thay thế bulong vòng

Author
trong hộp giảm tốc, ta thường dùng bulong vòng để dùng khi vận chuyển.
thế thì ta có thể làm luôn cái tai gắn liền với thân luôn có được không?
Hay mình có thể dùng cái móc để thay thế?
Nếu được thì mình phải tk như thế nào? và kt ra sao?
 
bạn phải biết rằng bulong vòng đã được quy chuẩn đủ đảm bảo điều kiện bền với các tải trọng! nếu chế tạo liền thân thì vật liệu không đảm bảo đủ điều kiện và phức tạp quá trình chế tạo .....................
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Bu-lông vòng ở hộp giảm tốc có tác dụng để móc cáp vận chuyển hoặc tháo lắp. Đây là thiết kế chuẩn, dễ chế tạo và chi phí hợp lý.

Tuy nhiên, vẫn có thể sử dụng các tai đúc sẵn trên vỏ hộp, các bạn xem những minh họa dưới đây để tham khảo (click vào các hình để xem rõ hơn):


















 
Ở nửa hộp dưới thì không có Bulông vòng, chỉ có tai thôi. Nửa hộp trên thì thông thừong là Buolông vòng. Còn tại sao thì các Anh trong Diễn đàn đã nói rõ cho bạn biết rồi còn có cả hình minh họa nữa đấy.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Đính chính giúp Giang061983:

Không rõ hộp giảm tốc cỡ rất lớn thì thế nào, chứ hộp bình thường (động cơ vài trăm KW trở lại) thì chỉ cần bu-lông vòng hoặc tai treo ở phần nắp hộp thôi. Hoàn toàn có thể dùng nó để nhấc cả hộp lên một cách an toàn. Cứ tính thử mà xem, hộp giảm tốc cỡ này thường dưới 2 tấn, tức là về lý thuyết, chỉ cần 1 con bu-lông M24 là đủ chịu được trong lượng hộp, vậy mà họ thường dùng 2 bu-lông M32 trở lên. Tất nhiên là với hộp nhỏ thì bu-lông vòng có thể chỉ là M14~20.
 
Như anh DCL đã nói rồi đấy. Bạn có thể hoàn toàn dùng công thức trong quyển Chi tiết máy để tính toán được lực nâng của Bulông mà, rồi thêm hệ số an toàn như trong SBVL là OK rồi
 
Author
thay thế bulông vòng

các anh cho em biết sách nào nói về bulong vòng? chứ trong sách CTM của thầy Nguyễn Trọng Hiệp thì ko thấy.
 
khi tính toán thì chỉ tính cho phần Bulông thôi chứ phần móc vòng thì thừa bền rồi.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
@Nguyenvanphu 13,

Cậu đang làm bài tập lớn Chi tiết máy phải không? Thế thì học Sức bền vật liệu rồi chứ nhỉ? Động não lên chút đi, nếu chưa tự tin, cậu cứ post phần tính toán lên đây, mọi người sẽ giúp cậu.

Thôi được, tôi gợi ý thế này: đúng như ý kiến của cậu Giang, cậu chỉ cần tính bền cho phần thân bu-lông có ren thôi. Như vậy, cậu sẽ tính toán trên cơ sở đường kính chân ren của bu-lông. Ví dụ, nếu bu-lông M24x2 thì chiều cao ren là h=0.86x2=1.7mm và đường kính chân ren là 24-2x1.7=20.6mm, để an toàn hơn và cho dễ tính toán, cứ chọn d=20. Phần thân ren sẽ chịu 2 lực là lực kéo và lực cắt mà cậu hoàn toàn có thể xác định thông qua biểu đồ phân tích lực khi dùng cáp nhấc hộp lên. Cậu cứ cho nó bằng nhau và bằng 1/2 trọng lượng hộp. Cậu tra bảng để biết các giới hạn bền của thép dùng làm bu-lông rồi tính ra đường kính chân ren, với hệ số an toàn bằng 3.5~7 là ổn.

Phải tự làm cậu à, làm sai cũng có sao đâu, mọi người sẽ giúp cậu làm đúng cơ mà? Việc tự làm bài tập sẽ giúp cậu hệ thống hóa cả chương trình CTM, nhờ đó nắm vững môn này. Cậu sẽ biết phương pháp giải quyết những công việc bình thường của kỹ thuật viên, biết giải quyết cả những việc phát sinh mới, vốn rất hay gặp trong thực tế, và quan trong hơn là còn biết cách cải tiến cũng như tiến tới sáng tạo nữa chứ!

Tự tin lên nhé, vướng mắc gì thì đầu tiên hãy tự hỏi mình, bí quá thì mới hỏi bạn, hỏi thày và hỏi trên Diễn đàn.

Cậu hỏi sách nào nói đến bu-lông vòng thì xin báo cho cậu một tin buồn là hầu như chẳng sách nào đề cập tới một chi tiết quá ư đơn giản như vậy. Cậu có thể tham khảo các cuốn Atlat Chế tạo máy hoặc một số sổ tay cơ khí, tuy nhiên, cũng chỉ thấy những mô tả rất sơ lược thôi, vì tôi đã nêu trên: NÓ QUÁ ĐƠN GIẢN!
 

wjt

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
các anh cho em biết sách nào nói về bulong vòng? chứ trong sách CTM của thầy Nguyễn Trọng Hiệp thì ko thấy.
Bu lông vòng và vòng móc có trình bầy rất cụ thể trong các sách "Thiết kế chi tiết máy" của thầy Hiệp và thầy Lẫm và "Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí" của thầy Chất và thầy Uyển!

WJT.
 
Top