Mig-máy bay tiêm kích vĩ đại của người Nga

Author
MIG 1
MiG-1 được thiết kế nhằm đáp ứng những đòi hỏi về máy bay tiêm kích một động cơ từ không quân Xô-viết tháng 1-1939. Lúc đầu bản thiết kế được mang tên là I-200, được phòng thiết kế Polikarpov xây dựng. Công việc bắt đầu vào tháng 6-1939, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của công trình sư Nikolai Nikolaevich Polikarpov và phụ tá là M. Tetivikin. Bản thân Polikarpov đang cải tiến thiết kế mẫu máy bay I-180 vào thời gian đó, nhưng khi động cơ có sức mạnh lớn hơn là Mikulin AM-37 được đưa vào sử dụng, ông đã sử dụng chúng vào mẫu máy bay của mình. Dự án MiG-1 được bắt đầu khi Polikarpov được chọn để sản xuất một mẫu máy bay nhỏ cơ động có khả năng bảo vệ các nhà máy điện, bằng ý tưởng đó đã dẫn đến phương châm sản xuất một loại máy bay giảm tối đa trọng lượng. Theo lý thuyết, chiếc máy bay có thể đạt được vận tốc là 670 km/h (417 mph). Vào tháng 8-1939, Polikarpov cùng N. Andrianov lãnh đạo thiết kế. Tuy nhiên vào thời giân đó, Polikarpov không dành được sự ủng hộ của Joseph Stalin và đã dẫn đến kết quả là khi Polikarpov tới Đức dự hội thảo hàng không, nhà cầm quyền Xô-viết đã giải tán đội thiết kế của ông, và xây dựng bộ phận thiết kế dựa trên thí nghiệm mới (Experimental Construction Section - OKO), được lãnh đạo bởi Artem Mikoyan và Mikhail Gurevich, bộ phận thiết kế cũ của Polikarpov cũng sát nhập vào cơ quan này tháng 4-1940. Bản thiết kế I-200 được trao lại cho Mikoyan và Gurevich.

Thành quả là một loại máy bay quy ước đã bay theo lịch trình vào ngày 5-4-1940, mặc dù có nhiệm vụ là bảo vệ các nhà máy điện nhưng nhiệm vụ đó đã không được sẵn sàng thực hiện trong thời gian đó. Thay vào đó, một chiếc máy bay chiến đấu mới với động nhỏ hơn Mikulin AM-35, đã kém kỉ lục bay cũ trong ngành hàng không Xô-viết hơn 40 km/h (25 mph) so với kỉ lục cũ. Tuy nhiên nó lại đem đến một khả năng bay mới mẻ trong không quân bởi động cơ của nó. I-200 đã được đưa ngay vào sản xuất vào ngày 31-5-1940. Trong sự ganh đua với các thiết kế khác là I-26 (Yak-1) và I-301 (LaGG-3), I-200 đã hoàn thành thành công thử nghiệm trong tháng 8. Cho đến hết năm, I-200 đã được cung cấp cho cac phi đội bay thử nghiệm, trong các cuộc bay thử nghiệm các chuyên gia đã phát hiện ra đôi cánh quá dài so với thân đã gây ra những vấn đề về điều khiển bằng tay, bao gồm cả hiện tượng chao đảo và xoay tròn, và sự thiếu ổn định trong việc định hướng.

Bản báo cáo về những vấn đề liên quan đến sự điều khiển đã được gửi cho Mikoyan và Gurevich, họ đã bắt tay vào tìm cách khắc phục những vấn đề, nhiều thiết kế đã được thay đổi cho phù hợp. Họ đã tăng thêm khả năng phạm vi hoạt động bằng thùng xăng phụ. Sự cải tiến máy bay kéo dài cho đến 29-10-1940. Theo bản thiết kế cải tiến mới, từ ngày 9 tháng 12-1940, 100 chiếc I-200 sẽ được gọi lại là MiG-1 (bắt đầu bằng chữ cái đầu của Mikoyan và Gurevich), bản cải tiến thêm mang tên MiG-3.

Thông số kỹ thuật

Phi đoàn: 1
Dài: 8,16 m (26 ft 9 in)
Chiều dài cánh: 10,20 m (33 ft 5 in)
Cao: 2,62 m (8 ft 7 in)
Diện tích cánh: 17,5 m² (188 ft²)
Loại cánh: Clark YH
Trọng lượng rỗng: 2.602 kg (5.736 lb)
Trọng lượng cất cánh: 3.099 kg (6.832 lb)
Trọng lượng mang tối đa: 3.319 kg (7.317 lb)
Động cơ: 1× Mikulin AM-35A, công suất 1.007 kW (1.350 hp)

Đặc điểm bay
Vận tốc tối đa: 657 km/h (410 mph)
Tầm bay: 580 km (362 mi)
Trần bay: 12.000 m (39.400 ft)
Vận tốc bay lên: 16.8 m/s (3,306 ft/min)
Lực nâng của cánh: 177 kg/m² (36 lb/ft²)
Lực nâng/khối lượng: 0,32 kW/kg (0,20 hp/lb)

Vũ khí
1 x súng máy 12,7 mm BS
2 x súng máy 7,62 mm ShKAS






MIG 3
Thiết kế và phát triển

MiG-3DD (I-231)Mikoyan và Gurevich đã có một số thay đổi lớn trong thiết kế của MiG-1 theo 2 hướng dùng để đánh chặn và tìm kiếm trên chiến trường sau khi đã nghiên cứu tại đường hầm tạo gió thuộc Trung tâm hàng không và Viện động lực học chất lưu (TsAGI). Những cải tiến này được trình bày tại một hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước.

Những thay đổi bao gồm:

Dịch động cơ lên phía trước 4 inches (100mm) để tăng sự ổn định.
Tăng thêm góc nhị diện ở phía ngoài để ổn định hơn.
Đưa vào sử dụng bộ tản nhiệt nước (OP-310), cho phép thêm vào 55 imp. gallon (250L) nhiên liệu.
Thêm thùng dầu phụ dưới động cơ.
Bộ phận thải khí từ động cơ làm giảm khả năng trúng đạn trong trường hợp bị quân địch bắn.
Thêm vào 8 mm giáp đằng sau phi công (sau này là 9 mm cho các bản cải tiến tiếp theo).
Bơm tăng khả năng nạp không khí ở khe lấy.
Tăng sức mạnh của trục bánh.
Tăng kích thước của bánh lên 25.5"x 7.87" (650mm x 200mm).
Cải thiện mái che, tận dụng cho phi công nhìn về phía sau và cho phép đặt thêm đằng sau phi công máy vô tuyến RSI-1 (sau này cải tiến thành RSI-4).
Thiết kế lại dụng cụ panen.
Cải tiến giá lắp súng PBP-1 thành PBP-1A.
Tăng thêm cơ số đạn cho súng ShKAS lên 750.
Gia tăng độ chắc chắn của giá đỡ dưới bụng máy bay, thêm vào khối lượng bom là 485lbs 220 kg), thùng phun thuốc hoặc 8 tên lửa không điều khiển RS-82.
Chiếc máy bay đầu tiên được ứng dụng các cải tiến là I-200 số 4, đây là mẫu thử nghiệm của I-200, sau này được đổi tên thành MiG-1. Nó bay lần đầu tiên vào cuối tháng 10-1940. Theo sau những thành công đầu tiên từ chuyến bay là thử thách trong cuộc thi ứng tuyển cho VVS (Voyenno-voz-dushnyye seely - Military Air Forces - Lực lượng không quân).

Trong suốt quá trình thử nghiệm, NKAP (Narodnyy komissariat aviatsionnoy promyshlennosti - People's Ministry of the Aircraft Industry - Bộ công nghiệp hàng không nhân dân) đã công bố mẫu MiG-3 sẽ được chọn để sản xuất, và tổng cộng đã có 3,600 chiếc được sản xuất trong năm 1941.

Lịch sử hoạt động
Sau khi MiG-3 được đưa ra bảo vệ tại hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước, nó được đưa vào sản xuất ngày 20-12-1940. Từ tháng 3-1941, mỗi ngày lại có 10 chiếc được sản xuất. Quá trình sản xuất không thể diễn ra chậm trễ trước những nhu cầu trang bị để có thể sánh ngang với loại máy bay trinh sát Junkers Ju 86 của Đức khi sự thù địch giữa Đức và Liên bang Xô viết đang diễn ra một cánh gay gắt.

Trước chiến dịch Barbarossa của quân Đức, hơn 1,200 chiếc MiG-3 đã được cung cấp tới các đơn vị.

Trong quá trình thử nghiệm máy bay vẫn còn những nhược điểm của MiG-1 như khối lượng lớn và mức tiêu thụ nhiên liệu quá lớn, Mikoyan và Gurevich đã hứa sẽ khắc phục những nhược điểm này. Mikoyan và Gurevich đã sắp xếp hơn 2 chuyến bay giữa Leningrad và Moscow để chứng tỏ MiG-3 có khả năng bay xa 1000 km.

Tuy nhiên điều này đã không được khắc phục, MiG-3 vẫn gặp các vấn đề trong suốt quá trình triển khai thử nghiệm. Vài mẫu MiG-3 được sản xuất đã không thể đáp ứng độ cao do áp lực của nhiên liệu. Các phi công đã cố gắng điều khiển những chiếc MiG-3 gặp vấn đề. Ngay sau đó một loại nhiên liệu mới được đưa vào sử dụng đã khắc phục những vấn đề đó, việc điều khiển huấn luyện dễ dàng hơn đã giúp các phi công dần quen với MiG-3.

Trong 2 năm sau đó, MiG-3 đã được thêm một số vũ khí như súng máy gắn trên và pháo ShVAK.

MiG-3Do diều kiện chiến tranh với quân Đức, MiG-3 đã phải đóng vai trò là máy bay cường kích (tấn công mặt đất), nhưng nó nhanh chóng bộc lộ nhiều yếu kém, và nó mất dần vai trò. Sự quên lãng của MiG-3 bị gián đoạn khi động cơ AM-35 được thay thế bởi AM-38, vốn được trang bị cho Ilyushin Il-2 Shturmovik loại máy bay nổi tiếng trong chiến tranh thế giới thứ II.

Trong suốt chiến tranh, Mikoyan và Gurevich vẫn tiếp tục phát triển MiG-3 để tăng thêm trần bay, những mẫu cải tiến với sức mạnh lớn hơn được gọi với tên từ I-220 đến I-225 (Điểm khỏi đầu cho một số nhầm lẫn khi tên gọi MiG-7 được dùng để chỉ những mẫu máy bay cải tiến của MiG-3). Cuộc chiến trên không với Đức đã chứng minh rằng thời hoàng kim của động cơ pit-tông đã qua, và không một mẫu sản xuất nào có thể làm lại lịch sử như nó.

Một số mẫu thiết kế đã thử lắp động cơ mới vào, với động cơ mới là một thiết kế sáng tạo AM-37. Mẫu thử nghiệm này được gọi là MiG-7, nhưng với sự dừng sản xuất động cơ AM-37, đề án đã phải dừng lại. Mùa xuân năm 1942, những chiếc MiG-3 được bị rút khỏi các phi đội phòng thủ ở chiến trường. Trong cố gắng lắp máy mới lần cuối với động cơ đốt trong Shvetsov ASh-82 để giúp cho MiG-3 lấy lại niềm tin, những động cơ tương tự đã được sử dụng để tạo ra mẫu máy bay Lavochkin La-5 từ LaGG-3. Mẫu đầu tiên được gọi với tên I-210 và I-211, những kết quả thử nghiệm đã thành công đủ để những mẫu cải tiến sau này hiệu quả hơn với tên gọi MiG-9. Tuy nhiên, mẫu La-5 đã được sản xuất và mẫu I-211 không được hoàn thiện hơn để đưa vào phục vụ không quân. Một số chiếc MiG-9 được thử nghiệm với động cơ Pratt & Whitney R-2800-63 của Hoa Kỳ.

2 mẫu thử nghiệm cuối cùng là I-230 và I-231, được phát triển trên nguồn gốc của MiG-3, được sử dụng loại động cơ lớn hơn, nhưng chúng không được không quân Xô viết để ý đến.

Đặc điểm kỹ thuật (Mikoyan-Gurevich MiG-3)

Phi đoàn: 1 người
Dài: 8.25 m (27 ft 1 in)
Chiều dài cánh: 10,20 m (33 ft 6 in)
Chiều cao: 3,50 m (11 ft 6 in)
Diện tích cánh: 17,44 m² (188 ft²)
Loại cánh: Clark YH
Trọng lượng rỗng: 2.699 kg (5.965 lbs)
Trọng lượng cất cánh: 3.355 kg (7.415 lbs)
Động cơ: 1× Mikulin AM-35A bộ làm mát bằng không khí V-12, công suất 993 kW (1,350 HP)

Đặc điểm bay
Vận tốc tối đa: 640 KMH (397 MPH)
Phạm vi hoạt động: 820 km (510 miles)
Trần bay: 11.500 m (37.700 ft)
Tốc độ lên cao: 14,7 m/s (2.890 ft/min)
Lực nâng của cánh: 192 kg/m² (39,4 lb/ft²)
Lực đẩy/khối lượng: 0,30 kW/kg (0,18 hp/lb)

Vũ khí
1x súng máy 12,7 mm UBS
2x súng máy 7,62 mm ShKAS
2x 100 kg (220 lb) bom, 2 khe gắn bom hoặc gắn 6 quả tên lửa không điều khiển RS-82 82 mm


 
Last edited:
Author
Mig 5
Mikoyan-Gurevich DIS (Tiếng Nga: Дальний истребитель сопровождения - máy bay hộ tống tầm xa) là một mẫu máy bay chiến đấu của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ II. Nó được thiết kế với ý định dùng để trinh sát tầm xa và ném bom, nhưng bản vẽ chưa bao giờ được hoàn thành. MiG DIS trông khá to, 2 động cơ, 2 đuôi phụ. Có 2 mẫu được sản xuất để nghiên cứu.

Mẫu đầu tiên, được phát triển với mật danh T, với động cơ Mikulin AM-37. Nó bay lần đầu tiên vào cuối năm 1941 và đã trình diễn khá tốt trong các chuyến bay thử nghiệm. Mẫu thứ 2 với mật danh IT, với động cơ Shvetsov ASh-82 và được hoàn thành trong tháng 10-1941, nhưng nó đã không vượt qua được cuộc thử nghiệm và đề án sản xuất đã bị ngừng lại vào năm 1942. Nhưng sau đó đã có một loại máy bay tương tự như MiG DIS được thiết kế với tên gọi là Petlyakov Pe-2, bản thiết kế của Petlyakov Pe-2 đã được nghiệm thu và sẵn sàng cho việc sản xuất.

Bản thiết kế MiG-5 đã giúp ích nhiều cho các thiết kế máy bay nhưng cuối cùng nó đã không được sử dụng. Bản thiết kế giống đôi khi đã gây nhầm lẫn với mẫu Mikoyan-Gurevich I-211, một mẫu máy bay hoàn toàn không liên quan đến Mikoyan-Gurevich MiG-3.

Thông số kỹ thuật

Phi đoàn: 1 người
Dài: 10.87 m (35 ft 8 in)
Chiều dài cánh: 15.10 m (49 ft 6 in)
Cao: 3.40 m (11 ft 2 in)
Diện tích cánh: 38.9 m² (419 ft²)
Trọng lượng rỗng: 5,446 kg (12,006 lb)
Trọng lượng cất cánh: 7,605 kg (16,731 lb)
Trọng lượng tối đa: 8,000 kg (17,600 lb)
Động cơ: 2x Mikulin AM-37, công suất 1,045 kW (1,400 hp) mỗi động cơ

Tính năng
Vận tốc tối đa: 610 km/h (378 mph)
Tầm hoạt động: 2,280 km (1,415 mi)
Trần bay: 10,900 m (35,760 ft)
Vận tốc lên cao: 15.2 m/s (2,980 ft/min)
Lực nâng của cánh: 196 kg/m² (40 lb/ft²)
Lực đẩy/khối lượng: 0.27 kW/kg (0.17 hp/lb)

Vũ khí
1x 23 mm pháo VYa, 200-300 viên đạn
2x 12.7 mm súng máy BS, 300-600 viên đạn mỗi súng
4x 7.62 mm súng máy ShKAS, 1,000-1,500 viên đạn mỗi súng


MIG 9
Phát triển
MiG-9 được phát triển từ nguyên mẫu máy bay I-300 (cũng còn được gọi là izdeliye F {mẫu F hay sản phẩm F} bởi OKB), nó bay lần đầu vào ngày 24 tháng 4-1946 do phi công Alexei N. Grinchik điều khiển. I-300 đã trở thành máy bay phản lực thực sự đầu tiên của Nga, nó chỉ bay trước Yakovlev Yak-15 có 1 giờ.

I-300 được thiết kế hoàn toàn bằng kim loại, với động cơ được đặt sau buồng lái ở phía dưới thân máy bay, ống xả khí nằm ngay dưới đuôi. Thiết kế này thường được các OKB của Liên Xô sử dụng cho các mẫu máy bay phản lực đầu tiên. Với thiết kế này đã nảy sinh một số vấn đề như bảo vệ bộ phận đuôi khỏi luồng khí nóng phát ra từ động cơ, và người ta đã sử dụng biện pháp đặt các tấm thép cán mỏng chịu nhiệt đặt dưới đuôi.

I-300 có thiết kế cánh thẳng đơn giản với những cánh tà được xẻ rãnh, và cánh đuôi có hình tam giác. Chú ý là I-300 là một trong những thiết kế máy bay tiêm kích đầu tiên của Liên Xô có bộ bánh đáp ba bánh.


MiG-9 "The Butterfly"Động cơ gồm 2 động cơ phản lực tua bin RD-20, đây là bản sao chép của động cơ BMW 003 do Đức chế tạo, được Liên Xô thu giữ sau chiến tranh. Trong một số trường hợp vì thiếu động cơ RD-20, nên những động cơ BMW 003 vẫn được sử dụng trên một số sản phẩm máy bay

I-300 có 4 thùng đựng nhiên liệu kiểu túi trong thân và 3 ở mỗi cánh, cho phép máy bay mang được tổng số nhiên liệu là 1,625 lít (429 US gallon).

Trong khi kế hoạch trang bị vũ khí cơ bản dựa trên pháo 37 mm [NL-37]] đặt ở giữa thân, thì phiên bản sản xuất của MiG-9 lại được trang bị vũ khí thường là 1 khẩu pháo 37 mm và 2 khẩu pháo NS-23 23 mm. Cách bố trí 3 khẩu pháo cũng khác thường, với khẩu NL-37 đặt ở giữa trước khe hút không khí của động cơ, và hai khẩu pháo nhỏ hơn đặt thấp hơn miệng hút không khí của động cơ. Cách thiết kế khác thường này của khẩu pháo hạng nặng đã đẩy ra những nghi ngờ là nguyên nhân gây ra vài cái chết của những phi công.

Điểm khác thường nữa là I-300 không có ghế phóng dành cho phi công.


MiG-9 tại bảo tàng
đặt đến tốc độ 565 mph (910 km/h) trong những thử nghiệm ban đầu, và sau những cải tiến, sửa đổi I-300 bắt đầu hoạt động trong biên chế của Không quân Xô viết với tên gọi MiG-9 trong mùa đông 1946-1947. Chiếc máy bay phản lực này có khá nhiều điều gây phiền toái và những vấn đề liên quan đến thiết bị lái, tuy nhiên nó vẫn được đưa vào sử dụng vì những cân nhắc chính trị. Những cân nhắc chính trị là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của phi công thử nghiệm Alexei N. Grinchik vào ngày 11 tháng 7-1946, khi anh gặp tai nạn với nguyên mẫu I-300 trong khi đang bay trình diễn cho những người đứng đầu VVS và quan chức chính phủ xem.

Sản phẩm MiG-9 có tên ký hiệu của NATO là "Fargo" và tên gọi của Liên Xô là I-301.

Những đồ án sau này của MiG-9 cố gắng giải quyết những vấn đề đã nảy sinh với I-300, bao gồm lắp một bộ thăng bằng hình chữ nhật cho nòng pháo 37 mm, dẫn đến tên gọi "The Butterfly", tuy nhiên không có cố gắng nào tiến triển tốt. Cuối cùng, toàn bộ phần mũi được thiết kế lại với nóng pháo được chuyển ra sau khe hút không khí của động cơ và với buồng lái được chuyển ra phía trước. Kết quả là MiG-9M một chỗ ngồi, nó có ghế phóng dành cho phi công và động cơ RD-21, RD-21 là phiên bản có khả năng đốt nhiên liệu phụ trội của RD-20 / BMW-003.

MiG-9 được dùng cho vai trò tấn công mặt đất và 598 chiếc đã được chế tạo với các phiên bản khác nhau cho đến cuối năm 1948.


Các phiên bản
I-300 : mẫu đầu tiên
MiG-9 (F) : "aircraft F" - sử dụng động cơ RD-20
MiG-9 (FP) : "aircraft FP", I-302 - mẫu máy bay với sự giảm bớt vũ khí
MiG-9 (FL) : "aircraft FL", I-305 - biến thể với động cơ Lyulka TR-1A nhưng không thành công
MiG-9 (FF) : "aircraft FF", I-307 - mẫu máy bay với động cơ RD-20F hoặc RD-21
MiG-9L : nguyên mẫu máy bay thử nghiệm hệ thống điện tử hàng không cho tên lửa hành trình chống tàu phóng từ máy bay Raduga KS-1 Komet.
MiG-9M (FR) : "aircraft FR", I-308 - mẫu máy bay giảm nhẹ trọng lượng với động cơ RD-21
MIG-9UTI : máy bay huấn luyện 2 chỗ

Thông số kỹ thuật

Thông số riêng
Phi đoàn: 1
Dài: 9.83 m (32 ft 3 in)
Sải cánh: 10 m (32 ft 10 in)
Cao: 3.22 m (10 ft 7 in)
Diện tích cánh: 18.20 m² (195.9 ft²)
Trọng lượng rỗng: 3,420 kg (7,540 lb)
Trọng lượng cất cánh: 4,965 kg (10,945 lb)
Trọng lượng tối đa: 5,500 kg (12,125 lb)
Động cơ: 2x Kolesov RD-20 động cơ phản lực, công suất 7.8 kN (lbf) cho mỗi động cơ

Hiệu suất bay
Vận tốc cực đại: Mach 0.8, 910 km/h (565 mph) trên độ cao 4,500 m (14,765 ft)
Tầm hoạt động: 800 km (495 mi)
Trần bay: 13,000 m (42,650 ft)
Tốc độ bay lên: 19.4 m/s (3,815 ft/min)
Lực đẩy/ trọng lượng: 0.40 (kN/kg)

Vũ khí
1x pháo 37 mm NL-37
2x pháo 23 mm NS-23






Nguồn Wikipedia tiếng Việt
(Còn nữa)
 
Last edited:
Author
Mig 13
Lịch sử

phía sau của MiG-13Mặc dù là một máy bay quy ước khá lớn, nó có hệ thống đẩy mới lạ được đánh giá khá cao - động cơ nhiệt. Đó là loại động cơ phản lực thế hệ đầu của Klimov VK-107R công nghệ V-12 pít tông theo quy ước và có động cơ cánh quạt ở phía đầu, động cơ cánh quạt được gắn với động cơ phản lực nhờ trục truyền lực tới máy nén của động cơ phản lực phía sau. Nó có động cơ hỗn hợp kết hợp hình dáng khiến cho máy bay có thể đạt tới được vận tốc 513 mph (825 km/h), nhưng không quá 10 phút. Nếu không sử dụng động cơ phản lực, vận tốc cực đại là 421 mph (677 km/h). Máy bay có tên I-250 (nghĩa đen "Kẻ phá hoại"), nhưng ở nhà máy nó có mã là N.

Mẫu đầu tiên bay vào ngày 3-3-1945. Vào ngày 5-7-1945, nó đã gặp tai nạn ở phần đuôi và phi công bay thử nghiệm Alexander Deyev đã thiệt mạng. Các chuyến bay thử nghiệm tiếp tục với mẫu thứ hai. Sau một thời gian, 50 chiếc đầu tiên đã được sản xuất. Tuy nhiên, nó đã gặp phải nhiều vấn đề. Trong thời gian đó, Liên Xô cũng đang thiết kế những mẫu máy bay phản lực thực sự đầu tiên, MiG-9 và Yak-15, những mẫu máy bay này đã khiến I-250 trở nên lỗi thời. Vì vậy, năm 1947, VVS (không quân Liên bàn Xô viết) đã chấm dứt sự phát triển xa hơn nữa của mẫu I-250 (MiG-13). Nó được chuyển sang cho không quân hải quân, nhưng kế hoạch cũng chấm dứt vào tháng 4-1948.

Theo điểm khởi đầu, 50 chiếc đã được sản xuất trong năm 1945, phục vụ trong hạm đội Baltic và hạm đội biển Bắc đến trước năm 1950 thì I-250 được gọi với tên MiG-13.

Thông số kỹ thuật

Phi đoàn: 1
Chiều dài: 8.2 m (26.9 feet)
Sải cánh: 9.5 m (31.1 feet)
Chiều cao: 3.7 m (12.1 feet)
Diện tích : 15 m²
Trọng lượng rỗng: 2935 kg (6,470 lb)
Trọng lượng cất cánh: 3680 kg (8,113 lb)
Trọng lượng cất cánh tối đa: N/A
Động cơ:
1× VDRK booster thermojet, 600 kgf (1,322 lbf)
1× Klimov VK-107R l
V12 engine, 1650 hp (1,230 kW)

Hiệu suất bay
Vận tốc cực đại: 825 km/h (512.6 mph)
Tầm bay: 1380 km (857 miles)
Trần bay: 11900 m (39,041 feet)
Vận tốc lên cao: 1086 m/phút (3,562 feet/min)
Lực nâng của cánh: N/A
Lực đẩy/trọng lượng: N/A

Vũ khí
3x pháo 20 mm B-20 (mỗi khẩu 100 viên đạn)

 
Author
Mig 15
Thiết kế và phát triển
S-103 một thiết kế khác của MiG-15 được Tiệp Khắc chế tạoHầu hết những máy bay phản lực ban đầu, đặc biệt là của Phương Tây, được thiết kế với động cơ pít tông và cánh thẳng, có cánh phụ để tăng hiệu năng bay. Người Đức đã nghiên cứu trong suốt chiến tranh thế giới thứ II và đã trình diễn loại cánh xuôi trên những chiếc máy bay của mình khiến chúng gần đạt tới được vận tốc siêu âm, và những thiết kế máy bay của Liên Xô cũng không chậm chạp trong đổi mới do nắm bắt được những thông tin nhạy cảm. Tuy nhiên, việc đòi hỏi phải thiết kế thành công loại máy bay phản lực pít tông cho Liên Xô đã đè nặng lên vai của Artem Mikoyan và Mikhail Gurevich (những người đứng đầu cục thiết kế "MiG") lúc đó đang chịu nhiều ảnh hưởng của loại máy bay F
Ta-183. Dẫu cho những chiếc máy bay phản lực với cánh xuôi của Đức cuối chiến tranh đã có ảnh hưởng tới những thiết kế bề ngoài sau này của MiG-15, nhưng 2 loại máy bay lại có những điểm khác biệt hoàn toàn trong cấu trúc và thiết kế chung. Mặc dù Liên Xô đã nắm bắt được những thông tin của Ta-183, nhưng những kỹ sư của F
đã bị các nước đồng minh bắt giữ. Hiện nay người ta cho rằng MiG-15 và những máy bay của phương Tây được phát triển dựa trên những thành tựu khí động học của người Đức, nhưng những thành tựu của Liên Xô cũng không thể phủ nhận trong ý tưởng, thiết kế, xây dựng và sản xuất.

Năm 1946, những kỹ sư Xô viết đã tìm ra cái không thích hợp trong thiết kế loại máy bay HeS-011 của Đức là luồng khí chạy quanh trục của động cơ phản lực, một thiết kế khung máy bay hoàn hảo từ Mikoyan đã đe dọa bỏ xa mọi thiết kế khác, nhưng nó cũng cần một động cơ đủ khỏe để cung cấp sức mạnh cho nó. Bộ trưởng hàng không Xô viết Mikhail Khrunichev và nhà thiết kế máy bay Alexander Sergeyevich Yakovlev đã đề xuất với Joseph Stalin nên mua loại động cơ phản lực từ Anh. Stalin đã trả lời rằng: "Kẻ ngu ngốc sẽ bán cho tôi và các anh điều bí mật của anh ta?". Tuy nhiên, Stalin cũng phê chuẩn lời đề nghị, Artem Mikoyan, nhà thiết kế động cơ Vladimir Klimov và những người khác đã nhiều lần tới Vương quốc Anh, với lời đề nghị mua động cơ phản lực của người Anh. Một điều nhạc nhiên đã dành cho Stalin, chính quyền Anh và bộ trưởng thương mại phụ trách Xô viết, ngài Stafford Cripps, thông báo sẽ sẵn sàng tuyệt đối cho việc cung cấp thông tin kỹ thuật và cho phép sản xuất động cơ phản lực ly tâm Rolls-Royce Nene tại Liên Xô, điểm khởi đầu cho sự nhạo báng của người Nga đối với động cơ của người Anh. Loại động cơ của người Anh là động cơ đổi chiều và quá dài so với động cơ phản lực của Xô viết là Klimov RD-45, rồi thì nó cũng được gắn vào MiG-15 (Rolls-Royce sau đó thử đề nghị tiền lệ phí cho việc sản xuất là 207 triệu bảng, nhưng không thành công).

Trong thời gian chuyển tiếp, vào ngày 15-4-1947, hội đồng bộ trưởng ra sắc lệnh #493-192, ra lệnh cho cục thiết kế của Mikoyan OKB sản xuất 2 mẫu máy bay chiến đấu phản lực đầu tiên. Sắc lệnh đã thúc giục những người thiết kế phải cho ra bằng được sản phẩm, và chuyến bay đầu tiên đã được thực hiện vào tháng 12-1947, những kỹ sư thiết kế của cục thiết kế OKB-155 đã sớm gặp phải những khó khăn ngay từ ban đầu cho bản thiết kế MiG-9. MiG-9 có một động cơ không chắc chắn và có vấn đề về hệ thống lái, mẫu đầu tiên đã làm sáng tỏ tính ưu việt của động cơ Klimov mới, mẫu thứ hai cũng được thí nghiệm với loại cánh xuôi và được thiết kế lại đuôi. Kế quả là mẫu đầu tiên được mang tên I-310.


MiG-15
là một máy bay chiến đấu cánh xuôi có cánh chính và cánh phụ lệch nhau một góc 35°. I-310 có hiệu suất bay nổi bật, vận tốc của nó đạt được là 650 mph (1,040 km/h) một kỷ lục thời ấy. I-310 chính là mẫu máy bay cạnh tranh chính đối với loại Lavochkin La-168 có cùng hình dạng. Sau một thời gian đánh giá, những kỹ sư của MiG đã quyết định chọn I-310 cho việc sản xuất hàng loạt, với tên gọi MiG-15, chiếc MiG-15 đầu tiên bay thử vào ngày 31-12-1948. Nó bắt đầu phục vụ trong không quân Liên Xô năm 1949, sau đó NATO đặt cho nó cái tên là "Fagot". Những mẫu sản xuất đầu tiên có khuynh hướng lắc lư sang trái hoặc phải do các chi tiết không ăn khớp khi chế tạo, và những mảnh gỗ đỡ rầm trong thiết kế khí động học như vậy được gọi là "nozhi (knives - các lưỡi dao)" được khớp với nhau để giải quyết các vấn đề, những lưỡi dao này sẽ được điều chỉnh bởi những kỹ thuật viên mặt đất cho đến khi máy bay bay chính xác.

Một biến thể cải tiến là MiG-15bis (("bis" ký hiệu mẫu tự Latin hoặc Pháp cho "encore"), được trang bị động cơ Klimov VK-1 đưa vào phục vụ năm 1950, một biến thể khác sử dụng động cơ RD-45/Nene, cộng với một số cải tiến và nâng cấp nhỏ

MiG-15 là máy bay đầu tiên được sử dụng với ý định ngăn chặn máy bay ném bom B-29, sau này Liên Xô cũng chế tạo một loại máy bay ném bom dựa trên B-29 là Tupolev Tu-4. Để đảm bảo cho việc tiêu diệt chiếc B-29 to lớn, MiG-15 đã trang bị pháo hạng nặng có tầm bắn xa: 2 pháo 23 mm với 80 viên đạn mỗi pháo, một pháo 37 mm 40 viên đạn. Những vũ khí đó đã cung cấp sức mạnh lớn cho MiG-15 trong vai trò đánh chặn trên không, nhưng chúng có hạn chế về tốc độ bắn khá chậm, điều này gây khó khăn cho việc bắn trúng máy bay quân địch trong các trận chiến trên không với loại máy bay phản lực.

Có một biến thể khác của MiG-15 được sản xuất đó là MiG-15UTI (NATO gọi là "Midget") một loại máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi. Bởi vì Mikoyan-Gurevich không bao giờ tập trung sản xuất kiểu máy bay huấn luyện chuyển tiếp cho MiG-17 hoặc MiG-19, "Midget" còn là loại máy bay huấn luyện cho các nước trong khối hiệp ước Vác-xa-va vào những năm 1970, nó là mẫu đầu tiên đóng vai trò là cơ sở cho các loại máy bay huấn luyện khác như Aero L-29 Delfin (NATO: "Maya") và L-39 Albatros của Tiệp Khắc (sau này là Cộng hòa Séc) (Ba Lan sử dụng loại máy bay huấn luyện phản lực là TS-11 Iskra). Trong khi Trung Quốc sản xuất loại máy bay huấn luyện cho MiG-17 và MiG-19 thì Liên Xô lại cho rằng MiG-15UTI có đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu và không nghiên cứu sản xuất máy bay huấn luyện cho những loại máy bay sau này của chính mình.


Quá trình phục vụ

MiG-15UIT tại Muzeyon Heyl ha-Avir, IsraelMiG-15 được xuất khẩu rộng rãi, phiên bản xuất khẩu cho Trung Quốc là MiG-15bis năm 1950. MiG-15 của Trung Quốc là những chiếc MiG đầu tiên trực tiếp chống lại những máy bay phản lực khác của Hoa Kỳ trong chiến tranh Triều Tiên. Loại cánh mới của MiG-15 đã chứng tỏ khả năng của mình thế hệ đầu tiên của máy bay phản lực cánh quét. Loại máy bay phản lực cánh thẳng của không quân Hoa Kỳ như F-80, Gloster Meteor; loại sử dụng động cơ pít tông như F-51 Mustangs và F4U Corsair (mặc dù F-80 là máy bay bắn hạ MiG-15 đầu tiên), những loại này lần lượt bị MiG-15 hạ gục một cách dễ dàng. Cho đến khi F-86 Sabre máy bay phản lực đầu tiên của không quân Hoa Kỳ được sử dụng trong chiến tranh Triều Tiên thì lợi thế trên không của 2 bên mới cân bằng.

F-86 là loại máy bay phản lực cánh xuôi đầu tiên của người Mỹ và được giới thiệu vào tháng 12-1950. Về bản chất nó là máy bay FJ-1 Fury của hải quân được lắp đôi cánh mới vào. Dẫu cho Sabre (Lưỡi kiếm) không phải là đối thủ của MiG-15 trong một số thông số hiệu năng bay, nhưng chiến thuật khéo léo và phi công được huấn luyện tốt, đã giúp cho phi công lái Sabre cũng đạt được tỷ lệ bắn hạ MiG được lái bởi phi công Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, nhưng khi Liên Xô cử những phi đội máy bay của mình tham chiến thì tỷ lệ đó hạ xuống một cách nhanh chóng và nó còn thấp hơn tỷ lệ bắn hạ máy bay của phi công Liên Xô, những phi công đã được huấn luyện kỹ và có nhiều kinh nghiệm. Người Mỹ mong muốn có một chiếc MiG-15 nguyên vẹn của Liên Xô để nghiên cứu. Người Mỹ đã trả giá tiền thưởng là 100,000 USD và cung cấp nơi cư trú cho phi công Bắc Triều Tiên nào mang được chiếc MiG-15 hạ cánh xuống sân bay căn cứ của Mỹ ở Hàn Quốc. Cuối cùng có một phi công Bắc Triều Tiên đã phản bội, trung úy No Kum-Sok, người đã lái chiếc MiG-15 của mình hạ cánh xuống sân bay Kimpo vào tháng 9-1953, chiếc máy bay đã giúp người Mỹ hiểu rõ cặn kẽ những chi tiết cấu tạo của MiG-15. Ngược lại người Nga cũng ra sức cố bắt cho bằng được một chiếc F-86 để nghiên cứu, và số lần thành công của người Nga đã vượt xa người Mỹ.

Chiếc MiG-15 đã kiểm tra kỹ lưỡng và bay thử nghiệm bởi phi công bay thử nghiệm nổi tiếng của Mỹ là Chuck Yeager (sau đó ngươi Mỹ đã chế tạo thử một chiếc MiG-15 tại Mỹ). Yeager đã miêu tả trong cuốn tự truyện của mình rằng Mì-15 có vấn đề nghiêm trọng trong cách điều khiển, và đã yêu cầu được đến Liên Xô, những phi công Xô Viết đã hoài nghi việc Yeager đã lái chiếc miG-15, họ cho rằng Yeager đã nói một cách liều lĩnh. Tuy nhiên, khi những phi công Nga biết được Yeager có ý định nói chuyện về những vấn đề của MiG-15, họ đã tức giận tố cáo điều đó là sự dối trá. Chiếc máy bay mà No Kum-Sok lái để trốn sang Hàn Quốc hiện đang được trưng bày tại bảo tàng không quân quốc gia Hoa kỳ ỏ gần Dayton, Ohio.


MiG-15bis trong bảo tàng Không quân quốc gia MỹMiG-15 còn được nhìn thấy trong các trận không chiến sau chiến tranh Triều Tiên. Trong thời gian không lâu sau hiệp định đình chiến, những chiếc MiG-15 của không quân Bắc Triều Tiên đã bắn hạ những chiếc F-86 trong phi đội máy bay ném bom và chiến đấu số 67 của không quân Hoa Kỳ. Suốt thời gian còn lại của những năm 1950, những máy bay MiG-15 của Liên Xô và các nước trong khối hiệp ước Vác-xa-va đã ngăn chặn những máy bay do thám của không quân Mỹ và đã bắn hạ vài chiếc. Còn những chiếc MiG-15 của Không quân quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLAAF) lại thướng xuyên chạm trán với máy bay của Đài Loan và Hoa Kỳ trong các trận chiến. Vào năm 1958, một chiếc máy bay chiến đấu của Đài Loan đã dùng tên lửa
Sidewinder để bắn hạ một chiếc MiG-15 của PLAAF trong một trân không chiến. MiG-15 còn phục vụ trong lực lượng không quân các quốc gia Arab như trong Cuộc khủng hoảng kênh Suez năm 1956 và Cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967.
 
Author
MiG-15 lần đầu tiên bắn hạ máy bay trên không vào ngày 13-6-1952, nhưng nó còn để lại nỗi sợ hãi sau nhiều năm sau đó. Nạn nhân đầu tiên của MiG-15 là chiếc DC-3 của không quân Thụy Điển đã bay do thám trên Biển Baltic.

Nhà du hành vũ trụ nổi tiếng của Nga Yuri Gagarin đã hy sinh trong khi đang lái máy bay huấn luyện MiG-15UTI vào tháng 3-1968. Có thể do tầm nhìn bị hạ chế và mất liên lạc với trung tâm điều khiển bay mặt đất, chiếc máy bay đã đâm xuống đất. Nhưng một số tài liẹu lại cho rằng chiếc MiG-15UTI do Yuri Gagarin lái đã đâm phải một chiếc Su-17 cũng đang bay trong khu vực đó.

Số lượng

Lim-2 không quân Ba LanLiên Xô đã sản xuất khoảng 12,000 chiếc MiG-15 với mọi biến thể. MiG-15 còn được sản xuất ở Tiệp Khắc (biến thể S-102 và S-103) và Ba Lan (với tên gọi Lim-1, Lim-2 và loại 2 chỗ SB Lim-1, SB Lim-2).

Đầu những năm 1950, Liên Xô đã cung cấp hàng trăm chiếc MiG-15 cho Trung Quốc, người Trung Quốc đã gọi chúng với tên "J-2". Liên Xô đã cử một nghìn kỹ sư, chuyên gia tới Trung Quốc, họ đã giúp đỡ cho nhà máy máy bay Shenyang Trung Quốc sản xuất máy bay huấn luyện MiG-15UTI (tên Trung Quốc là "JJ-2"). Trung Quốc chưa bao giờ sản xuất máy bay chiến đấu một chỗ ngồi J-2/MiG-15, mà chỉ sản xuất loại biến thể 2 chỗ huấn luyện JJ-2/MiG-15UTI.

Đã có một số cuộc tranh luận về tên gọi "J-4". Một số ý kiến cho rằng sỹ quan quan sát của phương Tây sai lầm khi cho rằng MiG-15bis của Trung Quốc có tên gọi là "J-4", trong khi PLAAF chưa bao giờ sử dụng tên gọi "J-4" cho MiG-15. Một số ý kiến lại cho rằng "J-4" được dùng cho MiG-17F, khi tên gọi "J-5" được dùng cho MiG-17PF. Một số khác nữa cho rằng PLAAF dùng tên gọi "J-4" cho MiG-17A của Liên Xô, và nó nhanh chóng được sản xuất ở Trung Quốc với biến thể MiG-17F / J-5. Có thể chắc chắn rằng thời gian phục vụ của J-2 và J-4 trong PLAAF khá ngắn và nó được thay thế bởi những máy bay co năng lực hơn là J-5 và J-6.

Các biến thể

MiG-15UIT không quân Hungary
MiG-15UIT không quân Phần L
: mẫu đầu tiên.
MiG-15 : máy bay chiến đấu phản lực một chỗ. Mẫu sản xuất đầu tiên.
MiG-15P : máy bay đánh chặn mọi thời tiết phiên bản của MiG-15bis.
MiG-15SB : máy bay chiến đấu ném bom một chỗ.
MiG-15SP-5 : máy bay đánh chặn mọi thời tiết 2 chỗ, phiên bản của MiG-15UTI.
MiG-15T : phiên bản máy bay dành cho tập bắn.
MiG-15bis : phiên bản cải tiến 1 chỗ.
MiG-15bisR : phiên bản trinh sát 1 chỗ.
MiG-15bisS : phiên bản hộ tống 1 một chỗ.
MiG-15bisT : phiên bản làm bia tập bắn một chỗ.
MiG-15UTI : máy bay huấn luyện phản lực 2 chỗ, 2 hệ thống lái.
J-2 : tên gọi MiG-15 một chỗ.
JJ-2 : tên gọi máy bay huấn luyện 2 chỗ MiG-15UTI.
Lim-1 : máy bay chiến đấu MiG-15 sản xuất ở Ba Lan.
Lim-1A : máy bay trinh sát MiG-15 với camera
sản xuất ở Ba Lan.
Lim-2 : MiG-15bis sản xuất ở Ba Lan.
Lim-2R : máy bay trinh sát tấn công mặt đất phiên bản MiG-15bis với camera trước vòm kính che buồng lái sản xuất ở Ba Lan.
Lim-2A : phiên bản tấn công mặt đất và trinh sát 2 chỗ sản xuất ở Ba Lan.
SB Lim-1 : máy bay huấn luyện MiG-15UTI sản xuất ở Ba Lan với động cơ RD-45.
SB Lim-2 : máy bay huấn luyện MiG-15UTI sản xuất ở Ba Lan với động cơ VK-1.
SB Lim-2A hay -2Art: phiên bản trinh sát 2 chỗ do Ba Lan chế tạo, để cung cấp tọa độ cho pháo binh.
S-102 : máy bay phản lực MiG-15 sản xuất ở Tiệp Khắc.
S-103 : máy bay phản lực MiG-15bis sản xuất ở Tiệp Khắc.
CS-102 : máy bay huấn luyện MiG-15UTI sản xuất ở Tiệp Khắc
Thông số kỹ thuật (MiG-15bis)

Thông số riêng
Phi đoàn: 1
Dài: 10.11 m (33 ft 2 in)
Sải cánh: 10.08 m (33 ft 1 in)
Cao: 3.70 m (12 ft 2 in)
Diện tích cánh: 20.6 m² (221.74 ft²)
Loại cánh: TsAGI S-10 / TsAGI SR-3
Trọng lượng rỗng: 3,580 kg (7,900 lb)
Trọng lượng cất cánh: 4,960 kg (10,935 lb)
Trọng lượng cất cánh tối đa: 6,105 kg (13,460 lb)
Sức chứa nhiên liệu: 1,400 L (364 US gal))
Động cơ: 1x Klimov VK-1 loại động cơ phản lực, công suất 26.5 kN (5,950 lbf)

Hiệu suất bay
Vận tốc cực đại: 1,075 km/h (668 mph)
Vận tốc tuần tra trên biển: 840 km/h (520 mph)
Tầm hoạt động: 1,200 km, 1,975 km với thùng nhiên liệu phụ 745 mi / 1,225 mi)
Trần bay: 15,500 m (50,850 ft)
Tốc độ lên cao: 50 m/s (9,840 ft/min)
Lực nâng của cánh: 240.8 kg/m² (49.3 lb/ft²)
Lực nâng/khối lượng: 0.54 kN/kg

Vũ khí
2x 23 mm pháo Nudelman-Rikhter NR-23KM (80 viên đạn mỗi súng, tổng cộng 160 viên), và 1x 37 mm pháo NL-37D (tổng cộng 40 viên)
2x 100 kg (220 kg) bom, thùng nhiên liệu, hoặc tên lửa không điều khiển
 
Author
Mig 17
Thiết kế và phát triển
Thiết kế MiG-17 nói chung dựa trên loại máy bay chiến đấu MiG-15 đã thành công trước đó của Mikoyan và Gurevich. Điểm mới là ứng dụng cánh cụp xuôi phía sau với hình dạng: 45° độ gần thân chính, và 42° so với phần bên ngoài của cánh. Nó cũng dùng động cơ VK-1 và những phần khác hoàn toàn tương đương. Mẫu đầu tiên, ký hiệu SI cất cánh lần đầu tiên ngày 14 tháng 1, 1950 do phi công Ivan Ivashchenko điều khiển. Nguyên mẫu thứ hai SP-2 là một máy bay đánh chặn, trang bị một radar. Dù mẫu SI đã lao xuống đất ngày 17 tháng 3, 1950, những cuộc thử nghiệm với các mẫu khác như SI-2 và một loạt máy bay thực nghiệm SI-02 và SI-01, năm 1951, nói chung là thành công và vào ngày 1 tháng 9, 1951 loại máy bay này được chấp nhận đưa vào sản xuất. Theo ước tính với động cơ tương tự như của MiG-15, tốc độ tối đa của MiG-17 cao hơn 40-50 km/h, và tính năng cơ động tốt hơn ở độ cao lớn.

Sản xuất hàng loạt bắt đầu diễn ra từ năm 1951. Trong khi sản xuất, máy bay được cải tiến và sửa đổi nhiều lần. MiG-17 căn bản có nhiệm vụ chiến đấu ban ngày, được trang bị 3 súng máy, được coi là hiệu quả nhất trong hoạt động chống lại máy bay địch. Nó cũng có thể được dùng làm máy bay chiến đấu-ném bom, nhưng trọng lượng bom bị coi là nhỏ so với những loại máy bay chiến đấu khác cùng thời kỳ, và nó thường mang theo thùng dầu phụ thay cho bom.


MiG-17 bay biểu diễnNgay sau đó một số lượng MiG-17P hoạt động mọi thời tiết đã được chế tạo với trang bị radar Izumrud và những sửa đổi cửa nạp khí phía trước. Mùa xuân năm 1953 MiG-17F chiến đấu ban ngày bắt đầu được sản xuất. Được trang bị động cơ VK-1F với một bộ phận đốt nhiên liệu lần hai, nên tính năng của nó đã được cải thiện, nó trở thành biến thể được biết đến rộng rãi nhất của MiG-17. Biến thể được chế tạo hàng loạt tiếp theo có trạng bị bộ phận tái đốt nhiên liệu và radar là MiG-17PF. Năm 1956 một số chiếc (47) được chuyển đổi thành MiG-17PM (cũng được gọi là PFU) với 4 tên lửa không đối không thế hệ đầu tiên K-5 (NATO: AA-1 'Alkali') đầu tiên. Một số lượng nhỏ máy bay MiG-17R trinh sát được chế tạo trang bị động cơ VK-1F (nó đã được thử nghiệm với động cơ VK-5F).

Tới năm 1958 vài ngàn chiếc MiG-17 đã được chế tạo tại Liên bang Xô viết.

Lịch sử hoạt động

MiG-17Mục đích chiến lược của MiG-15 cũng giống như những máy bay tiêm kích khác của Liên Xô là bắn hạ những máy bay ném bom của Mỹ, tránh giao chiến dogfight (hỗn chiến). Máy bay tiêm kích dưới tốc độ âm thanh này (0.93 Mach) được sử dụng có hiệu quả nhất trong đối đầu với các máy bay tiêm kích-ném bom nặng nề, bay chậm (0.6-0.8 Mach) của Mỹ, cũng như những máy bay ném bom chiến lược trụ cột của Mỹ (như B-50 hay B-36, cả hai loại máy bay này đều trang bị động cơ piston). Thậm chí khi mục tiêu đã có đủ thời gian cảnh báo trước và thả bớt trọng lượng nhằm tăng tốc độ để tẩu thoát, thì việc đó cũng là đủ để chúng phải từ bỏ nhiệm vụ ném bom của mình. Theo thời gian, Không quân Hoa Kỳ đã đưa vào hoạt động những máy bay ném bom chiến lược có tốc độ hành trình đạt siêu âm như B-58 Hustler và FB-111, tuy nhiên, MiG-17 đã trở thành máy bay lỗi thời trong biên chế của Lực lượng phòng không Xô viết và được thay thế bởi những máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm như MiG-21 và MiG-23.

Hơn hai mươi quốc gia đã sử dụng MiG-17. MiG-17 đã trở thành một máy bay tiêm kích tiêu chuẩn trong không quân các nước thuộc khối Hiệp ước Vácxava vào cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960. MiG-17 cũng được nhiều nước khác mua, chủ yếu tại Châu Phi và Châu Á, bao gồm những nước trung lập hay đồng minh với Liên Xô.

MiG-17 không được sử dụng trong Chiến tranh Triều Tiên, nhưng nó đã tham gia chiến đấu trong các cuộc chiến tại eo biển Đài Loan giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) và Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan), khi những chiếc MiG-17 của Trung Quốc chạm trán với F-86 của Đài Loan vào năm 1958. MiG-17 đã trở thành máy bay tiêm kích đánh chặn chính trong Không quân Nhân dân Việt Nam vào năm 1965, những chiếc MiG-17 đã tham chiến và giành những thắng lợi đáng kể trước máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam, khi chúng kết hợp chiến đấu cùng với máy bay MiG-21 và MiG-19. Một số phi công Việt Nam, thực tế thích MiG-17 hơn MiG-21, nó cơ động hơn dù không nhanh bằng MiG-21.


MiG-17 sơn cờ của Không quân Nhân dân Việt NamNgười Mỹ đã bị chấn động vào năm 1965 khi những chiếc MiG-17 cũ, bay chậm hơn nhưng lại bắn hạ được máy bay tiêm kích-ném bom F-105 Thunderchief tốc độ Mach-2 ở miền Bắc Việt Nam. Để khắc phục khả năng không chiến với những máy bay tiêm kích nhỏ và nhanh nhẹn như những máy bay MiG, Mỹ đã thành lập huấn luyện không chiến khác biệt (DACT) trong chương trình huấn luyện của TOPGUN, người Mỹ đã phải sử dụng những máy bay A-4 Skyhawk và F-5 Freedom Fighter bay dưới tốc độ âm thanh để đóng giả làm những máy bay MiG-17. Hải quân Hoa Kỳ cũng thành lập những phi đội trang bị của đối phương (tức là sử dụng máy bay đóng giả làm máy bay đối phương) với những chiếc A-4 nhanh nhẹn để thực hành tấn công những máy bay trong chương trình DACT.

MiG-17 cũng được sử dụng để chiến đấu chống lại Israel trong các cuộc Xung đột Ả Rập-Israel. Ít nhất 24 chiếc MiG-17 đã phục vụ trong Không quân Nigeria và được một nhóm gồm các phi công của Nigeria, Đông Đức, Nga, Nam Phi, Vương quốc Anh, Úc lái trong thời gian xảy ra Nội chiến Nigeria 1967-1970. 4 chiếc MiG-17 đã được Liên Xô cung cấp khẩn cấp cho Sri Lanka trong [[Cuộc nổi dậy JVP 1971 (Sri Lanka)|cuộc nổi dậy 1971, và chúng đã được sử dụng để ném bom và tấn công mặt đất trong cuộc xung đột.


Các biến thể

MiG-17 tại Triển lãm hàng không Oregon
MiG-17 sơn cờ Liên XôI-300
Nguyên mẫu.
MiG-17 (Fresco-A)
Phiên bản máy bay tiêm kích cơ bản trang bị động cơ VK-1 ("máy bay SI").
MiG-17A
Phiên bản máy bay tiêm kích trang bị động cơ VK-1A với tuổi thọ dài hơn.
MiG-17AS
Phiên bản cải tiến để mang tên lửa không dẫn hướng và tên lửa không đối không K-13.
MiG-17P (Fresco-B)
Phiên bản máy bay tiêm kích mọi thời tiết trang bị radar Izumrud ("máy bay SP").
MiG-17F (Fresco-C)
Phiên bản máy bay tiêm kích cơ bản trang bị động cơ VK-1F với khả năng đốt nhiên liệu phụ trội ("máy bay SF").
MiG-17PF (Fresco-D)
Phiên bản máy bay tiêm kích mọi thời tiết trang bị radar Izumrud và động cơ VK-1F ("máy bay SP-7F").
MiG-17PM/PFU (Fresco-E)
Phiên bản máy bay tiêm kích trang bị radar và tên lửa không đối không K-5 (NATO: AA-1 'Alkali') ("máy bay SP-9").
MiG-17R
Phiên bản trinh sát với động cơ VK-1F và camera ("máy bay SR-2s")
MiG-17SN
Phiên bản thử nghiệm với hai khe hút không khí, không có khe không khí ở giữa, trang bị pháo 23 mm ở phần mũi. Không được sản xuất.
Shenyang J-5 và Shenyang J-8
Trong số những biến thể thực nghiệm, có một máy bay tấn công 'máy bay SN' năm 1953, với cửa hút gió phía trước được thay thế bằng hai cửa hút gió bên, và hai súng máy 23 mm lắp ở trên cái mũi mới, có thể lao xuống bắn mục tiêu mặt đất. Nó không được chế tạo.

Một số chiếc không sử dụng nữa được chuyển đổi thành những mục tiêu điều khiển từ xa.


Vũ khí
Các biến thể chiến đấu ban ngày (MiG-17, MiG-17F) được trang bị hai súng máy NR-23 23 mm (80 viên mỗi súng) và một súng máy N-37 37 mm (40 viên), ở giá lắp súng chung bên dưới cửa hút gió trung tâm. Giá lắp súng có thể được tháo ra dễ dàng khi bảo dưỡng. Nhiều biến thể với radar (MiG-17P, PF) được trang bị ba súng máy NR-23 23 mm (100 viên), vì trọng lượng radar. Tất cả các biến thể có thể mang 100kg bom trên hai mấu dưới cánh (một số chiếc có thể mang 250 kg bom), nhưng thường thì chúng mang theo thùng dầu phụ 400 lít. MiG-17R chỉ được trang bị hai súng máy 23 mm. Biến thể duy nhất có trang bị tên lửa không đối không là MiG-17PM (PFU), mang 4 tên lửa K-5 (NATO: AA-1). Nó không có súng máy. Ở nhiều nước, MiG-17 thỉnh thoảng được cải tiến để mang tên lửa không điều khiển hoặc bom ở các mấu treo lắp thêm.

MiG-17P được trang bị radar
(RP-1), MiG-17PF với RP-1 hay sau này với radar
(RP-5). MiG-17PM cũng được trang bị một radar, dùng để nhắm tên lửa. Các biến thể khác không có radar.


 
Author
Mig 19

Vào ngày 20-4-1951, OKB-155 (OKB - Cục thiết kế thực nghiệm) đã trình bày loại máy bay mới, tiếp sau mẫu máy bay chiến đấu MiG-17 dưới tên gọi là "I-340", loại máy bay mới có 2 động cơ phản lực Mikulin AM-5 không có khả năng đốt nhiên liệu phụ (phiên bản dưới là Mikulin AM-3) với công suất (lực đẩy) 4,410 lbf (19.6 kN). I-340 có thể đạt tới vận tốc 725 mph (1,160 km/h; Mach 1) trên độ cao 6,560 ft (2,000 m) và 675 mph (1,080 km/h; Mach 0.97) trên độ cao 33,000 ft (10,000 m), đạt độ cao 33,000 ft (10,000 m) trong 2.9 phút, và có trần bay khoảng 55,000 ft (17,500 m). Loại máy bay mới ký hiệu là "SM-1", được thiết kế dựa trên khung của "SI-02" (mẫu đầu tiên của MiG-17, khung mới đã được thiết kế mới một số chi tiết để có thể lắp được 2 động cơ bên trong so với 1 động cơ của MiG-17. Máy bay được hoàn thành vào tháng 3-1952. Máy bay mới có một buồng lái điều áp không đầy đủ, động cơ máy bay hay gây ra những tình huống bất thường như hay bốc cháy và bộ điều chỉnh không vận hành tốt. Động cơ này được cải tiến từ động cơ tiêu chuẩn AM-5A với lực đẩy lên tới 4,740 lbf (21.1 kN), động cơ này vượt quá công suất của động cơ Klimov VK-1F, làm thùng xăng phụ không thể cung cấp đủ nhiên liệu cho nó vận hành lâu dài. SM-1 vừa đủ thông số trở thành máy bay siêu âm, có thể bay với vận tốc 745 mph (1,193 km/h; Mach 1.03) trên độ cao 16,400 ft (5,000 m). Những đặc tính đó cho thấy mẫu máy bay SM-1 không đủ khả năng trở thành một loại máy bay chiến đấu siêu âm mới và động cơ AM-5F với thùng nhiên liệu phụ đã được đề nghị thay thế cho động cơ cũ. Nhưng loại động cơ này lại không được cung cấp đầy đủ, và AM-5F đã trở thành cơ sở của loại động cơ Tumansky RD-9 có sức thuyết phục hơn để đưa vào sản xuất máy bay. Những phát triển xa hơn có kết quả là "I-360" có 2 động cơ phản lực đã được hội đồng dân ủy chấp nhận, nó có ký hiệu là "SM-2", nó được cung cấp lực đẩy từ động cơ AM-5F, nhưng có chi tiết được đánh giá cao loại cánh xuôi góc lớn.

Vào ngày 15-8-1953, cục thiết kế thực nghiệm Mikoyan-Gurevich đã đưa ra một loại máy bay mới, nó đã tạo nên một thế hệ máy bay chiến đấu mới. OKB đã đưa ra 2 thiết kế, bản thứ nhất một động cơ Klimov VK-7, bản thứ hai 2 động cơ Mikulin AM-9Fs. Loại máy bay chiến đấu 2 động cơ có ký hiệu là "SM-9", hơn nữa việc sản xuất SM-9 với tên gọi MiG-19, có cơ sở nền tảng từ mẫu SM-2. Mẫu thử nghiệm đầu tiên của SM-9 là "SM-9/1" bay lần đầu tiên vào ngày 5-1-1594. Thùng nhiên liệu phụ đã không được lắp trong lần bay đầu tiên, nhưng nó được lắp vào trong lần bay thử thứ 2 và máy bay đã đạt đến vận tốc Mach 1.25 trên độ cao 26,400 ft (8,050 m). Lần bay tiếp theo vận tốc đã được nâng lên Mach 1.44. Những thông số trên là cơ sở của một loại máy bay mới có hiệu suất bay đầy hứa hẹn, MiG-19 được đặt sản xuất hàng loạt vào 17-2-1954, mặc dù hội đồng dân ủy muốn có sự thử nghiệm đến trước tháng 9-1954. Chiếc máy bay sản phẩm đầu tiên được giới thiệu vào tháng 3-1955.


MiG-19 do Trung Quốc sản xuất với tên gọi Shenyang J-6Ban đầu một số vấn đề đã làm nản lòng một số kỹ sư thiết kế. Điều gây hoang mang là khả năng nổ tung của thùng chứa nhiên liệu trong thân máy bay bởi nhiệt độ do động cơ gây ra, khi mà thùng nhiên liệu lại được lắp ở giữa các động cơ. Sự triển khai máy bay trong những cuộc tập trận với tốc độ cao chính là nguyên nhân chính khiến máy bay rơi. Bánh lái thiếu độ chính xác khi đang bay với tốc độ cao. NÓ hạ cánh với tốc độ 145 mph (230 km/h) (so với 100 mph (160 km/h) của MiG-15), các phi công không được huấn luyện chuyển tiếp một cách cẩn thận do không có máy bay huấn luyện 2 chỗ của MiG-19. Với những vấn đề như vậy đã dẫn đến sự xuất hiên của mẫu thứ hai mang tên "SM-9/2", mẫu máy bay mới được thêm vào phanh hãm bằng không khí thứ 3 ở bụng, đưa vào hệ thống chống rung chống lại những dao động gây ra cho phi công trong khi bay với tốc độ âm thanh. Những cải tiến đó đã giúp MiG-19 cải thiện hiệu suất bay của mình, khiến nó trở thành loại máy bay số 1 trong những cuộc không chiến thời ấy. Mẫu SM-9/2 bay lần đầu tiên vào ngày 16-9-1954, và đi vào sản xuất với tên gọi MiG-19S.

Có tổng cộng khoảng 8,500 chiếc MiG-19 được sản xuất, chủ yếu ở Liên Xô, nhưng MiG-19 cũng được sản xuất ở Trung Quốc với tên gọi là Shenyang J-6 và ở Tiệp Khắc với tên gọi Avia S-105. Nó phục vụ trong không quân nhiều quốc gia trên thế giới, gồm có cả Cuba, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Ai Cập, và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Pakistan. MiG-19 được nhìn thấy các cuộc không chiến trong suốt chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến 6 ngày năm 1967 và chiến tranh Bangladesh năm 1971. Tất cả các biến thể của MiG-19 được sản xuất ở Liên Xô là loại có một chỗ ngồi. Mặc dù Trung Quốc phát triển mẫu máy bay huấn luyện JJ-6 cho Shenyang J-6, nhưng những người Liên Xô tin rằng việc điều khiển bằng tay dễ dàng không cần thiết phải thay đổi máy bay huấn luyện là MiG-15UTI.

Tại Liên Xô, MiG-19 được thay thế bởi MiG-21. Ở Trung Quốc thì Shenyang J-6 vẫn là loại máy bay chủ lực của không quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, và nó được phát triển thành loại Nanchang Q-5 (tên ký hiệu của NATO là "Fantan"), một loại máy bay tấn công. MiG-19 và các biến thể của nó đã gây nhiều sự sửng sốt vì khả năng điều khiển bằng tay dễ dàng và hỏa lực mạnh, với 3 khẩu pháo 30 mm NR-30 có thể bắn ra cùng lúc 40 lb (18 kg) đạn, đủ để kẻ địch thảm bại trong các trận chiến.

Lịch sử hoạt động
Trong suốt thời gian phục vụ trong lực lượng PVO Strany (Quân Chủng Phòng Không Liên Xô) và tại Cộng hòa Dân chủ Đức, những chiếc MiG-19 đã nhiều lần ngăn chặn các máy bay do thám của phương Tây. Sự kiện đầu tiên là cuộc chạm chán giữa MiG-19 và Lockheed U-2 vào mùa thu năm 1957. Phi công MiG-19 đã trông thấy chiếc U-2 những không thể bắn hạ, vì chiếc U-2 bay cao hơn chiếc MiG-19 7,000 foot. Lần thứ 2 thì chiếc U-2 của Gary Powers không gặp may mắn như thế, nó đã bị một chiếc MiG-19P bám sát truy kích, và bị bắn hạ bởi tên lửa S-75 Dvina (NATO gọi là: SA-2 'Guideline') vào ngày 1-5-1960. Vào ngày 1-7-1960, một chiếc MiG-19 đã bắn hạ một chiếc RB-47H số hiệu S/N 53-4281, đây là một chiếc máy bay do thám đang bay nhiệm vụ trong không phận Liên Xô, làm chết 4 người và 2 người bị bắt giữ (sau đó 2 người náy được trao đổi với phía Mỹ năm 1961). Một sự kiện nữa là ngày 28-1-1964, một chiếc MiG-19 đã bắn hạ một chiếc T-39 Sabreliner đang bay lạc trong không phận Đông Đức khi đang bay huấn luyện, cả 3 phi công đều tử nạn.
 
Author
Các biến thể của MiG-19

MiG-19 với giá treo vũ khí
MiG-19PMMiG-19 (NATO: "Farmer-A") - phiên bản sản xuất đầu tiên, trang bị vũ khí 3 khẩu pháo 23 mm NR-23.
MiG-19P (NATO: "Farmer-B") - trang bị rada RP-1 Izumrud ở mũi, 2x 23 mm NR-23 (sau này là 2x 30 mm NR-30) ở cánh, có giá treo tên lửa không điều khiển ở mỗi cánh, có sự cải tiến khí động lực giống MiG-19S; sau này được lắp tên lửa không đối không Vympel K-13 (AA-2 'Atoll'), bắt đầu phục vụ năm 1955.
MiG-19PG - MiG-19P với hệ thống truyền dữ liệu mặt đất Gorizont-1.
MiG-19S (NATO: "Farmer-C") - làm dài phần đuôi, bộ phận chuyển động, 3 phanh không khí sau sườn bụng, máy thu điều hướng Svod, 3 khấu pháo 30 mm NR-30, lắp thêm giá đỡ tên lửa không điều khiển hoặc bom FAB-250 dưới mỗi cánh, bắt đầu phục vụ năm 1956.
MiG-19SF - sản xuất sau MiG-19S với động cơ RD-9BF-1 của MiG-19R.
MiG-19SV - phiên bản chống khí cấu do thám trên độ cao lớn, bay cao 68,044 ft (20,740 m), bắt đầu phục vụ năm 1956.
MiG-19SVK - MiG-19SV với cánh mới.
MiG-19SU (SM-50) - phiên bản bay cao để ngăn chặn Lockheed U-2; trang bị thùng chứa nhiên liệu phụ giá lắp tên lửa, đã bị loại bỏ không sản xuất do gặp vấn đề về hệ thống điều khiển và hiện tượng bổ nhào quay tròn khi bắt đầu bay với vận tốc âm thanh trên độ cao lớn.
MiG-19R - phiên bản trinh sát từ MiG-19S với những chiếc camera thay thế cho pháo ở phần mũi, sử dụng động cơ RD-9BF-1.
MiG-19PF - phiên bản 1 chỗ trang bị radar, đây là máy bay tiêm kích đánh chặn mọi thời tiết. Chế tạo với số lượng nhỏ.
MiG-19PM (NATO: "Farmer-E") - không trang bị pháo, mang 4 quả tên lửa điều khiển bằng sóng radio Kaliningrad K-5M NATO: AA-1 'Alkali'), bắt đầu sản xuất năm 1957.
MiG-19PML - MiG-19PM với hệ thống truyêng dữ liệu mắt đất Lazur.
MiG-19PU - mang hệ thống rocket giống MiG-19SU.
MiG-19PT - MiG-19P mang tên lửa Vympel K-13 (NATO: AA-2 'Atoll').
MiG-19M - máy bay mục tiêu không người lái cải tạo từ MiG-19 và MiG-19S.
SM-6 - 2 chiếc MiG-19P cải tạo thành phòng thí nghiệm bay thử nghiệm Grushin K-6 phát triển AAM (có ý định phát triển cho máy bay chiến đấu Sukhoi T-3) và rada Almaz-3.
SM-12 - mẫu máy bay chiến đấu mới, có 4 chiếc được sản xuất, phát triển thành MiG-21.
SM-20 - mẫu thử nghiệm phóng tên lửa hạt nhân tầm thấp Raduga Kh-20 (NATO: AS-3 'Kangaroo').
SM-30 - phiên bản dùng công nghệ zero-length launch (ZEL) với giá đỡ rocket PRD-22.
SM-K - có thể phóng tên lửa hạt nhân tầm thấp cho thử nghiệm Raduga K-10 (NATO: AS-2 'Kipper').
Avia S-105 - MiG-19S được sản xuất ở Tiệp Khắc với giấy phép của Liên Xô.
Lim 7 - phiên bản MiG-19 của Ba Lan
Shenyang J-6 - phiên bản MiG-19 của người Trung Quốc. Phiên bản này được đưa vào phục vụ trong không quân Pakistan với tên gọi F-6. F-6 sau này được cải tiến để mang được tên lửa
Sidewinder .

Thông số kỹ thuật (MiG-19S)

Thông số riêng
Phi đoàn: 1 người
Dài: 12.5 m (41 ft)
Sải cánh: .2 m (30 ft 2 in)
Cao: 3.9 m (12 ft 10 in)
Diện tích cánh: 25.0 m² (270 ft²)
Trọng lượng rỗng: 5,447 kg (11,983 lb)
Trọng lượng cất cánh tối đa: 7,560 kg (16,632 lb)
Động cơ: 2× động cơ phản lực có thùng nhiên liệu phụ Tumansky RD-9B, lực đẩy 31.9 kN (7,178 lbf) mỗi động cơ.
Sức chứa nhiên liệu: 1,800 kg (3,960 lb)

Hiệu suất bay
Vận tốc cực đại: 1,455 km/h (909 mph)
Tầm hoạt động: 685 km (430 mi); nhiệm vụ 2,200 km (1,375 mi)
Trần bay: 17,500 m (57,400 ft)
Tốc độ lên cao: 180 m/s (35,425 ft/min)
Lực nâng của cánh: 302.4 kg/m² (61.6 lb/ft²)
Lực nâng: 0.86

Vũ khí
3 khẩu pháo 30 mm NR-30 (70 viên đạn mỗi súng gắn trên cánh, 55 viên súng gắn trên thân).
Mang 250 kg (550 lb) bom hoặc rocket không điều khiển trên 4 giá đỡ dưới cánh.


(nguồn của Wikipedia tiếng Việt)
 

TYA

Well-Known Member
Hình ảnh máy bay Mig-17.



Những năm chống Mĩ, Liên Xô đã hợp tác giúp chúng ta sx lắp ráp ở nhà máy Sao Đỏ.

Mig17 mang súng máy và bom, một đợt ném 4 quả sau mỗi lần nạp bom.


Mig-21 mang tên lửa và súng máy, song tên lửa không phải loại tầm nhiệt và bản thân 1 quả không hạ được B52. Đạn súng máy có hỏa lực kém hơn so với Mig-17

Bù lại Mig21 có tốc độ bay siêu thanh, vượt cả Fantom F-4 của Mĩ. Trong kháng chiến, F-4 và Mig-21 là cặp kì phùng địch thủ!
 
Nhìn mà lại nghĩ Việt Nam mình, không biết bao giờ VN mới tự chế máy bay dân dụng và quân sự được....và làm phát triển đất nước.
 
Author
Mig-21 mang tên lửa và súng máy, song tên lửa không phải loại tầm nhiệt và bản thân 1 quả không hạ được B52. Đạn súng máy có hỏa lực kém hơn so với Mig-17
Bù lại Mig21 có tốc độ bay siêu thanh, vượt cả Fantom F-4 của Mĩ. Trong kháng chiến, F-4 và Mig-21 là cặp kì phùng địch thủ!
Anh hùng Phạm Tuân là đồng hương với em đấy,đọc mấy cái dòng này mà thích thế ko biết:25:
"Đêm 27-12-1972, phi đội 5 của Đoàn C21 (Sư đoàn B71) cất cánh, phi công Phạm Tuân điều khiển chiếc Míc 21 mang số hiệu 5721. Máy bay cất cánh từ sân bay Yên Bái, được các sở chỉ huy ở Sơn La, Thanh Hoá dẫn dắt tiếp cận nhanh mục tiêu vượt qua cả một bầy F4 “bâu” quanh, che chắn cho B52. Chiếc Míc 21 của phi công Phạm Tuân tăng tốc, lao đi với tốc độ 1400km/giờ, vượt qua các máy bay bảo vệ. Một tính toán nhanh và Phạm Tuân quyết định không phóng tên lửa từ phía sau, anh điều khiển Míc 21 hướng chếch lên trên lưng chiếc B52, hai quả tên lửa từ Míc 21 phóng ra, một quầng lửa trùm lên mục tiêu khi chiếc Míc 21 của Phạm Tuân bay vượt qua trong tích tắc.
Khoảng 22 giờ, chiếc máy bay Mic 21 của Phạm Tuân hạ cánh an toàn xuống sân bay Yên Bái. Phạm Tuân báo cáo lại tình hình và trở về doanh trại nghỉ ngơi. Nửa đêm, Phạm Tuân được đơn vị thông báo điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi lời khen ngợi chiến công xuất sắc bắn rơi B52. Đó chính là chiếc B52 đầu tiên bị Không quân nhân dân Việt Nam bắn rơi." (http://www.ndcsa.com/oopnuke.asp?module=news&do=t&id=1998&fid=43)
Em rất thích mấy cảnh bắn máy bay như này,giá mà có video mà xem nhỉ,hihi
 

TYA

Well-Known Member
Fantom F4 trang bị tên lửa tầm nhiệt nên sẽ rất khó bắn hạ MIG21 khi anh hùng Phạm Tuân bay ở cự ly gần với B52. (không đảm bảo an toàn cho B52). F4 cũng không mang súng máy (mà mang bom cháy).

Sao F4 lại "bâu" gần B52 ? => không đánh chặn được phía sau nhỉ ?

Hồi đầu chiến tranh VN, F4 gọi là MIG - killer , sau LiênXo mới thay hẳn MIG17 bởi MIG21

Có 1 giai thoại về 1 sinh viên anh hùng của ĐHBKHN thời chống Mĩ là bắn rơi B52 bởi chỉ 1 tên lửa ! Quả thứ 2 chính là cả chiếc MIG21 phóng vào B52. Đêm trước ngày hy sinh, người phi công anh hùng ấy có nói với đồng đội "Các cậu tin không, tớ có thể hạ B52 chỉ với 1 tên lửa.."
===
Ngày nay Mĩ phát triển đến F-22 (có cả F35 rồi hay sao ý) còn LiênXo có phát triển Mig thêm không nhỉ ? Đến MIG mấy?

===
Cảnh Mig21 hạ thủ F4 à ?video từ game nhé ? (mình recode lại được) hehe
 
Last edited:
nãy chỉ dc xem hình nó đứng im,giờ xem nó bay và bắn ra đạn thật

xem cách máy bay nó nội suy đường bay của đối phương rồi nó phóng tên lửa

 
Last edited:
Author
mỗi cái B52 bay đi ném bom thì có một đống máy bay bảo vệ,mấy con F4 bâu quanh để bảo vệ,mà chắc vì Mig 21 của bác Phạm Tuân bay nhanh quá (1400km/h)nên mấy con F4 ko làm j được,bay nhanh thế thì ngắm sao kịp,với lại xác suất trúng của tên lửa là thấp so với băn máy bay tiêm kích,còn B52 bay chậm rì rì ấy bắn dễ như ăn cháo(thấy các thầy dậy quân sự nói thế)
Em cũng nge nói đến có anh hùng tự đâm máy bay mình vào B52 sau khi đã phóng trượt 2 quả tên lửa.
Mig cũng được Nga phát triển đến Mig 39(dự án Mig 1.44) rất tối tân,Mig 21 còn có đời sản xuất năm 2000 được cải tiến rất nhiều,ngoài Mig Nga còn phát triển cả SUKHOI với Su 47 kiểu cánh ngược,nge thầy dậy thủy khí nói là kiểu cánh này dê đạt tốc độ tối đa M 2.1

SU 47 Berkut
 
Last edited:
Author
Tiếp tục với mấy cái máy bay Mig của người Nga nào,hehe
Mig 21
Phát triển

Máy bay tiêm kích phản lực MiG-21 là mẫu máy bay nối tiếp trong chuỗi những máy bay tiêm kích phản lực của Liên Xô, bắt đầu từ máy bay tốc độ cận âm MiG-15, MiG-17, và trên tốc độ âm thanh một chút MiG-19. Một số thiết kế thử nghiệm đạt tốc độ Mach 2 của Liên Xô đều dựa vào thiết kế khe hút không khí ở đầu mũi với cánh xuôi sau, như Sukhoi Su-7, hay kiểu cánh tam giác, trong đó MiG-21 là thiết kế thành công nhất.





Nguyên mẫu E-5 của MiG-21 thực hiện bay lần đầu tiên vào năm 1955 và thực hiện chuyến bay trước công chúng lần đầu tiên trong Ngày hàng không Xô viết tại Sân bay Tushino Moscow vào tháng 6-1955. Nguyên mẫu cánh tam giác đầu tiên, có tên gọi là Ye-4 (hay E-4) bay vào ngày 14 tháng 6-1956, và chiếc MiG-21 thành phẩm đầu tiên bắt đầu phục vụ vào năm 1959. Với một cấu hình cánh tam giác, MiG-21 là máy bay đầu tiên của Liên Xô thành công trong việc kết hợp giữa tính năng của máy bay tiêm kích và đánh chặn trong cùng một máy bay. Đây là một máy bay chiến đấu có trọng lượng nhẹ, đạt được đến tốc độ Mach 2 với một động cơ phản lực đốt nhiên liệu phụ trội có công suất nhỏ, và MiG-21 có tính năng tương đương với loại F-104 Starfighter của Mỹ và Dassault Mirage III của Pháp.

Khi MiG-21 lần đầu tiên được đưa vào hoạt động, nó đã bộc lộ vài điểm bất thường. Những tên lửa không đối không phiên bản ban đầu của nó là Vympel K-13 (tên ký hiệu của NATO AA-2 'Atoll'), không thành công trong các trận chiến, và thiết bị ngắm súng con quay hồi chuyển thường dễ dàng bị hỏng khi cơ động ở tốc độ cao, dẫn đến phiên bản ban đầu của MiG-21 là một máy bay không mấy hiệu quả. Những vấn đề này đã được sửa chữa, và trong thời gian diễn ra Chiến tranh Việt Nam và các cuộc xung đột ở Trung Đông, MiG-21 đã tỏ ra là một máy bay rất hiệu quả. Mẫu MiG-21 tiếp theo thêm vào những thiết kế cải tiến thu được từ kinh nghiệm trong các cuộc chiến.


MiG-21M tại bảo tàng Berlin-Gatow.Như nhiều máy bay khác được thiết kế như những máy bay tiêm kích đánh chặn, MiG-21 có tầm hoạt động ngắn. Đây không phải là lối thoát bởi một thiết kế khuyết điểm, trên máy bay trọng tâm được chuyển về phía sau 2/3 cho trọng lượng nhiên liệu mang theo để sử dụng. Điều này có tác động đến việc máy bay mất kiểm soát, dẫn đến máy bay chỉ bay được 45 phút trong điều kiện tốt. Với thiết kế cánh tam giác, MiG-21 thể hiện đây là một máy bay đánh chặn có tốc độ bay lên xuất sắc, có nghĩa là với bất kỳ kiểu đổi hướng không chiến nào đều dẫn đến việc mất tốc độ rất nhanh. Tuy nhiên, trọng tải nhẹ của máy bay lại giúp cho nó, với 50% nhiên liệu và 2 tên lửa Atoll, tỷ lệ bay cao là 58,000 ft (17,670 m) một phút là có thể đạt được, điều này hơn hẳn so với F-16A được chế tạo sau này. Một phi công lão luyện và những tên lửa tốt trên MiG-21 có thể đạt được những thành tích ngang ngửa với những máy bay tiêm kích hiện đại. Sau đó, MiG-21 được thay thế bởi những chiếc MiG-23 và MiG-27 cánh cụp cánh xòe cho các nhiệm vụ tấn công mặt đất. Tuy nhiên, không phải đến khi MiG-29 thay thế cơ bản những chiếc MiG-21 trong biên chế của Liên Xô như một máy bay không chiến cơ động cao thì nó mới có thể chống lại những kiểu máy bay chiếm ưu thế trên không của Mỹ, mà bản thân MiG-21 vẫn có thể chiến đấu chống lại các máy bay hiện đại của Mỹ mặc dù đã lỗi thời.


MiG-21 được xuất khẩu rộng rãi và tiếp tục được sử dụng mặc dù ở đâu đó nó có thể đã được xem như là lỗi thời. Chiếc máy bay này có hệ thống điều khiển, động cơ, vũ khí và điện tử đơn giản điển hình cho thiết kế quân sự của thời kỳ Liên Xô. Tuy có công nghệ kém hơn so với những máy bay chiến đấu mà nó đối mặt, nhưng giá thành sản xuất rẻ và chi phí bảo dưỡng thấp đã khiến MiG-21 được ưa chuộng trong quân đội của nhiều quốc gia của khối Đông Âu và trên toàn thế giới.

Do thiếu những thông tin ban đầu đáng tin cậy về MiG-21, những chi tiết ban đầu của nó thường gây nhầm lẫn với máy bay tiêm kích tương tự của Sukhoi cũng đang phát triển cùng thời điểm. Tạp chí Jane's All the World's Aircraft 1960-1961 đã nhầm lẫn khi miêu tả MiG-21 "Fishbed" như một thiết kế của Sukhoi, và sử dụng hình minh họa của Su-9 'Fishpot'.


Sản xuất

MiG-21UM Lancer B của RomaniaTổng cộng đã có 10,158 (một số nguồn nói 10,645) chiếc MiG-21 được chế tạo tại Liên Xô. Chúng được sản xuất tại 3 nhà máy, ở GAZ 30 tại Moscow (hau còn gọi là Znamiya Truda), tại GAZ 21 ở Gorky[2] và tại GAZ 31 ở Tbilisi. Kiểu "MiG" được sản xuất cũng khác nhau theo từng nhà máy. Nhà máy ở Gorky chế tạo MiG-21 một chỗ cho quân đội Xô viết. Nhà máy ở Moscow chế tạo MiG-21 một chỗ cho xuất khẩu và nhà máy ở Tbilisi chế tạo MiG-21 hai chỗ cho cả xuất khẩu và quân đội Xô viết. Tuy nhiên, có ngoại lệ. MiG-21R và MiG-21bis dành cho xuất khẩu và cho Liên Xô cũng được chế tạo tại Gorky, 17 chiếc MiG-21 một chỗ cũng được chế tạo tại Tbilisi (MiG-21F), MiG-21MF được chế tạo đầu tiên tại Moscow và sau đó là Gorky, và MiG-21U được chế tạo tại Moscow cũng như tại Tbilisi. Như vậy mỗi nhà máy chế tạo MiG-21 với số lượng như sau:

5278 chiếc (hay 5765 chiếc ) tại Gorky
3203 chiếc tại Moscow
1677 chiếc tại Tbilisi
Ngoài ra còn có 194 chiếc được sản xuất tại Tiệp Khắc.


Lịch sử hoạt động

Việt Nam

MiG-21PF sơn cờ của không quân nhân dân Việt NamMiG-21 giành được những danh tiếng đầu tiên của mình trong Chiến tranh Việt Nam, trong thời gian diễn ra chiến tranh, nó tham gia hoạt động thường xuyên trong các nhiệm vụ. Đây là một trong số những máy bay tiên tiến nhất thời gian đó; tuy nhiên, rất nhiều phi công xuất sắc của Bắc Việt Nam lại thích lái MiG-17 hơn, do tải trọng lực nâng của cánh lớn trên MiG-21 khiến nó mất đi độ cơ động so với MiG-17. Dù MiG-21 thiếu radar tầm xa, tên lửa, và mang bom hạng nặng so với những máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ cùng thời của Mỹ, nhưng MiG-21 tỏ ra là một đối thủ đầy thách thức trong tay những phi công lão luyện đặc biệt khi được sử dụng trong tấn công tốc độ cao và công kích nhanh dưới sự điều khiển của GCI. MiG-21 được sử dụng để chặn đứng những nhóm máy bay xung kích F-105 Thunderchief rất hiệu quả, đặc biệt trong việc bắn hạ những máy bay Mỹ hay bắt chúng phải giảm trọng tải bom mang trên mình.

Sau khi ngứng các phi vụ ném bom trong Chiến dịch Sấm Rền vào năm 1968, tỷ lệ giành chiến thắng trong không chiến của các máy bay Mỹ rất thấp, khi phải chiến đấu chống lại những máy bay nhỏ, nhanh nhẹn như những chiếc MiG trong thời gian đầu của Chiến tranh Việt Nam dần dần đã dẫn đến việc Không quân Hoa Kỳ phải thành lập chương trình huấn luyện không chiến khác biệt như trong trường huấn luyện TOPGUN, chương trình này mục đích là sử dụng những máy bay nhỏ, nhanh nhẹn đóng giả làm MiG-17 và MiG-21 làm mục tiêu huấn luyện cho các phi công, người Mỹ đã sử dụng hai máy bay có tốc độ cận âm là A-4 Skyhawk và F-5 Tiger II để thực hiện công việc này.

Không quân Nhân dân Việt Nam ghi nhận có 3 trường hợp MiG-21 tấn công pháo đài bay B-52 Stratofortress, họ tự hào là lực lượng không quân duy nhất trên thế giới tấn công trực tiếp được loại máy bay này thời bấy giờ. Trường hợp đầu tiên do phi công Vũ Đình Rạng bắn trúng B-52 ngày 20 tháng 11 năm 1971. Chiếc B-52 bị hư hỏng nặng, phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay N
, Thái Lan. Trường hợp thứ hai được phía Việt Nam ghi nhận là do phi công Phạm Tuân lái chiếc MiG-21MF bắn rơi tại chỗ vào ngày 27 tháng 12 năm 1972. Trường hợp thứ ba diễn ra ngay vào ngày hôm sau, 28 tháng 12 năm 1972, được ghi nhận do phi công Vũ Xuân Thiều sau khi đã bắn tên lửa mà không hạ được B-52, đã lao máy bay vào chiếc B-52. B-52 lúc đó đang bay quanh Hà Nội trong Chiến dịch Linebacker II ném bom rải thảm miền Bắc Việt Nam.

Trung Đông

MiG-21F-13 do Israel chiếm được.MiG-21 cũng được sử dụng rộng trong các cuộc xung đột ở Trung Đông trong thập niên 1960 và 1970 bởi không quân các quốc gia Ai Cập, Syria và Iraq nhằm chống lại Israel. MiG-21 đối mặt với những chiếc Mirage IIIC của Không quân Israel vào ngày 7 tháng 4-1967 khi 6 chiếc MiG-21 của Syria đã bị bắn hạ bởi những chiếc Mirage của Israel. MiG-21 cũng đối mặt với những chiếc F-4 Phantom II và A-4 Skyhawk trong thập niên 1970, nhưng sau đó những mẫu máy bay tiên tiến xuất hiện trong biên chế của không quân Israel như F-15 Eagle và F-16 Fighting Falcon vào thập niên 1980 thì MiG-21 đã mất dần thế thượng phong trong các trận chiến. MiG-21 cũng được sử dụng vào giai đoạn đầu của Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan vào tháng 12-1979.
 
Author
Tiếp
Ai Cập sau này cũng được cung cấp những tên lửa Sidewinder của Mỹ, và chúng cũng được trang bị trên MiG-21 và rất thành công khi sử dụng trong không chiến chống lại những chiếc MiG-23 của Libya trong Chiến tranh năm 1977.


MiG-21F-13 Algeri.Trong thời gian diễn ra Chiến tranh Yom Kippur, trong "Không chiến ở el-Mansoura" Ai Cập, Israel đã sử dụng chiến thuật đột kích quy mô lớn với hơn 100 máy bay - F-4 Phantoms và A-4 Skyhawk - trong những nỗ lực để tấn công căn cứ không quân lớn tại el-Mansourah. Và trận chiến lên đến cực điểm trong một cuộc hỗn chiến gần như liên tục kéo dài khoảng 53 phút. Theo những đánh giá của Ai Cập khoảng 180 máy bay đã tham gia vào cuộc hỗn chiến đó, phần lớn là máy bay của Israel. Lúc 10 giờ - giờ Ai Cập - Đài phát thanh Cairo đá phát đi “Communiqué Number 39 - Thông cáo số 39”, thông báo rằng đã có vài trận không chiến trong ngày ở một số sân bay của Ai Cập, đa số đều diễn ra ở khu vực bắc Delta. Đồng thời cũng thông báo rằng 15 máy bay quân địch ddax bị bắn hạ bởi những máy bay chiến đấu của Ai Cập, và Ai Cập chỉ mất 3 máy bay, trong khi một số lượng lớn máy bay của Israel đã bị bắn hạ bởi lục quân và lực lượng phòng không ở Sinai và Kênh Suez. Về phần mình, Đài phát thanh Israel lại tuyên bố vào sáng hôm sau rằng Không quân Israel đã bắn hạ 15 máy bay Ai Cập, và sau đó rút xuống còn 7.

Sau một loạt phân tích chi tiết hơn khi chiến tranh kết thúc, Không quân Ai Cập thậm chí đã tăng những con máy bay bắn hạ được ban đầu và đã khẳng định những kết quả của cuộc Không chiến ở el-Mansourah như sau: 17 máy bay Israel đã bị bắn hạ và Ai Cập mấ 6 chiếc MiG. Trong những máy bay bị mất của Ai Cập, 3 chiếc bị bắn hạ bởi máy bay của Israel, 2 chiếc gặp tai nạn do hết nhiên liệu trước khi phi công có thể quay trở lại căn cứ và chiếc cuối cùng gặp tai nạn khi bay qua những mảnh vụn của một chiếc F-4 Phantom mà nó vừa bắn hạ.


Ấn Độ

IAF MiG-21 BisonKhông quân Ấn Độ cũng sử dụng MiG-21 trong chiến tranh Ấn Độ-Pakistan 1971. Trong cuộc chiến này đã chứng kiến cuộc không chiến siêu âm đầu tiên trên tiểu lục địa Ấn Độ, khi 1 chiếc MiG-21 của Ấn Độ bắn hạ 1 chiếc F-104 Starfighter của Không quân Pakistan.[4] Những chiếc MiG đã thực hiện một vai trò quan trọng trong các cuộc không chiến, bảo đảm chiếm ưu thế trên không và cuối cùng khiến Pakistan thất bại. MiG-21 cũng được sử dụng vào cuối năm 199 trong Chiến tranh Kargil. Những chiếc MiG-21 lần cuối cùng được biết đến sử dụng trong không chiến vào năm 1999 trong Sự kiện Atlantique, khi 2 chiếc MiG-21 của Ấn Độ đã bắn hạ 1 chiếc máy bay trinh sát Breguet Atlantique của Hải quân Pakistan, người Ấn Độ đã đưa ra lý do máy bay của Pakistan đã bay vào không phận của Ấn Độ.[5] Những máy bay nâng cấp MiG-21 'Bison' được đưa tin có hiệu suất tốt và có thể chống lại được những máy bay F-15 và F-16 của Không quân Hoa Kỳ trong cuộc tập trận chung Ấn Độ-Hoa Kỳ, những phi công Mỹ đã ngạc nhiên với những khả năng của MiG-21 Bison. Theo tường trình thì trong các cuộc không chiến mô phỏng khả năng thao diễn của phiên bản 'Bison' mới đã bỏ xa những máy bay của phương Tây và có tỷ lệ chiến thắng lớn. Chúng sẽ ở lại trong biên chế của Ấn Độ cho đến năm 2017.[6]


Nam Tư cũ

MiG-21 của không quân Nam Tư trước Nội chiến Nam Tư.Trong thời gian 1991-1995, Quân đội Nhân dân Nam Tư (JNA) và lực lượng người Serb đã sử dụng những chiếc MiG-21M (khoảng 100 chiếc trong thỏa thuận tổng cộng 1/3 lực lượng không quân) khi diễn ra Chiến tranh Slovenia, Chiến tranh giành độc lập Croatia và Chiến tranh Bosna và lần nữa trong Chiến tranh Kosovo 1999 và Operation Allied Force (Chiến dịch Sức mạnh đồng minh - khi NATO ném bom Nam Tư 1999). Trừ trong thời gian NATO can thiệp vào Nam Tư, máy bay không có đội thử trên không và chủ yếu được sử dụng trong vai trò tấn công mặt đất. Những báo cáo chi tiết chỉ ra rằng ít nhất 6 chiếc đã bị bắn hạ bởi lực lượng AA tại Croatia và Bosnia[7] và 24 chiếc khác bị phá hủy bởi NATO,[7] hầu hết khi đang ở trên mặt đất. Năm 1993, Croatia đã mua khoảng 40 chiếc MiG-21 vi phạm lệnh cấm vận vũ khí, nhưng chỉ có 25 chiếc hoạt động trong các đơn vị, trong khi những chiếc khác được sử dụng như những phụ tùng thay thế. Croatia sử dụng chúng cùng 4 chiếc đào ngũ từ JNA[7] chủ yếu trong các nhiệm vụ tấn công mặt đất và không một ai biết rằng đã có những trận không chiến diễn ra giữa những chiếc MiG của Croatia và Serbia.


Châu Phi

MiG-21 Cuba.Trong thời gian Chiến tranh Lạnh, những chiếc MiG-21 của Liên Xô được cung cấp tới nhiều quốc gia tại hạ Sahara. Đáng kể nhất là MiG-21 sử dụng trong các cuộc chiến tại Nội chiến Angola, trong tay của Lực lượng Phòng không Không quân Nhân dân Angola. Những phi công của Không quân Cuba đã lái những chiếc MiG-21 tại Angola trong chiến tranh. Cả những chiếc MiG-21 Angola và Cuba thường chạm trán với những chiếc Mirage của Không quân Nam Phi. Năm 2006, ít nhất 2 chiếc MiG-21 đã được sử dụng để nem bom căn cứ không quân của Somalia trong cuộc xâm lấn của Ethiopia vào Somalia.


Romania
Bắt đầu vào năm 1993, Nga không chào hàng những phụ tùng thay thế cho MiG-23 và MiG-29 của Không quân Romania. Ban đầu, đầy là một bối cảnh cho việc hiện đại những chiếc MiG-21 của Romania với hệ thống của Elbit, và bởi vì thật dễ dàng hơn cho Romania khi tự mình bảo dưỡng những máy bay tiêm kích phản lực này. 110 chiếc MiG-21 đã được hiện đại hóa dưới tên gọi Lancer. Ngày nay, chỉ có 48 chiếc Lancer còn hoạt động trong không quân Romania. Nó có thể sử dụng cả vũ khí của phương Tây và Nga như tên lửa R-60M, R-73, Magic 2, hay Python III. Chúng sẽ bị thay thế vào năm 2012 khi những máy bay chiến đấu mới được mua như Eurofighter Typhoon hay Gripen.


Các phiên bản
Xem thêm: Chengdu J-7

MiG-21-F-13Ye-2 (NATO: "Faceplate")
Nguyên mẫu cánh xuôi.
Ye-4 (I-500)
Nguyên mẫu cánh tam giác đầu tiên của MiG-21.
Ye-5 (NATO "Fishbed")
Ye-6
MiG-21
Máy bay tiêm kích thành phẩm đầu tiên.
MiG-21F (NATO: "F
")
Máy bay tiêm kích ngày 1 chỗ. Đây là máy bay sản xuất đầu tiên, với 40 chiếc được chế tạo. MiG-21F mang được 2160 lít nhiên liệu trong 6 thùng nhiên liệu và trang bị 1 động cơ phản lực Tumansky R-11 với lực đẩy là 5740kgf, vũ khí gồm 2 khẩu pháo 30-mm NR-30 60 viên/khẩu, nó cũng có khả năng mang 2 quả bom từ 50 đến 500 kg mỗi quả. Nguyên mẫu Ye-6T được đổi tên thành MiG-21F.
Ye-50

MiG-21
Phiên bản 1 chỗ, chế tạo để phá kỷ lục tốc độ thế giới.
Ye-66A
Chế tạo để phá kỷ lục bay cao thế giới.
Ye-66B
Phiên bản tăng tốc bằng rocket, chế tạo để thiết lập kỷ lục nữ phi công với thời gian bay và độ cao đạt được .
Ye-76
Tên gọi sử dụng cho MiG-21PF để thiết lập kỷ lục tốc độ do phi công nữ thực hiện
Ye-150
Nguyên mẫu tiêm kích đánh chặn, về cơ bản là MiG-21 mở rộng.
Ye-152 (NATO "Flipper")
Lớn hơn MiG-21, the Ye-152 'Flipper' là một máy bay có hiệu suất cao, nó đã thiết lập 3 kỷ lục thế giới.
MiG-21F-13 (NATO "F
")
Máy bay tiêm kích ban ngày tầm ngắn 1 chỗ. MiG-21F-13 là kiểu sản xuất hàng loạt đầu tiên. Nó được trang bị 1 động cơ phản lực Tumansky R-11, trang bị 2 tên lửa không đối không Vympel K-13 (AA-2 'Atoll'), và 1 pháo 30-mm NR-30 30 viên đạn. Type 74 là tên gọi của Không quân Ấn Độ cho kiểu MiG-21 này. MiG-21F-13 cũng được chế tạo tại Trung Quốc với tên gọi Chengdu J-7 hay F-7 cho xuất khẩu.

MiG-21MiG-21FL
Kiểu xuất khẩu của MiG-21PF. Chế tạo theo giấy phép tại Ấn Độ dưới tên gọi Type 77.
MiG-21I (NATO "Analog")
Mẫu thử nghiệm thiết kế cánh của máy bay vận tải siêu âm Tu-144 (NATO: 'Charger').
MiG-21SPS
Phiên bản chế tạo cho Đông Đức.
MiG-21P (NATO "F
/ F
")
Máy bay tiêm kích đánh chặn 1 chỗ, bị giới hạn theo mùa. Chỉ trang bị hai tên lửa không đối không.
MiG-21PF (NATO "F
/ F
")
Máy bay tiêm kích 1 chỗ, bị giới hạn theo mùa, trang bị 1 radar RP21 Sapfir. MiG-21PF là kiểu sản xuất thứ hai. Nguyên mẫu Ye-7, Type 76 là tên gọi của Không quân Ấn Độ.
MiG-21PF (SPS) (NATO "F
")
MiG-21PFM (NATO "F
")
Máy bay tiêm kích 1 chỗ, bị giới hạn theo mùa, nâng cấp radar và một động cơ mạnh hơn. Phiên bản cải tiến của MiG-21PFS.
MiG-21PFS (NATO "F
")
Máy bay tiêm kích 1 chỗ, bị giới hạn theo mùa, nâng cấp radar và một động cơ mạnh hơn.
MiG-21 (NATO "F
")
Phiên bản thử nghiệm cất hạ cánh trên đường băng ngắn của MiG-21PFM. Có 2 động cơ nâng đặt trong thân được làm dài ra.

MiG-21 bay đội hìnhMiG-21R (NATO "F
")
Phiên bản trinh sát chiến thuật 1 chỗ của MiG-21PFM.
MiG-21RF (NATO "F
")
Phiên bản trinh sát chiến thuật 1 chỗ của MiG-21MF.
MiG-21S (NATO "F
")
Phiên bản tiêm kích đánh chặn 1 chỗ, trang bị radar RP-22 và súng gắn ngoài. (Tên gọi không chính thức của NATO là MiG-21PFMA); E-8, Type 88 tên gọi của Ấn Độ.
MiG-21SM
Phiên bản tiêm kích đánh chặn 1 chỗ, trang bị 1 động cơ Tumansky R-13-300.
MiG-21PFV
Phiên bản bay trên độ cao lớn (perekhvatchik forsirovannij visotnij, tiêm kích đánh chặn bay trên độ cao lớn).

MiG-21MF, Không quân Ba Lan, các ký hiệu của Phi đội chiến lược số 3.MiG-21M
Phiên bản xuất khẩu với 1 động cơ Tumansky R-13. Tên gọi của Ấn Độ Type 96, nó cũng được chế tạo tại Ấn Độ.
MiG-21MF
Phiên bản xuất khẩu với 1 động cơ Tumansky R-13.
MiG-21MF (NATO "F
")
Phiên bản tiêm kích đa chức năng 1 chỗ, trang bị radar RP-22, động cơ Tumansky R-13-300.
MiG-21MF-R
Sau khi MiG-21R ngừng hoạt động trong Không quân Bulgaria vào năm 1995, một nhóm kỹ sư đã trang bị cho MiG-21MF với những thiết bị trinh sát từ MiG-21R.
MiG-21SMT (NATO "F
")
Phiên bản tiêm kích đa chức năng 1 chỗ, trang bị 1 động cơ Tumansky R-13. Tăng thêm khả năng chứa nhiên liệu và khả năng ECM. (E-9, block 94 và 96)
 
Author
MiG-21bis (NATO "F
")
Máy bay tiêm kích đa chức năng 1 chỗ. Kiểu sản xuất cuối cùng được chế tạo đến năm 1977 tại Nga và năm 1987 tại Ấn Độ. Phiên bản này trang bị động cơ Tumansky R-25-300, và mang 2880 lít nhiên liệu. Động cơ có khả năng đốt nhiên liệu phụ trội tăng thêm 3 phút - tăng lực đẩy từ 7100 kgf lên 9900 kgf. Nó có thể tăng tốc từ 600 km/h lên 1100 km/h trong 18 giây (MiG-29 thực hiện điều này trong 11,6 giây). Tốc độ bay lên là 225 m/s. Khi so sánh với F-14 có tốc độ bay lên là 152 m/s, MiG-17F là 65 m/s, và F-16A là 215 m/s.
MiG-21 bis (NATO "F
")
Máy bay tiêm kích đa chức năng và tấn công mặt đất 1 chỗt.

MiG-21 bis-D Không quân CroatiaMiG-21U (NATO "Mongol-A")
Phiên bản huấn luyện 2 chỗ của MiG-21F-13. Type 66 là tên gọi của Ấn Độ.
MiG-21US (NATO "Mongol-B")
Phiên bản huấn luyện 2 chỗ . Type 68 là tên gọi của Ấn Độ.
MiG-21UT
Phiên bản huấn luyện 2 chỗ .
MiG-21UM (NATO "Mongol-B")
Phiên bản huấn luyện 2 chỗ của MiG-21MF. Type 69 là tên gọi của Ấn Độ.
JJ-7
Phiên bản huấn luyện 2 chỗ của J-7.
FT-7
Tên gọi xuất khẩu của JJ-7.
MiG-21-93 Bison
Phiên bản nâng cấp xuất khẩu và Ấn Độ là khách hàng đầu tiên. Vũ khí gồm radar cảnh báo Phazotron Kopyo (Spear), có thể theo dõi 8 mục tiêu và tấn công đồng thời 2 mục tiêu với tên lửa không đối không bán chủ động như Vympel R-27. Radar cũng có thể điều khiển được tên lửa không đối không chủ động như Vympel R-77 khi kênh bổ sung được hợp nhất. Người Nga khi quảng cáo đã tuyên bố rằng phiên bản này tương đương với F-16 đời đầu.

MiG-21 2000MiG-21-97
Nâng cấp MiG-21-93. MiG-21-93 sử dụng động cơ Klimov RD-33. Người Nga đã tuyên bố rằng những đánh giá tại Sân bay Ramenskoye đã chỉ ra rằng phiên bản này giành chiến thắng trước F-16 trong không chiến mô phỏng với tỷ lệ 4:1.
MiG-21 Lancer
Phiên bản nâng cấp cho Không quân Romania được thực hiện bởi Elbit của Israel và Aerostar của Romania. Phiên bản Lancer-A có thể thực hiện tấn công mặt đất và sử dụng những vú khi dẫn đường chính xác cao của Nga cũng như của phương Tây như tên lửa không đối không R-60, R-73 và Python III. Phiên bản Lancer-B là phiên bản huấn luyện và phiên bản Lancer-C là phiên bản chiếm ưu thế trên không với 2 màn hình LCD MFDs, mũ hiển thị cho phi công và radar không chiến Elta EL/M-2032.
MiG-21MFN
Phiên bản nâng cấp cho Không quân Séc (hệ thống dẫn đường và thông tin tương thích với tiêu chuẩn của NATO).
MiG-21MFMiG-21bisD/UMD
Phiên bản nâng cấp vào năm 2003 chi Không quân Croatia với một số yếu tố của tiêu chuẩn Lancer. Pheien bản này được hiện đại hóa theo chu kỳ 10 năm, nhưng sẽ ngừng hoạt động vào năm 2011. Có thể sử dụng tên lửa chống tàu RBS-15F của Thụy Điển.
MiG-21-2000
Phiên bản xuất khẩu 1 chỗ cho thế kỷ 21. Được thực hiện bởi hãng Israel Aerospace Industries



Đặc điểm kỹ thuật (Mikoyan-Gurevich MiG-21bis)

Thông số riêng
Đội bay: 1
Chiều dài: 15.76 m (51 ft 8 in)
Sải cánh: 7.15 m (23 ft 5 in)
Chiều cao: 4.12 m (13 ft 6 in)
Diện tích: 23 m² (247.5 ft²)
Trọng lượng rỗng: 5,350 kg (11,800 lb)
Trọng lượng cất cánh:8,726 kg (19,200 lb)
Trọng lượng cất cánh tối đa: 9,660 kg (21,300 lb)
Động cơ (phản lực): Tumansky R-25-300
Kiểu phản lực: đốt nhiên liệu lần hai phản lực turbin
Số lượng động cơ: 1
Công suất 70 kN (15,700 lbf)

Hiệu suất bay
Tốc độ tối đa: 2500 km/h (March 2.35)
Tầm hoạt động: 450-500 km (280-310 mi)
Trần bay: 19,000 m (62,300 ft)
Tốc độ lên cao: 225 m/s (23,600 ft/min)
Lực nâng của cánh: 379 kg/m² (77.8 lb/ft²)
Lực đẩy/trọng lượng: 0.82

Vũ khí

Một pháo GSh-23 23 mm trục tâm hai nòng (các biến thể PFM,MF,SMT & BIS) hay một súng NR-30 một nòng (F-13)
Lên tới 2,000 kg (4,400 lb) các loại vũ khí không đối không và không đối đất treo tại hai hay bốn mấu cứng bên dưới cánh tùy theo từng biến thể. Những chiếc đầu tiên mang hai tên lửa Vympel K-13 AA dưới cánh. Những mẫu sau này mang hai K-13 và hai thùng nhiên liệu dưới cánh hay bốn tên lửa hồng ngoại dẫn đường bằng radar K-13. Tên lửa Molniya R-60 cũng được trang bị cho nhiều mẫu khác. Đa số các máy bay mang một thùng dầu phụ 450 L (119 US gal) ở giữa thân. Các mẫu phát triển MiG-21-93 cho phép mang tên lửa R-77.
Pháo GSh-23 được lắp ở dưới bụng máy bay phía trên giá treo thùng phụ bụng,một băng đạn pháo có 240 viên đạn,chỉ khi bay càng được thu lên khi đó mớ bắn được (loại đạn 23mm). Hiện nay khi bay, máy bay chỉ mang thùng phụ bụng với dung tích 800lits (chứ không mang thùng phụ bụng 450 lít). Ngoài mang loại tên lửa R-60 còn có P-13M...
MiG-21's two types of guns: NR-30 (second from left) and GSh-23 (second from right).
GP-9 gun pod on the central pylon of a MiG-21PFM.
Almost never fitted: Pod with A-12,7 machine gun underneath the MiG-21U.
RS-2US, called "iron pig" by the troopers.
RS-2US training round.
R-3S (product 310) on APU-13 launcher.
R-13 (product 380, above) und R-3R (product 320).
Launcher APU-13MT for R-13 (product 380).
Close combat missile R-60 (product 62).
Training rounds R-13 ...
... R-3R and R-60 (on twin launcher P-62-2).
UB-16 rocket pod for 16 unguided rockets S-5 (part cutaway) ...
... and under the wing of a MiG-21SPS.
The MiG-21 can carry bombs up to 100kg in groups of four on bomb rack
-67 and single ones directly attached to the pylon BD-3-60-21.
Explosive bombs FAB-250 and ...
... FAB-100.

Ch
air-to-air missile PL-7.
F-7P's weaponry consists among others of Sidewinder air-to-air missiles as well as of cluster and retarded bombs.
In front of this FT-7P can be seen free fall bombs.
 
Top