Sai số khi offset mặt

ME

Active Member
Author
Có ai đã từng đụng đến sai số khi offset mặt cong trong ProE chưa? Khi offset những mặt đơn giản như mặt phẳng, trụ,... thì không có vấn đề gì nhưng đối với các mặt cong 3 chiều, nhất là những nơi có độ cong lớn thì xảy ra sai số (nhỏ) về khoảng cách.
Có ai biết giải quyết vụ này không chia sẻ cho tôi với?
Cám ơn nhiều!
 
sao anh biết nó có sai số nhiều , anh cho ví dụ cụ thể đi cả hình vẽ mà anh đang gặp thì càng tốt
 

ME

Active Member
Author
Sai số ít nhiều tùy trường hợp. Trường hợp của tớ thì sai số nhỏ hơn 5 micromet. So với trường hợp thiết kế của tớ thì sai số này là nhỏ nhưng có thể đối với trường hợp nào đó có thể phải cân nhắc chấp nhận hay không.
Muốn biết sai số bao nhiêu thì cứ đo khoảng cách giữa hai bề mặt sau khi offset rồi so với giá trị offset thì ra ngay thôi.
 
Anh làm việc cẩn thận quá nhỉ ;D .Cho đến trước khi đọc bài này em chưa từng nghĩ đến điều này chứ đừng nói là phát hiện ra nó. Nhưng anh thử thay đổi dung sai của bản vẽ thử xem. Em nghĩ nó có liên quan đến vấn đề dung sai vì dung sai ảnh hưởng đến sai số của bản vẽ mà
 
Cái này buộc phải tính đến vì nếu không sẽ không thể làm tiếp được (ví dụ như các mặt không kìn thì không thể Solidify được).Mình thỉnh thoảng cũng gặp cái này nhưng thường là tìm cách giải quyết nó hơn là đi tìm nguyên nhân vì kiến thức nền về CAD mình không có :(.Theo mình biết nó liên quan đển các thuật toán về dựng hình của từng phần mềm (đã đọc trong một bài viết bên www.nhom3c.com).
 
cái này theo em anh có thể tăng độ chính xác của mô hình thiết kế lên là có thể đúng chính xác hơn đó bằng cách . vào Edit > Setup >Accuracy> đặt độ chính xác cao nhất là 0.0001 . Anh thử coi
 

ME

Active Member
Author
Tăng độ chính xác của hệ thống thì dĩ nhiên sai số nói trên sẽ giảm. Có điều là sai số đó vẫn tồn tại ở một mức độ nào đó. Trên cùng hai mặt đã được offset, khi đo vẫn có chỗ khoảng cách bằng khoảng cách offset và những chỗ có độ cong lớn vẫn có khoảng cách bé hơn một tí.
Trong trường hợp này có lẽ đúng như Hoang_khuong nói là liên quan đến thuật toán dựng hình của họ.
 
V

Vo HuyThanh

ME tìm đọc các tài liệu liên quan đến hàm Bezier và Gregory Patch thì sẽ hiểu. Bài toán Offset liên quan đến thuật toán biên. Lâu quá không dùng đến lý thuyết tôi quên hết rồi nhưng hình như nó như thế này .Giả sử có một mặt cong định nghĩa bằng 4 đường cong biên và vi phân của đường giao giữa một mặt phẳng bất kỳ cắt ngang mặt cong đó có tỷ số không đổi thì gọi là mặt cong có quy tắc và ngược lại thì gọi là mặt cong bất quy tắc. Trường hợp mặt cong có quy tắc ví dụ như mặt phẳng hay mặt hình trụ thì việc offset đơn giản. Còn đối với các mặt cong bất quy tắc thì khi offset sẽ xuất hiện sai số lớn do dùng hàm Bezier để lấy gần đúng. Các điểm chế ngự T của Gregory Patch để định nghĩa đường cong trong hàm Bezier rất quan trọng. Số điểm T càng lớn thì đường cong càng mịn theo đó mặt surface sẽ mịn và ngược lại nếu số T thấp thì mặt cong không mịn và sai số sẽ rất cao.



Một dạng mặt cong bất quy tắc ( Mặt trích xuất từ ống DUCT trong động cơ xe hơi)



Giả sử cho offset 10mm từ nền mặt chuẩn. Khi đó trên bề mặt cong , nhìn kỹ sẽ thấy đường cong biên biến dạng. Trường hợp này số điểm chế ngự cao theo chiều U là 1000 điểm, theo chiều V là 1000 điểm. Mặt cong tương đối mịn nhưng dầu sao cũng bị xoắn



Cũng là hình trên nhưng cho thay đổi số điễm chế ngự tự động theo thông số mặc định của CAD là theo chiều U 10 điểm, theo chiều V 10 điểm , mặt cong offset biến dạng hoàn toàn.


Do đó có thể nói vấn đề chú ME đưa ra không phải là một vấn đề đơn giản về mặt học thuật, rất thú vị nếu anh em cùng nhau nghiên cứu cho kỹ.Có rất nhiều luận án tiến sĩ bên ngành xử lý đồ họa liên quan đến bài toán này. Trong CAD/CAM và gia công tinh thì bài toán offset rất quan trọng. Những người thợ làm khuôn bằng máy NC rất sợ các dạng mặt cong bất quy tắc này vì nó đôi khi khiến cho độ dày của toàn bộ sản phẩm không đồng đều. Các anh em làm việc trong ngành CAD/CAM cũng nên lưu ý.
 
Last edited by a moderator:

ME

Active Member
Author
Liên quan đến hàm Bezier và nhiều vấn đề liên quan thì em cũng có biết sơ qua do em có học môn Mathematics for Computer Graphics (học cơ bản thôi). Do vậy em cũng hiểu vấn đề. Rất tiếc là ở trường này em không thể (hoặc không biết cách) can thiệp được vào ProE để có kết quả chính xác theo ý muốn.
 
Top