Lập trình trên máy tiện CNC

  • Thread starter cuongtm69
  • Ngày mở chủ đề
C

cuongtm69

Author
Tôi muốn lập trình gia công chữ trên mặt trụ tròn với máy tiện CNC, BĐK: Fanuc 21iTB.

kính nhờ các bác chỉ giáo giúp ạ.

Chân thành cám ơn!

CuongTM: 0919393292
 
Ðề: Lập trình trên máy tiện CNC

Máy tiện có Driven Tools không?
Máy loại gì?
Thông số máy ra sao?
 
C

cuongtm69

Author
Ðề: Lập trình trên máy tiện CNC

Máy tiện CNC, đài dao quay có 12 cái (02 dao phay)
Loại Takisawa, bộ điều khiển Fanuc 21iTB.
 
C

cuongtm69

Author
Ðề: Lập trình trên máy tiện CNC

có bác nào giúp không?
 
C

cuongtm69

Author
Ðề: Lập trình trên máy tiện CNC

các bác giúp với vì đang cần.
 

QuyenQCM

Active Member
Ðề: Lập trình trên máy tiện CNC

Tiện CNC có thể làm được điều này???????
 
Ðề: Lập trình trên máy tiện CNC

Bác nào có link phần mềm mô phỏng chạy máy TIỆN CNC kg?
Cho em link down load nhé.
Em tìm mãi trong 4room mà kg thấy.

Máy em dung hệ FUNUC mori seiki.
Chương trình cimco nó không có tọa độ của U,V theo FUNUC
 
Last edited:
Ðề: Lập trình trên máy tiện CNC

nguyên lý gia công tiện là gì ? bạn hỏi về cách gia công thì xem lại đi. chớ gia công chữ trên mặt trụ chỉ có gia công trên máy phay 4 trục. trước đây mình có gia công dao cắt wisbert, gia công hoa mai trên mặt trụ trên giấy vệ sinh (ghi ko cjính xác) bằng phay 4 trục. bạn hỏi vấn đề đó là hỏi đố anh em hay cần học hỏi.
 
M

MES.be.Prof

Author
Ðề: Lập trình trên máy tiện CNC

Có thể máy đó là trung tâm gia công tiện, như vậy ngoài trục X và Z thì có thêm trục C (Là trục tọa độ quay quanh trục Z - trục mang phôi khi tiện).
Bạn xem lại catalog, nếu có đề cập đến trục C thì ở đó sẽ có hướng dẫn dùng lệnh( đây là lệnh mở rộng, máy tiện thường không nhận lệnh này).
Nhưng đấy là dùng được trục C, còn việc tạo chữ hay hình gì trên mặt trụ thì bạn phải trải hình ra rồi lập trình cho nó chạy thôi, máy không có chương trình con đâu (Chuyển động tạo hình là chuyển động phối hợp giữa chuyển động quay của phôi-trục C<tính bằng độ> và chuyển động tịnh tiến Z. Ăn sâu vẫn dùng X như thường)
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Lập trình trên máy tiện CNC

Máy tiện .... mà không, phải gọi là trung tâm gia công tiện thì đúng hơn;
Ngoài 2 trục X, Z thì có thêm trục C (hay trục chính xoay có điều khiển) và hệ thống dao tự quay (Driven Tools) gắn trên bàn dao; Biến máy trở thành trung tâm tiện phay.
Tùy vào kết cấu máy, bộ điều khiển mà có cách điều khiển riêng; => muốn giúp bạn lắm nhưng mình không trực tiếp đứng máy thì cũng chịu.
Bên mình cũng phân phối sản phẩm máy công cụ dạng này, cụ thể hơn thì bên mình đang là đại diện cho Hãng EmCo của áo...
Gửi anh em cái video xem cho vui
http://www.youtube.com/watch?v=RfnoAFW2L2c
 
N

nhl

Author
Ðề: Lập trình trên máy tiện CNC

Có thể máy đó là trung tâm gia công tiện, như vậy ngoài trục X và Z thì có thêm trục C (Là trục tọa độ quay quanh trục Z - trục mang phôi khi tiện).
Bạn xem lại catalog, nếu có đề cập đến trục C thì ở đó sẽ có hướng dẫn dùng lệnh( đây là lệnh mở rộng, máy tiện thường không nhận lệnh này).
Nhưng đấy là dùng được trục C, còn việc tạo chữ hay hình gì trên mặt trụ thì bạn phải trải hình ra rồi lập trình cho nó chạy thôi, máy không có chương trình con đâu (Chuyển động tạo hình là chuyển động phối hợp giữa chuyển động quay của phôi-trục C<tính bằng độ> và chuyển động tịnh tiến Z. Ăn sâu vẫn dùng X như thường)
 
C

cuongtm69

Author
Ðề: Lập trình trên máy tiện CNC

Chắc chưa có bác nào làm thử. Vậy nên chúng ta cùng suy nghĩ nhé. Mình nghĩ là được. Vì máy có trục C, BĐK mới nhất Fanuc 21iTb
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Lập trình trên máy tiện CNC

Được thì là được chứ nghĩ mà làm gì.
Xem Video EMCo Turn E65 nhé!
 
Last edited:
Ðề: Lập trình trên máy tiện CNC

Bác nào có chương trình mô phỏng chạy dao của máy tiện không?
Chương trình này chạy chính xác tọa độ U,W luôn nhé.
Thanks các bác trước nhé
 
Ðề: Lập trình trên máy tiện CNC

Bác nào có chương trình mô phỏng chạy dao của máy tiện không?
Chương trình này chạy chính xác tọa độ U,W luôn nhé.
Thanks các bác trước nhé
có đó bạn bạn tìm trên diễn đàn này phần chia sẽ tài liệu phần mềm hợp pháp chắc là có.Dùng Cimcoeditt,Turnviewer,Metacut,thậm chí hôm qua mình còn tìm được phần mềm mô phỏng CNC mới khá hay cũng trên Mes đấy.
 
Ðề: Lập trình trên máy tiện CNC

Mình cũng đang dùng Cimcoedit V5.0. Nhưng phần tiện thì không có tọa độ U-W như của FUNUC.
Thank bạn nha mình thử dùng Turnviewer xem như thế nào.
 
H

hungbk4

Author
Ðề: Lập trình trên máy tiện CNC

chắc máy của bác là con ex-308 takisawa của nhật phải ko. chỗ e cũng có 1 con như thế, nhưng chỉ chạy tiện không thôi. ít khi dùng để phay. e thấy mấy anh làm trước bảo thỉnh thoảng mới chạy. e mới vào nên cũng chưa thấy chạy bao giờ.
 
N

nguyentoan239

Author
Ðề: Lập trình trên máy tiện CNC

Máy tiện .... mà không, phải gọi là trung tâm gia công tiện thì đúng hơn;
Ngoài 2 trục X, Z thì có thêm trục C (hay trục chính xoay có điều khiển) và hệ thống dao tự quay (Driven Tools) gắn trên bàn dao; Biến máy trở thành trung tâm tiện phay.
Tùy vào kết cấu máy, bộ điều khiển mà có cách điều khiển riêng; => muốn giúp bạn lắm nhưng mình không trực tiếp đứng máy thì cũng chịu.
Bên mình cũng phân phối sản phẩm máy công cụ dạng này, cụ thể hơn thì bên mình đang là đại diện cho Hãng EmCo của áo...
Gửi anh em cái video xem cho vui
http://www.youtube.com/watch?v=RfnoAFW2L2c
hj. Hôm nay đọc được trang này thích quá! Đúng là vấn đề gia công 5 trục này đang rất phát triển và đáng quan tâm. Mình cũng đang lập trình gia công cho trục khuỷu ôtô: Trong bước tiện mặt phẳng mặt bích (mặt A) sát với cổ biên, đòi hỏi chỉ gá trên trục chính và gia công kết hợp các trục với nhau:
http://www.mediafire.com/i/?1p8y46ba4n8sfen
Trục chính z vừa quay tạo chuyển động để tiện vừa quay trục C để điều khiển, dao tiện đi lên đi xuống để hớt hết lớp mỏng bề mặt của mặt A. Em đang dùng Pro E 5.0 nghiên cứu gia công mặt này, nhưng bế tắc quá. Bác nào biết xin thảo luận cùng em vs nhé! Hoặc bác nào có tài liệu về gia công cái nỳ xin up lên hoặc gửi qua mail: nguyentoan239@gmail.com jùm em vs nha! Thanks các bác nhiều ạk. A good week to every one! :67::79::79::79:
 
Ðề: Lập trình trên máy tiện CNC

Chào anh em!
Nội dung này rất hay, nhưng trong cái hay cũng có cái khó hen!
Mình cũng không biết nhiều, nhưng cũng biết đôi chút bình luận với anh em chơi
Nói về việc tiện chữ U trên mặt trụ trơn không có vấn đề gì khó cẳ. đối với hệ Fanuc dùng lệnh G7.1C(giá trị độ) để vào gia công. Nếu hệ Sinumerik thì dùng lệnh TRACYL để vào chu trình.
Mình cần góp ý vấn đề này chút: Giữa việc lập trình bằng tay và xuất code từ các pần mềm Cad/Cam.
Thực ra cái nào cũng xài được cả. Nhưng việc xuất code với máy 3 trục từ phần mềm thì lập trình bằng tay nhanh hơn. Nếu chi tiết phay gia công các mặt cong pức tạp cần sự phối hợp 3 trục cùng một lúc thì xài Cac/Cam nhanh hơn. Còn lại thì xài bằng tay sướng hơn. thực tế cũng một chi tiết gia công, nếu xuất code từ cad/cam kể cả gia công thô và tinh thì code dài cũng vài trang A4, rất khó kiểm soát. Còn viết bằng tay kết hợp giữa chương trình con và hệ tọa độ tương đối, khai gian dao, copy – paste. Thì cỡ nữa trang A4 là chạy Ok. Và thực tế mình so sánh thấy như vậy.
Đối với máy tiện: Nếu máy 3 trục thì viết bằng tay nhanh hơn xuất code từ Cad/Cam và cũng không cần thiết pải dùng CAD/CAM cho tình huống này.
Nếu máy 4 trục và gia công các đường biên dạng là các đường cong thì xài Cad/Cam để xuất ra chương trình con cho riêng biên dạng đó, còn lại viết bằng tay. Nếu phay mặt đầu, phay vuông góc các biên dạng các hình thù trên máy tiện mà tọa độ ta tính được, như phay lục giác, phay rãnh, pay răng thì viết bằng tay nhanh hơn.
Thực tế đã thao tác với code xuất ra từ Cad/Cam rất dài, và nạp vào máy phải sửa lại các lệnh thay dao, lùi dao rất mất thời gian và tốn công, chương trình nặng, khó kiểm soát.
Nếu so với với viết code đúng ra là chơi kiểu thủ công, nhưng thực tế nhanh hơn rất nhiều.
Chỉ trừ các đoạn biên dạng mà không nhẫm được tọa độ chẵn thì xuất code độc lập và cho vào chương trình con để chạy.
Đối với máy phay khi thay dao thì ít bao giờ bị cọ, nên nhiều lúc không cần hiệu chỉnh nhiều tọa độ Z rút lên cho cao.
Còn với máy tiện nó đứng yên chỗ nó quay, nếu rút ra theo Z ngắn thì gãy dao như chơi, mà ra trong mã code để kiếm cái dòng lệnh đổi dao thì hơi mệt.
Thực ra mình nêu nội dung này cũng bất đồng quan điểm với nhiều anh em. Nhưng thực tế mình so sánh thấy như vậy.
Vả lại để viết được code bằng tay nhanh, đúng và ngắn nhất thì kinh nghiệm là số 1 chứ không phải nói giỡn chơi. Viết code bằng tay rất khó và phải nhẩm nhiều, nhiều lúc lộn tùm pèo nữa chứ, nhưng vài lần sẽ thành wen thôi.
Vả lại bây giờ mình thấy hệ điều khiển Sinumerik viết code bằng tay rất nhanh, nó hổ trợ sẳn nhiều chu trình.
Mình ví dụ này chẳng hạn. Ở gần chỗ mình có công ty mới trang bị máy đột dập (đột lỗ thép làm trụ điện đáy). Hệ điều khiển Fanuc, hỗ trợ Pro/Engineer. Mấy anh kỹ sư của công ty hì hục download Pro 5.0 về cài, vẽ rồi xuất code. Xuất ra vài trang A4. Rồi nạp qua máy, hì hục offset và đột thử với tôn để kiểm tra. Thành ra có cái công việc đơn giản là khoan không mà kéo theo những anh kỹ sư xịn nhất của công ty, đầu tư cái máy tính mới để chạy Pro 5.0 cho khỏe, nối cáp xuống máy. Khi vào hoạt động thì lại pải có anh kỹ sư giám sát máy cùng với anh công nhân và lại còn anh kỹ sư ngồi máy tính để xuất code, thành ra trả lương cho cả mớ người.
Thực ra cái công việc nãy chỉ viết vài dòng code bằng tay kết hợp với G91 là đột hàng trăm lỗ chạy vô tư. Thế mà mình bảo mấy ảnh hổng chịu làm theo, mấy ảnh cứ khư khư cái quan điểm tự động hóa với cad/Cam. Vả lại làm thế mấy ảnh rãnh hết việc mần chi. Mình cũng hổng pải là người của công ty. Mình còn sinh viên, bạn bè chỉ lên nói pét với mấy ảnh chơi thôi.
Ví dụ này nữa chẳng hạn. Như phay mặt phẳng 500x500 và lượng ăn doa ngang 10mm, chạy hai lần thô tinh. Nếu xuất code thì cỡ 10 trang, còn viết bằng tay thì chỉ 3 dòng là xong.
Theo anh em thì sẽ làm như thế nào.
Mình mới soạn bộ tài liệu “Lập trình gia công bằng tay tiện, phay trên Fanuc 21 và Sinumerik” tài liệu gồm 100 trang, bao gồm các giải thích bản chất về các hệ tọa độ trên máy, ý nghĩa của các thông số điều khiển, bản chất của bù dao, khai gian dao, lập trình khi gia công hàng loạt với sai lệch của phôi biết trước. Và nhiều thực tế kinh nghiệm khi gia công thực với tiện 4 trục, tiện 3 trục, phay 4 trục, phay 3 trục trên Fanuc 21 và Sinumerik. Các kinh nghiệm được rút ra cùng với gãy vài chục con dao và đánh bay phôi. Nhiều loại hình vẽ gia công 4 trục và 3 trục, các dạng hình đối xứng, lặp lại, giống nhau quanh tâm cùng với mã code tương đối ngắn nhất để điều khiển.
Vì còn đang nghiên cứu múc luôn phần Heidenhain, phần này lạ hoắc đang mò, nên nói thế chứ mình chưa up tập tài liệu này lên được, vì pải viết pần heidenhain cho xong đã đểb trọn bộ lun.
Rất vui khi nhận góp ý từ anh em
Chào thân ái
Quang Tèo
 
Ðề: Lập trình trên máy tiện CNC

Bác kova7 nói hay và đúng quá , hy vọng anh em meslab xớm được đọc bộ tài liệu kinh nghiệm quý của bác.
 
Top