Tại sao trong ở bộ truyền bánh răng lại tróc rỗ ở bề mặt bánh lớn!

  • Thread starter matma@
  • Ngày mở chủ đề
M

matma@

Author
Có người hỏi em câu này em không biết trả lời sao.Đó là:"Tại sao trong ở bộ truyền bánh răng lại tróc rỗ ở bề mặt bánh lớn?" Có anh chị nào biết câu trả lời giúp em với!
 
Ðề: Tại sao trong ở bộ truyền bánh răng lại tróc rỗ ở bề mặt bánh lớn!

Liên tưởng đến mặt đường nhựa cho dễ hình dung. Trên đường có rất nhiều lỗ nhỏ, trời mưa nước đọng trên những lỗ này. Khi có xe tải đi ngang qua, điểm tiếp xúc giữa bánh xe và mặt đường tạo thành buồng kín khiến nước không thoát ra được, trọng lực đè xuống ép nước dần dần thấm sâu vô mặt đường, lâu ngày phần nhựa trên bề mặt bị bong tróc ---> tróc rổ bề mặt.
Hiện tượng tróc rổ bề mặt xảy ra khi hội tụ đủ 3 yếu tố:
- Có vết nứt tế vi trên bề mặt.
- Có chất lỏng trên bề mặt.
- Lực tác dụng vuông góc bề mặt thay đổi.
Trong quá trình chế tạo bánh răng, không thể đảm bảo bề mặt nhẵn bóng tuyệt đối nên luôn có vết nứt tế vi (yếu tố #1). Hộp giảm tốc luôn thường có bôi trơn ngâm dầu nên bề mặt có chất lỏng (yếu tố #2). Lực tác dụng chỉ xuất hiện khi vào khớp và biến mất khi ra khớp --> lực tác dụng thay đổi (yếu tố #3). Vậy là đủ 3 điều kiện cho hiện tượng tróc rổ bề mặt.
Ngoài ra, hiện tượng này không chỉ ở bánh răng mà hầu hết tất cả chi tiết máy có bôi trơn. Dấu hiệu nhận biết là những vệt dài màu nâu giống hình rễ cây, lan rộng ra.
 
Last edited:
Ðề: Tại sao trong ở bộ truyền bánh răng lại tróc rỗ ở bề mặt bánh lớn!

Cảm ơn bạn đã có bài phân tích rất hay và mình thấy rất đúng và đủ.
Tuy nhiên mới là 50% của câu hỏi "Tại sao trong ở bộ truyền bánh răng lại tróc rỗ ở bề mặt bánh lớn!"

Vì sao hư hỏng " tróc rỗ" thì bánh lớn nhiều hơn bánh nhỏ. Mình có vài ý dù chưa thật chính xác lắm:
-Bánh lớn thì số lượng vết nứt tế vi nhiều hơn, bề mặt tiếp xúc lớn hơn, nhiều răng hơn, tiếp xúc với chất lỏng nhiều hơn>>> xác xuất bị tróc rỗ cao hơn bánh nhỏ.
-Về phương pháp chế tạo. Xét trường hợp phay lăn răng. Bánh lớn nhiều răng hơn nên bị gia công nhiều hơn, nên bị va đập, chịu nhiệt... nhiều hơn>> vết nứt tế vi nhiều hơn, ứng suất dư nhiều hơn >>> dễ tróc rỗ hơn.
 
J

jiji2610

Author
Ðề: Tại sao trong ở bộ truyền bánh răng lại tróc rỗ ở bề mặt bánh lớn!

Tớ bổ sung những ý sau cần chú ý:
- vật liệu chế tạo bánh răng hình như BR nhỏ có độ cứng cao hơn vì nó làm việc nhiều hơn ( ít răng hơn)
- thông thường thông qua bộ truyền bánh răng chủ yếu là giảm tốc nên bánh răng nhỏ là bánh chủ động.
 
Top