Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS phục vụ công tác quản lý quy hoạch

Author
  1. Hiện trạng
  • Lưu trữ hồ sơ
Lưu trữ: Hồ sơ quy hoạch thường là các tập bản vẽ khổ lớn. Các file số bao gồm nhiều lớp dữ liệu và cần có phần mềm chuyên dụng để mở ( Cad, Dgn)
Hình thức: lưu trữ trên các máy tính riêng lẻ của từng cá nhân; server, kho… Quản lý các file bản vẽ quy hoạch thường không thống nhất hệ tọa độ, thiếu thống nhất, dễ nhầm lẫn, tiềm ẩn nhiều bất cập trong quản lý quy hoạch xây dựng
Việc tra cứu, tìm kiếm thông tin quy hoạch khó khăn và mất thời gian
  • Tra cứu thông tin
Hình thức tra cứu: Trên hồ sơ giấy hoặc file dưới định dạng Cad, Dgn.
Chủ đầu tư, doanh nghiệp và người dân: Muốn tra cứu thông tin quy hoạch nhằm xác định dự án đầu tư sản xuất kinh doanh; xây dựng nhà ở;…. Hình thức tiếp cận: Đến tận nơi
  • Công bố quy hoạch:
Hình thức công bố: Họp, cắm Pano công bố, internet, truyền hình… Hạn chế về số lượng đối tượng tham gia, thông tin công bố không đầy đủ, hạn chế về mặt thời gian….
  • Lấy ý kiến quy hoạch
Hình thức: Họp, trưng bày tại cơ quan nhà nước, gửi tài liệu giấy,… Hạn chế về số lượng đối tượng tham gia, Tốn nhiều thời gian, công sức để thực hiện
Thiếu tính trực quan nên khó hiểu (đặc biệt là đối với các đối tượng không có chuyên môn)…
  1. Cấu trúc dữ liệu
1669686091089.png

  1. Một số chức năng chính của giải pháp
Giải pháp được xây dựng trên nền tảng WebGIS và có các chức năng chính như:
  • Đăng nhập hệ thống
  • Hiển thị dữ liệu
  • Tìm kiếm dữ liệu
  • Thêm dữ liệu
  • Biên tập dữ liệu
  • Xuất báo cáo
  • Công bố quy hoạch
  • Góp ý quy hoạch
  • Tìm kiếm quy hoạch
  1. Ưu điểm của giải pháp
Quản lý cơ sở dữ liệu
  • Thống nhất nguồn dữ liệu, tiết kiệm thời gian trong việc lưu trữ hồ sơ, số liệu.
  • Dữ liệu được quản lý, xử lý và hiệu chỉnh tốt.
  • Cập nhật dữ liệu dễ dàng và nhanh hơn.
Trực quan hóa dữ liệu bản đồ
  • Giải pháp giúp người quản lý nâng cao chất lượng quản lý các dịch vụ công một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Chia sẻ thông tin quy hoạch một cách nhanh chóng, người dân có thể tự truy cập, tìm kiếm thông tin mà họ cần.
Phân tích và mô hình hóa dữ liệu không gian
  • Hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định: Với khả năng truy cập nhanh hơn vào nguồn thông cơ sở dữ liệu giúp các nhà quản lý ra quyết định chiến lược hiệu quả.
  1. Kết luận
Việc ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã và sẽ mang lại nhiều lợi ích cho chính quyền, doanh nghiệp và người dân trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý, cung cấp, chia sẻ thông tin quản lý đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân có nhu cầu:
Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, giải pháp hỗ trợ hiệu quả công tác lập, thẩm định và quản lý quy hoạch nói chúng, quản lý đầu tư xây dựng phát triển đô thị theo quy hoạch xây dựng được duyệt; tạo nền tảng cơ sở để áp dụng các công cụ quản lý đô thị tích hợp công nghệ 3D, công nghệ viễn thám…; tích hợp thông tin pháp lý đối với công tác quản lý dân cư, đất đai, giao thông và các dịch vụ công; hiện đại hóa và đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quy hoạch, xây dựng, phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Đối với doanh nghiệp và người dân, giải pháp cho phép khai thác, chia sẻ các thông tin pháp lý, thông tin quy hoạch và có thể hỗ trợ tra cứu thông tin về chính sách pháp luật, quy hoạch xây dựng, quản lý đất đai trên địa bàn; phản ánh kịp thời những vi phạm, bất cập và thúc đẩy người dân tham gia công tác quản lý đô thị.
Kinh nghiệm tại Việt Nam: Một trong những địa phương đầu tiên ở Việt Nam triển khai xây dựng Hệ thống GIS: tỉnh Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh, Huế…..
 
Top