Lấy đạo hàm bậc 1 trong ProE?

ME

Active Member
Author
Tớ đã vẽ một Graph là một đường spline trong ProE. Bây giờ cần lấy đạo hàm bậc nhất của nó (giống như khi làm đồ án Nguyên lý máy chúng ta lấy đạo hàm bằng đồ thị vậy). Có ai biết không ta???
 

WMT

Active Member
Moderator
Thầy ME nói rõ hơn xem lấy đạo hàm ở đây là sử dụng các công cụ ở pro E hay là chỉ đơn thuần là dùng phương pháp dựng hình vẽ trong pro E
 

ME

Active Member
Author
Ở đây chưa có hàm số mà chỉ có đồ thị thôi nên chỉ dùng các nút lệnh thôi, nghĩa là dùng pp dựng hình.
 
Em không hiểu nổi bác đặt bài toán như vậy làm cái gì, có mục đích gì, có thực tế hay là không?!
Trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ vào sản xuất, em không có thấy ai đặt ra những bài toán dạng như vậy, có lẽ kinh nghiệm em còi chăng?!
Em có một ngu ý, bác có thời gian đặt những bài toán như vậy, mong bác cố gắng post những bài nào có tính ứng dụng thực tế cho anh em cùng học hỏi và nâng cao kinh nghiệm. Em thiết nghĩ, những thứ đó mới có ý nghĩa trong cuộc sống và có ích cho nền công nghiệp.
Chân thành cảm ơn bác và xin lỗi bác nếu vài lời của em làm mất lòng bác!
 

ME

Active Member
Author
Tôi đụng tới nó tôi mới hỏi chứ. Trong diễn đàn này có người nghiên cứu ProE để kiếm cơm. Có người học cho biết và có người xem đó là công cụ để tính toán, thiết kế... và dùng để nghiên cứu khoa học. Nhiều kiểu lắm chú ạ.
"Bài toán" tôi đặt ra cũng có ứng dụng thực tế đấy chứ. Có điều thực tế nó muôn màu muôn vẻ làm sao mà chú biết hết được.
Bây giờ tôi đã giải quyết đươc bài toán đó rồi nhưng theo cách khác. ;D
 

ME

Active Member
Author
Tôi bí và không có thời gian để mày mò nên hỏi mà có ai trả lời đâu. Chỉ có bạn tả lời và tôi đáp lại toàn ngoài luồng. Khi nào tôi rảnh tôi sẽ thử tìm hiểu xem có thể làm được điều đó không và sẽ post bài. Nhân tiện đây tôi cũng xin nói với bạn là trong ProE cũng có tích hợp khá nhiều công cụ toán học. Nếu hiểu về nó thì rất hay đấy.
 
H

hd_id912

Em tin rằng ý tưởng mà anh Me đưa ra hoàn toàn có thể thúc đẩy suy nghĩ của những ai đã và đang sử dụng ProE trong công việc và học tập, nhất là các bạn sinh viên. Có điều khi chưa có một kết quả nào đó thì chưa trả lời lại cho anh thôi.
Thực tế cũng xuất phát từ những ý tưởng đơn giàn hay ngô nghê, bạn BKMech_edu nói rất đúng, thực tế bạn nghĩ thì ai cũng nghĩ đến, có điều đối với một diễn đàn, những ý kiên đóng góp kiểu thế này vừa nhạt nhẽo lại chẳng mang lại sự phát triển nào cả. BKMech đã có những thực tế gì rồi, bạn có thể cho anh em học hỏi đựoc không?
Topic này nên dừng lại, vì nó đã đi ra khỏi vấn đề mà nó đề cập
 

wjt

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
ME đã hỏi là cần để giải quyết vấn đề gì rồi! Nếu mình đoán không nhầm thì ME muốn dùng để thiết kế một cơ cấu cam nào đó (?). Vấn đề này thực ra khá hay và thiết thực đấy! Có điều mình cũng chưa biết tý gì về ProE nên chẳng thể tham gia gì được.

ME đã giải quyết được bài này rồi à! Cậu giải bằng đồ họa hay giải tích?

WJT.
 

ME

Active Member
Author
Em không lấy đạo hàm gì cả anh ạ. Lúc trước đọc mấy cuốn sách anh gởi đó. Có mấy công thức liên quan đến biên dạng cam, vận tốc và gia tốc. Sau này em nghĩ ra phương pháp khác đơn giản hơn để xác định bề mặt không gian cam Globoidal.
Nhân tiện hỏi anh luôn. Đạo hàm bậc 3 của quãng đường ta được thông số Jerk. Sách tiếng Việt về Cơ học, Nguyên lý máy hình như không nói đến thông số này. Trong tiếng Việt thì Jerk là gì anh nhỉ?
 

wjt

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Mình không dạy nguyên lý máy và cũng chưa thấy nói về Jerk bao giờ! Hôm nay ME bảo mới biết khái niệm đó, và cũng không biết tiếng Việt gọi là gì! Tuy nhiên, căn cứ vào khái niệm của nó (đạo hàm bậc 3) thì có thể nó rằng thông số Jerk dùng để đánh giá mức độ biến thiên của gia tốc. Thông số này mình nghĩ cũng khá quan trọng đấy (tại sao sách Việt lại chưa thấy đưa vào nhỉ?)! Mình tin rằng sẽ có các giá trị tới hạn của Jerk! Do đó người thiết kế cần xác định Jerk (bằng đồ thị hoặc toán học) để thiết kế cho hợp lý hoặc tối ưu.

WJT.
 
V

Vo HuyThanh

Bộ hai chú ME và WJT chưa nghe câu thơ này của dân vật lý lý thuyết và Cơ khí lý luận sao.

" Momentum equals mass times velocity! "
" Force equals mass times acceleration! "
" Yank equals mass times jerk! "
" Tug equals mass times snap! "
" Snatch equals mass times crackle! "
" Shake equals mass times pop!! "

Jerk đọc theo âm Hán Việt từ tiếng Nhật gọi là "Lực Tích". Để mai quỡn anh giải thích cho , không chỉ là đạo hàm bậc ba mà nó còn lên đến bậc sáu lận. Kính thiên văn Huble nó dùng đạo hàm của thằng JERK này tức là đạo hàm bậc 4 .Trong cái cuốn sách của thầy Phan Thành Lĩnh viết về CAD/CAM lý luận bằng tiếng Anh tui quên mất tựa rồi cũng có viết rõ về vấn đề này.
 

ME

Active Member
Author
Khi học đại học thì chỉ học đến gia tốc thôi anh ạ. Sau này cũng ít đụng gì đến việc tính toán vận tốc, gia tốc... nữa nên cũng chẳng quan tâm. Mà sách tiếng Việt chẳng có nói năng gì đến Jerk đâu nên em mới thấy lạ. Em cũng thấy họ lấy đạo hàm thằng Jerk nữa và cũng nghĩ chắc là thằng Jerk này còn "bị" lấy đạo hàm thêm một số lần nữa trong một số tính toán nào đó.
Em có cảm giác là cái gì mà diễn đàn này thắc mắc không giải đáp được thì đều được anh Huythanh lý giải cả. Thật bái phục!
 

wjt

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Bác Huy Thanh kiến thức uyên thâm thật! Những món đó bên mình chưa thấy dạy! Chắc là vì chưa có ý định thiết kế Huble hay tàu vũ trụ gì!

WJT.
 
V

Vo HuyThanh

Đâu có gì đâu ME, cái này em nào có học môn CƠ HỌC PHÁ HỦY thì biết mà. Jerk dùng rất nhiều trong lãnh vực CAD/CAE để tính cảm giác của người ngồi trong xe hơi khi bị đụng đó. Danh từ khác của JERK là "Impulse", từ này chắc em biết. Dân học Sinh lý học thì nó dịch là "Bất tùy ý vận động". Dân Ăng lê nó gọi là JOLT.
1 ) Đầu tiên là vị trí =position qua thời gian biến hóa tức là vi phân bậc nhất mình sẽ được velocity (tốc độ) .
2) kế tiếp cái tốc độ này biến hóa qua một thời gian tức là vi phân bậc 2 mình sẽ được gia tốc độ (acceleration)
3) kế nữa mình cho cái thằng gia tốc này nó biến thiên theo thời gian nữa thì tức là vi phân bậc 3 mình sẽ được gia tốc của gia tốc. D0o5c hán Việt là gia "gia tốc độ". Dân vật lý lý thuyết họ gọi là "Impulse" (Lực tích). Tức là chỉ cho sự biến hóa của vận động lượng được truyền đạt do lực trong thời gian giới hạn. Mấy cuốn sách thời 60 viết thì họ dùng chữ SURGE, bây giờ dân cơ khí ít dùng chữ này chỉ có dân Điện mới xài để chỉ "tần xuất biến hóa của dòng điện" ( chữ hán VIệt đọc là "Điện lưu biến hóa suất". Dân cơ khí xe hơi thì gọi JERK là "Gia tốc biến hóa suất". Dân CAE thì nó gọi thẳng tiếng Anh là JERK luôn vì từ CAD/CAM/CAE nó ít dịch ra tiếng ngôn ngữ bản địa. Chữ JERK này nguyên ngữ của nó có nghĩa là "Đột nhiên chuyển động cái ào" thành ra dễ liên tưởng nhất là ảnh hưởng của lực phá hủy khi hệ thống máy chuyển động. Người ta nói rằng khi mà máy NC chạy thì thường cho rằng cái mũi dao bị ảnh hưởng nhiệt ma sát mau hư nhiều nhất nhưng dân Cơ khí phá hủy thì lại cho rằng do độ biến thiên gia tốc . Máy cái máy gia công cao tốc NC nó chạy mà không cần dầu tản nhiệt mà cái mũi dao không bị hư là từ cái chỗ chế ngự được phạm vi của Gia gia tốc độ này mà ra. Cái thằng JERK này dân vật lý và CAD thì cho đơn vị lượng của nó là vector lượng nhưng mà dân cơ học phá hủy và CAE thì nó không chịu và cho đơn vị lượng của JERK là lượng scale. Do họ cho rằng tốc độ biểu diễn bằng scale lượng tức là "độ nhanh". nên mình hiểu theo nghĩa nào cũng được.
4) Dân thiên văn học thì nó còn ngầu xì hơn nữa là nó tính vi phân cái JERK này một lần nữa tức vi phân bậc 4 và gọi là "Jounce", hay còn gọi là Snap.
5) Cái Snap này bị vi phân một lần nữa là được Crackle tức vi phân bậc 5
6) Crackle bị vi phân cái nữa thì được POP tức vi phân bậc 6 của vị trí theo thời gian.
Cái vi phân bậc 4, 5,6 này thì nó quá giới hạn của cái đầu của tôi rồi, thành ra nó dùng làm cái gì cao siêu nữa thì không biết. Nhưng mà tui nhớ thì hình như ông thầy Lĩnh trong sách ổng viết , ổng phát triển cái vector lượng lên tới mấy cái bậc này đặng để giải thích về hình học Topo để rồi đưa ra cái nguyên lý "nhào bột" của CAD thay thế cho Nguyên lý dán lồng đèn (surface ) và Điêu khắc ( của Solid) vào năm 1980 , cái thời điểm ổng còn lo trèo hái dừa kiếm cơm nuôi con ở Bến Tre, điển hình là cái phần mềm Latice Design dựa trên Design Base Kernel của ổng và gần đây thì CATIA cũng dùng vào trong một Workbench của CATIA mà có một em trong phần CATIA có hỏi cái video này người ta dùng function nào của CATIA để dựng hình. Đại khái là vậy thôi ME.
 
V

Vo HuyThanh

Hà hà , không có uyên thâm đâu WJT. Tui nghĩ chắc là mấy em cũng học rồi nhưng mà nhiều khi không để ý hoặc là cách dùng từ của mấy thầy bên đó họ dịch lung tung không thống nhất. Với lại nhiều khi các thầy dạy vật lý dạy mà chính các thầy cũng không biết nó ứng dụng vô trong cái gì của ngành cơ khí.Thực ra trong cái ngành quản lý cơ khí hệ thống công học nó cũng đề cập đến. Tui cũng chỉ biết chút chút trong lĩnh vực của mình thôi.
 

ME

Active Member
Author
Từ Impulse thì em biết. Cám ơn anh Huythanh đã giải thích.
Tình hình kiểu này thì chắc anh Huythanh phải online thường xuyên cho anh em Meslab nhờ. ;D
 
B

BUKIME

Trời, sao tự nhiên mỗi lần tôi đọc bài của anh Huythanh, sao tôi thấy "iu" anh thế. Lại thêm một định nghĩa mới toanh. Jerk Theo như anh nói thì nó (jerk) ứng dụng trong công thái học thì nhiều. Nói thật, mỗi lần đọc bài của mấy anh em khác, chỉ mất có vài phút online à, còn đọc bài anh cả tiếng còn chưa xong. Thật uyên thâm! Cho em hỏi tí, hơi tế nhị nha, anh năm nay bao nhiêu old year rùi ạ mà sao kiến thức thâm thúy quá (lý thuyết lẫn thực hành). Mà đến giờ em vẫn chưa biết chuyên ngành của anh là gì nữa nè.
À, có gì xin anh em ghé qua ủng hộ giùm diễn đàn này nha. Xin cảm ơn nhiều.
http://diendancokhihui.vnbb.com/viewforum.php?f=2
 
V

Vo HuyThanh

BUKIME viết:
Trời, sao tự nhiên mỗi lần tôi đọc bài của anh Huythanh, sao tôi thấy "iu" anh thế. Lại thêm một định nghĩa mới toanh. Jerk Theo như anh nói thì nó (jerk) ứng dụng trong công thái học thì nhiều. Nói thật, mỗi lần đọc bài của mấy anh em khác, chỉ mất có vài phút online à, còn đọc bài anh cả tiếng còn chưa xong. Thật uyên thâm! Cho em hỏi tí, hơi tế nhị nha, anh năm nay bao nhiêu old year rùi ạ mà sao kiến thức thâm thúy quá (lý thuyết lẫn thực hành). Mà đến giờ em vẫn chưa biết chuyên ngành của anh là gì nữa nè.
À, có gì xin anh em ghé qua ủng hộ giùm diễn đàn này nha. Xin cảm ơn nhiều.
http://diendancokhihui.vnbb.com/viewforum.php?f=2
Qua già rồi em, lên tới chức ông ngoại rồi. Ráng cày vài năm nữa là tới tuổi về hưu. Chừng tuổi này mà còn phải lụm cụm đi học nữa mà, nếu không thì kỹ thuật nó đổi nhanh quá, mình đọc báo cáo của "lính" mà không hiểu tụi nó cười. Vô đây ngó vậy mà học được nhiều lắm, vì có nhiều em hỏi đôi khi không hiểu (không hiểu cả tiếng Việt lẫn chuyên môn ) , vậy thì phải lọ mọ kiếm tài liệu đọc tiếp, thành ra cũng biết chút chút. Thế hệ của các em mới đáng sợ. Hậu sinh khả úy mà. Nhưng mà cái chữ CÔNG THÁI HỌC của em dùng nói thiệt tui không hiểu nghĩa là cái gì. Đừng cười .
 

ME

Active Member
Author
@ BUKIME: Anh Huythanh đã có bài giới thiệu về bản thân ở trong mục Giao lưu. Chú vào đó mà xem. Nói thêm: hiện anh ấy là Giám đốc kỹ thuật của một cty trong tập đoàn Toyota tại Nhật.
@ Anh Huythanh: Anh cố nhớ tên cuốn sách về CAD/CAM của GS Phan Thành Lĩnh nhé. Em sẽ tìm và đọc.
 
Top