .
Còn theo tớ thì phay bằng dao phay đĩa là ổn rồi mà,quan trọng đồ gá như thế nào thôi.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Quả là độc đáo đấy.
Bạn nên phương án xem sao?
 
N

nguyentuanctm

Author
cảm ơn các bác đă góp ý .
quyên mất em không nói đây là đồ án công nghệ CTM . dùng cnc trắc là hơi khó với bọn em .Thầy giáo cũng có gợi ý là dùng đồ gá mâm quay như bác phúc linh đó .
bác và các anh chi có thể nói rõ hơn về phương pháp này không .??
phải thiết kế đồ gá như thế nào ,chon dao có gì đặc biệt không ?
và có phải khoan mồi trước khi phay không ??
cảm ơn cả nhà trước !!!!
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Chẳng có gì ghê gớm cả, như đã trình bày ở bài trước.
Bạn chỉ việc đặt cái sản phẩm này vào đồ gá kẹp và đương nhiên Đồ gá kẹp nằm trên bàn quay với tâm quay trùng với tâm lỗ vật gia công và đưa dao phay vào gặp luôn, ko cần phải khoan mồi dì cả, cứ vậy mà dí xuống tới 2mm rồi quay bàn quay thôi. Đương nhiên để đạt 2mm thì phải xem dao của bạn có tải nổi 2mm ko hay chỉ được 1mm.

Yên tâm về chiều dài dao nhé, ko có gì phải lo lắng cả, dao dài và đủ sức phay, ko ngại đâu. Tôi làm những loại này thường xuyên mà. Đào hốc hay hố mà ko có dao dài thì làm sao mà làm được.


Rotary table.
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][SIZE=+3]
[/SIZE][/FONT]

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][SIZE=+3]8" CNC Rotary Table[/SIZE][/FONT]​




Trước khi Lắp gá phải rà tâm lỗ của Bàn xoay trước. (ứng dụng với máy Vạn năng)







 
V

Vo HuyThanh

Author
chào cả nhà mes.

em và bạn em đang mắc ở nguyên công gia công cái rãnh tròn này .
trên hình là rãnh rộng 16 sâu 8 của hai đường tròn 106+0.03 và 64+ 0.1
sản lượng là loạt lớn . em không biết la dùng phương pháp gì để gia công rãnh đó
mọi người tư vẫn giúp em vớihttp://i450.photobucket.com/albums/qq230/nguyentuanctm/thangiado-Model-1.jpg?t=1221584876

Nếu tôi là thầy giáo của em thì bản vẽ này tôi cho điểm Zero. Vì
1) Em vẽ bản vẽ không tuân theo quy tắc tam giác pháp.
2) Em ghi kích thước lung tung lang tang, một cách tùy tiện. Không biết con mắt của tôi có lèm nhèm không chứ tôi thấy cái kích thước 40m của em nó dài hơn cái chiều dày 60mm.
3) Muốn cho thợ dễ gia công thì trong bản vẽ em phải chỉ thị mặt chuẩn gia công trước cũng như nguyên điểm của bản vẽ từ đó người thợ mới theo mặt chuẩn và điểm gốc của bản vẽ mà gia công các công đoạn kế tiếp. Nếu không thì người thợ không biết chỗ nào mà lần cứ gia công đại cho giống cái hình em vẽ thì có khả năng không thể lắp ráp với chi tiết khác.

Về cách gia công cái lỗ và cái rãnh này thì cũng đơn giản thôi. Nếu không chạy bằng máy NC thì em nên dùng máy phay với titling table ( tiếng vn tôi không biết kêu là cái gì , gọi là mâm quay chăng, tham khảo vài cái hình bên dưới) . Em làm một cái đồ gá kẹp cái phôi đúc lên trên cái Titling table , lấy tâm xong thì cho gọt mặt phẳng trên trước, tiếp theo đục lỗ phi 15 trước bằng mũi khoan và mũi reamers (nếu muốn chính xác), khi khoan lỗ thì nên khoan mồi bằng mũi nhỏ trước , xong rồi thay mũi flat endmill có đường kính nhỏ hơn 16 (để gia công thô, ví dụ 15.6mm chẳng hạn, nếu không có mũi này thì phải chịu khó di động trục x, hay y của bàn máy), quay máy phay cho di động cự ly 45mm theo chiều x hoặc y gì cũng được , kéo trục chính xuống cho máy quay , bắt đầu gia công thì em quay cái titling table này, quay hết 360 độ thì xong một đường , cứ vậy quay xuống cho gần tới vị trí gia công tinh ( chừa khoảng 0.2 mm ) . Bước tiếp theo thay mũi phay flat endmill có đường kính 16mm vào và cũng làm tương tự để gia công tinh lại đến vị trí chiều sâu cuối cùng 6 hay 8mm gì đó, (hình nhìn không rõ ).

Còn nếu có máy tiện thì chỉ cần làm đồ gá kẹp sản phẩm vào mâm , gọt thôi.
Ý kiến của MTAM thì cũng hay vì có thể bảo đảm độ đồng tâm nhưng mà cái mũi đục một lần như ý của em thứ nhất thì tiền đặt mũi đặc chế rất mắc, ỡ japan mà đặt mài cái mũi như vậy thì giá cả ngàn đô như chơi. Thứ nhì theo kinh nghiệm của tôi thì độ chính xác không chắc là bảo đảm. Cự ly từ tâm lỗ mà em này muốn đục đến bờ vách tường đứng 120 mm nên chuck thông thường của máy phay thường chỉ phi 50 nên chắc chắn là không đụng . Nếu chiều sâu không đủ vì không mua được mũi phay dài thì có thể dùng baby chuck gắn vào trục chính để kẹp.




 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Xin họa rõ hơn ý của Chú Thành:
Nếu dao phay dài ko có thì dùng dao phay ngắn được gắn vào 1 ống dài, hay còn gọi là ống nối dài.
Nếu dùng dao phay ngón fy16mm để phay tinh thì chắc là phải dùng cái ống nối này rồi.
Còn nếu không, chỉ cần quay trục Y của bàn máy để phay tinh.


@chú Thành: Với sản phẩm này cháu cho là ko dùng được loại bàn xoay sử dụng mâm cặp máy tiện vì nó bị vướng vào phần thấp phía bên kia của chi tiết. Vì vậy dùng mâm xoay phẳng kết hợp với gá đặc chủng cho chi tiết này sẽ tối ưu hơn.
 
M

MTAM

Author
Đúng là thân dao tuy có hơi mắc nhưng mà chắc chắn rẻ hơn cái mâm quay hoặc đồ gá à !
Nếu yêu cầu độ chính xác cao hơn thì có thể gia công tinh để đảm bảo độ chính xác. Ưu điểm của phương án này là chỉ yêu cầu thiết bị đơn giản, năng suất gia công lớn và so với các phương án làm đồ gá hay dùng mâm quay có thể tiết kiệm chi phí.
Hiện nay, phương án gia công dùng dao tích hợp ( thậm chí 3 hoặc 4 nguyên công trên 1 dao ) đang rất được ưa chuộng. Honda VN mới đặt mấy bộ dao tích hợp kiểu này!
 
Top