mặt phân khuôn!

  • Thread starter vinhctck
  • Ngày mở chủ đề
V

vinhctck

Author
- mình đang thắc mắc trong khuôn ép nhựa không biết thế nào là khuôn có 1 mặt phân khuôn, 2 mặt phân khuôn, 3 mặt phân khuôn, nhiều mặt phân khuôn.
- có ai biết rõ có thể đưa ra một vài hình ảnh và định nghĩa cho mình hiểu rõ hơn được không.
cảm ơn nhiều!
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
bạn thân mến,

1,2,3 mặt phân khuôn đồng nghĩa với 1,2,3 hướng rút khuôn, ví dụ khuôn trên và khuôn dưới có chung mặt phân khuôn 1, mặt phân khuôn 2,3 là slider 2,3 - hay là rút khuôn theo hướng khác, hướng mặt bên.

Hồi xưa mình học ở BK HCM học khuôn toàn là lý thuyết, toàn là chử..hi hi, hiều được chết liền. Bạn nên search trên google phần hình ảnh hay video về khuôn, bạn sẽ thấy ngay các loại khuôn, điều này giúp bạn dể dàng hiểu được các lý thuyết đó.
 
V

Vo HuyThanh

Author
Mặt phân khuôn là mặt có quỹ tích pháp tuyến vuông góc với hướng tháo khuôn. Tùy theo hình dáng sản phẩm mà sẽ có nhiều mặt phân khuôn, không nhất thiết là 1 ,2 hay 3.
Em thử tưởng tượng sẽ đúc một sản phẩm là quả cầu như hình 1 thì mặt phân khuôn sẽ nằm trên đường xích đạo của quả cầu chia quả cầu ra làm 2. Tại sao vậy ?Tại vì khi em dùng máy phay để phay quả cầu đặng làm khuôn thì em chỉ phay được một nửa bên trên thôi, còn một nữa bên dưới không phay được. Trong trường hợp này tưởng tượng mặt phân khuôn trùng với mặt bàn của máy phay , đơn giản là vậy.
Nếu em muốn đúc một cái khối đặc hình lập phương . Nếu người thiết kế có kinh nghiệm thì sẽ chỉ định mặt phân khuôn năm chính giữa hình lập phương và cố định kích thước của 2 mặt trên và dưới và từ mặt đó chỉ định độ vát để tháo khuôn. Sản phẩm đúc ra sẽ có 4 mặt không thẳng như hình 4 với phần màu xanh lá cây là phần nghiêng để tháo khuôn. Sau đó trong bản vẽ sẽ chỉ định mài gọt gì đó lại cho nó thẳng là được. Còn với người thiết kế không có kinh nghiệm về đúc thì sẽ vẽ cái hình có 6 mặt như nhau thẳng băng khi đó người làm khuôn phải sẽ phải cắt cái khuôn thành 6 miếng như hình 5 và hình 6 ( màu nâu trong hình 5 là màu của mặt phân khuôn) và theo đó hệ thống đẩy, rót, hot runner v.v.. sẽ rất phức tạp, giá thành chế tạo khuôn sẽ rất cao.
Đối với các chi tiết máy có hình dáng phức tạp như các chi tiết máy trong động cơ xe hơi chẳng hạn thì mặt phân khuôn cũng rất phức tạp, có khi là những mặt cong phức hợp trên cơ sở dựa theo đường phân khuôn chạy theo biên dạng trên mặt cong của sản phẩm. Đôi khi trên một hướng tháo khuôn thì vị trí này tháo được phần này nhưng phần khác sẽ bị kẹt, khi đó phải cắt cái hình dáng sản phẩm thành nhiều mảnh để làm từng mảnh khuôn nhỏ, nhiều lõi khác nhau , mỗi cái mặt cắt đó cũng gọi là mặt phân khuôn.
Cách nay chừng 15 năm khi chưa có CAD 3D thì việc phân khuôn hầu như dựa trên kinh nghiệm . Tuy nhiên hiện tại thì hầu như các phần mềm làm khuôn hay thiết kế đều có thể tính toán đường phân khuôn (PAT line) một cách tự động. Em tham khảo mấy cái hình tôi vẽ minh họa bằng Sp
đưới đây.


Hình 1. Đường màu trắng là đường phân chia khuôn


Hình 2 .





Hình 4


hình 5


hình 6


hình 7


hình 8


Hình 10 .



Hình 11



Hình 12
 
S

sd525

Author
anh Thành à !anh qua thật là cao thủ đấy !Cảm ơn anh
 
Ðề: mặt phân khuôn!

Anh VO HUY THANH ơi ở bên đó anh làm khuôn trên phần mềm gì vậy ? anh làm bên Nhật chắc có nhiều kinh nghiệm về khuôn mẫu lắm nhỉ. Anh thỉnh thoảng post những kinh nghiệm về khuôn mẫu lên cho bọn em hoc hỏi nhé. Cảm ơn bài viết rất hay của anh.
 
Top