Vài nét về Cơ điện tử - Mechatronics

Nova

MES LAB Founder
Author
Cơ điện tử (Mechatronics) là 1 kịch bản tự nhiên trong quá trình phát triển của kỹ thuật hiện đại. Sự phát triển của máy tính, sau đó là máy tính siêu nhỏ máy tính tích hợp, công nghệ thông tin , công nghệ phần mềm, buộc Cơ điện tử phải phát triển như một yêu cầu cấp thiết vào những năm cuối thế kỷ 20.
Đứng trước ngưỡng cửa của thê kỷ 21, với những tiến bộ được mong chờ trong các hệ cơ –sinh học tích hợp, máy tính lượng tử, hệ thống pico và nano, và những công nghệ khác đang triển khai, tương lai của cơ điện tử đầy tiềm năng .

Định nghĩa cơ bản

Định nghĩa cơ điện tử đã bắt đầu được quan tâm kể từ định nghĩa ban đầu được đưa ra bởi công ty điện YASAKAWA. Trong các tài liệu thương mại, Yasakawa định nghĩa Cơ điện tử như sau:
Từ Mechatronics được tạo ra bởi “mecha” từ “mechanism (cơ cấu) và “tronics” từ electronics(điện tử). Nói cách khác, công nghệ và các sản phẩm được phát triển sẽ được kết hợp nhiều phần điện tử và cơ khí, ở mức độ tích hợp rất cao, không thể nói đâu là điểm bắt đầu và đâu là kết thúc, không có 1 ranh rới rõ ràng.

Định nghĩa tiếp theo về cơ điện tử được tiếp tục phát triển sau khi Yasakawa đưa ra định nghĩa đầu tiên. Một trong nhưng định nghĩa Cơ điện tử,được trích dẫn , phát biểu bởi Harashima, Tomizuka và Fukada năm 1996 [3]. Trong đó, Cơ điện tử được định nghĩa là: Sự tích hợp của cơ khí, điện tử và điều khiển thông minh trong thiết kế và gia công các sản phẩm và các quá trình công nghiệp.

Trong cùng năm, 1 định nghĩa khác được đưa ra bởi Auslender và Kempf: Cơ điện tử là ứng dụng của của việc tạo quyết định phức tạp tới việc điều hành các hệ thống vật lý.

Tiếp tục một định nghĩa khác,xuất hiện 1997, của Shetty và Kolk: Cơ điện tử là 1 phương pháp tư duy, dùng cho việc thiết kế tối ưu các sản phẩm cơ khí điện tử.

Gần đây, chúng tôi tìm được 1 định nghĩa khác của W.Bolton: Một hệ thông cơ điện tử không chỉ là sự kết duyên giữa cơ khí và điện tử, hơn thế nó là 1 hệ thông đièu khiển. Là 1 sự tích hợp toàn diện tất cả chúng lại với nhau.

Cơ điện tử, thuật ngữ được khai sinh tại Nhật Bản vào những năm 70, đã phát triển qua hơn 30 năm, dẫn tới sự xuất hiện rộng rãi các sản phẩm thông minh. Mechatronics là gì?. Đó là sự phát triển tự nhiên theo sự tiến bộ của của kỹ thuật hiện đại. Đối với một số kỹ sư, Cơ điện tử thì chẳng có gì mới cả, với những người khác, nó lại là phương pháp triết học khi thiết kế, và được xem như kim chỉ nam cho những công việc của họ. Tất nhiên, Cơ điện tử chỉ là quá trình tiến hoá chứ không phải một cuộc cách mạng. Rõ ràng là không tồn tại 1 định nghĩa bao hàm tất cả các khía cạnh của Cơ điện tử. Cơ điện tử được hiểu như là sự tích hợp của hệ cơ khí, điện và máy tính. Có vô số các thành phần làm nên mộth hệ cơ điện tử như: hệ thống vật lý,sensor, cơ cấu chấp hành, hệ thống tín hiệu, máy tính, hệ thống logic, phần mềm và dữ liệu. Các kỹ sư và các nhà khoa học từ tất cả các ngành đều có thể đóng góp cho Cơ điện tử.

Trong tương lại, sự phát triển của hệ thống cơ điện tử sẽ được hỗ trợ thêm từ sự phát triển của các lĩnh vực nghiên cứu khác. Ví dụ như, việc phát minh ra bộ vi xử lý đã có ảnh hưởng sâu sắc tới việc thiết kế lại hệ thống cơ và thiết kế một hệ cơ điện tử mới. CHúng ta mong chờ sự phát triển tiên tiến với nhưng bộ vi xử lý và vi điều khiển có giá thành hợp lý, sự phát triển của sensor, động cơ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ trong các ứng dụng MEMS, phương pháp tư duy điều khiển thích nghi và nhưng phương pháp lập trình theo thời gian thực, công nghệ không dây, công nghệ mạng, công nghệ CAE cho việc mô hình hoá hệ thống cấp cao, tạo mẫu và kiểm tra ảo. Sự phát triển nhanh chóng liên tục trong lĩnh vực này sẽ thúc đẩy những bước tiến vượt bậc đối với sự phát triển các sản phẩm thông minh. Internet là 1 công nghẹ mà khi kết hợp với công nghệ không dâycó thể dẫn đến sự phát triển của những sản p hẩm cơ điện tử mới. Trong khi ở lĩnh vực tự động hoá cho ta thấy vô số nhưng sản phẩm ứng dụng sự phát triển của Cơ điện tử, thì trong các hệ thống thông minh, trong cũng có rất nhiều những ví dụ về sự phát triển của cơ điện tử, bao gồm như máy rửa bát, máy hút bụi, lò vi sóng, các thiết bị kết nối không dây trong nhà. Trong vùng “người và máy”, chúng ta mong đợi sự phát triển trong các lĩnh vực như: phẫu thuật có sự trợ giúp của robot, các động cơ và sensor có thể cấy ghép. Rất nhiều các lĩnh vực khác cũng sẽ hưởng lợi từ sự phát triển của Cơ điện tử như Robotics, giacông, công nghệ không gian và giao thông.

Tương lai của Cơ điện tử là rất rộng mở.

Vũ Quý Hưng (dịch và tổng hợp)
 
P

phuchuong

cảm ơn bác NOVA nhé em là người học về cơ - điện tử mà chưa biết dược xuất xứ của nó đang định hỏi các bác xem sao mà lại tìm thấy bài của bác ở đây may quá .bác đã nói rất tỉ mỉ
;D ;D ;D
 
T

tuansaker

Cơ _ Điện tử ra đời là một tất yếu.
Nó lầ sự kết hợp của : tin học + điều khiển tự động+chế tạo máy+điện tử viễn thông
Sinh viên cơ điện điện tủe Việt Nam liệu ra trường đã bách nghệ tinh thông tích hợp được 4 chuyên ngành đó chưa nhỉ ?
 
Về cơ bản mình thấy Cơ điện tử và dân cơ khí chính gốc không khác nhau là mấy. còn về số môn học thì bên cơ điện tử có học thêm các phần mềm (như HV KTQS thì họ học Pro/E còn dân cơ khí thì học MCam và nữa dân cơ điện tử được học thêm mấy môn bên diều khiển).
Nhưng bây giừo mình thấy ở ta sự khác biệt giữa dan cơ điện tử và cơ khí chính gốc không lớn lắm. các SV bây giờ có thể tự học hay là đi học thêm ở các trung tâm các phần mềm điều khiển PIC, PLC hay các phần mềm thiết kế khuôn mẫu Pro/E, Catia...
Qua cuộc đời SV tớ thấy các SV sợ nhất vẫn là mấy môn cơ bản thôi như Cơ lý thuyết, SBVL, Hinh hoạ.
 
Last edited:
C

chauthanhhien

Vài lời cùng bạn NOVA

Bạn NOVA thân mến! Bài "Vài nét về Cơ điện tử Mechatronics" bạn Post cho mọi người tham khảo là rất đáng hoan nghênh.
 
Last edited by a moderator:
B

bluesky

theo mình thì SV cơ điện tử là dở nhất:
Cái gì cũng biết, biết cái gì cũng qua loa ko dâu vào đâu. Là một ngành tham vọng nhiều nhưng làm chẳng được bao nhiêu.
 
theo mình thì SV cơ điện tử là dở nhất:
Cái gì cũng biết, biết cái gì cũng qua loa ko dâu vào đâu. Là một ngành tham vọng nhiều nhưng làm chẳng được bao nhiêu.
Đồng ý với ý kiến này! Ở ta đơn giản nó chỉ là 1 phép cộng đơn thuần: Cơ+Điện tử = t..ử?
 
W

werewolf

theo mình thì SV cơ điện tử là dở nhất:
Cái gì cũng biết, biết cái gì cũng qua loa ko dâu vào đâu. Là một ngành tham vọng nhiều nhưng làm chẳng được bao nhiêu.
bls dựa vào đâu mà nói vậy????
Đúng là học ko thể hết được mọi thứ nhưng nếu ai cũng chỉ chăm chăm học một thứ thì làm sao đạt được những thành tựu mới???????
Làm chẳng được bao nhiêu nhưng chỉ là so với tham vọng thôi
 
theo mình thì SV cơ điện tử là dở nhất:
Cái gì cũng biết, biết cái gì cũng qua loa ko dâu vào đâu. Là một ngành tham vọng nhiều nhưng làm chẳng được bao nhiêu.
thưc tế thì việc học ở trường chỉ là ôm về một đống lý thuyết. Cái quan trọng là trong lúc thực hành ở ngoài đời có áp dụng được bó hay không mà thôi! Nó cũng như việc giao cho anh một căn phòng với các tiện nghi vậy còn cách xắp xếp phòng đẹp hay xầu là tùy vào từng người.!!!
 
N
Mình cũng đang học chuyên ngành về cơ điện tử đây.Đây là ngành này rất hay và đang được phát triển mạnh trên thế giới nhưng đáng tiếc là cách đào tạo ở các trường đại học nước ta lại không sát với thực tế.Những gì nhà trường giảng dạy lại là những kiến thức không có những ứng dụng rõ ràng dễ làm cho sinh viên học kiểu đối phó là chính.Các phần mềm tin học về thiết kế rất ít được chú trọng hướng dẫn trong khi lại có rất nhiều môn thừa và đến khi học xong sinh viên chúng mình chẳng còn muốn nhớ đến nó nữa.Có lẽ cần phải có những định hướng rõ ràng về giảng dạy về cơ điện tủ trong nhà trường đại học để ngành cơ điện tử Việt Nam thật sự phát triển mạnh mẽ.Cũng mong các bạn cho ý kiến để những sinh viên Cơ điện tử như mình trau dồi thêm những kiến thức thực tế về ngành cũng như nghề nghiệp sau này.Cảm ơn nhiều.
 
re

em thấy cơ điện tử rất hay nhưng mà ở Việt Nam mình thì chưa thấy đào tạo rộng rãi ở các trường đại học. Em thấy chỉ có BK HCM mới có ngành cơ điện tử được đào tạo để cho học sinh thi vào ngành đó còn BK HN thì nó chỉ dành cho hệ kĩ sư tài năng thì phải. Sao ở HN ko làm như BK HCM nhỉ?
 
N
Bạn nhầm rồi DHBK Hà Nội cũng đào tạo kĩ sư chuyên ngành Cơ Điện Tử đến bây giờ là được 8 năm rồi đó trong đó đào tạo cả hệ kĩ sư tài năng nữa.
 
V

vistabk

Thật sao?

theo mình thì SV cơ điện tử là dở nhất:
Cái gì cũng biết, biết cái gì cũng qua loa ko dâu vào đâu. Là một ngành tham vọng nhiều nhưng làm chẳng được bao nhiêu.
Bạn có biết 1 kĩ sư tin học sẽ rất bối rồi khi gặp bài toán có dính dáng đến cơ hay không? Bạn có biết 1 kĩ sư điện tử sẽ rất khó khăn khi làm bài toán điều khiển cho 1 cái máy hay không? Có thể những kiến thức về các ngành đó chúng ta không giỏi bằng họ nhưng khi gặp những vấn đề đó chúng ta biết làm thế nào ? Xin hết.
 
Có thể có một số ý kiến của anh em hoài nghi hay thất vọng về đào tạo cơ điện tử ở nước ta tôi mong rằng các anh em học cơ điện tử đừng vì thế mà tự ái. ai cũng biết đấy là xu hướng tương lai của cơ khí nói chung. Theo tôi những ý kiến đóng góp đó không gì khác là thực sự động viên anh em nhà mechatronic càng phải nỗ lực hơn nữa để từng bước bổ khuyết những gì còn thiếu sót trong công tác đào tạo của ta cũng như động viên anh em bền bỉ bước tiếp trên con đường đầy chông gai và vinh quang: mechatronic. Tôi tin tương lai sẽ rộng cửa chào đón các bạn!
 
L

lethanh_cdt

mình nghĩ sự khác nhau về một số môn học giữa cơ khí và cơ điện tử ko lớn vả lại với chương trình học như Cơ điện tử không đủ kiến thức để làm trọn vẹn lãnh vực nào cả, nhưng nó cung cấp cái nhìn tổng quan về hệ thống để tiếp cận tốt hơn thôi.
 
S

Se7en

bls nói vậy cũng không đúng
cái đó tùy vào ý thức học tập và tìm tòi của mỗi người thôi.!!!Mình cũng dân Cơ_ Điện Tử nà.Minh thấy đam mê con đường mà mình đã chọn.
 
N
Thực ra những kiến thức chúng ta học trên giảng đưồng đại học phần lớn mang tính định hướng cho sinh viên hơn là áp dụng ngay vào thực tế nhất là cách giảng dạy còn mang nặng tính lý thuyết ở nước ta nên theo mình sinh viên Cơ Điện Tử được học nhiều cũng là một lợi thế mong các bạn sinh viên cùng ngành với mình cố gắng.
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Thực ra những kiến thức chúng ta học trên giảng đưồng đại học phần lớn mang tính định hướng cho sinh viên hơn là áp dụng ngay vào thực tế nhất là cách giảng dạy còn mang nặng tính lý thuyết ở nước ta nên theo mình sinh viên Cơ Điện Tử được học nhiều cũng là một lợi thế mong các bạn sinh viên cùng ngành với mình cố gắng.
--------------------------------
Sắp thành kỹ sư đến nơi rồi mà đến ngữ pháp cũng không biết, bài viết này chắc dành cho mấy con robot có bộ hơi là máy nén khí nó đọc chứ người đọc xong chắc đứt hơi mà chết.
 

Lily

Active Member
Moderator
Lily là dân ngoại đạo, không bình luận gì, chỉ giới thiệu sau đây là điều chia sẻ của thầy Đào Văn Hiệp, nguyên chủ nhiệm Bộ môn Cơ Điện tử của Học viện KTQS, hi vọng giúp các bạn hiểu phần nào những gì thầy cô muốn dạy chúng mình:

Tôi chỉ muốn tâm sự với các bạn sinh viên rằng: việc đào tạo ngành Cơ Điện tử không phải chỉ đơn giản là sự kết hợp các môn học của Cơ khí, Điện tử hay Công nghệ thông tin với nhau, hay là sự “cộng lại” của các kiến thức từ các ngành ấy, mà đào tạo Cơ Điện tử là nhằm đem tới cho các bạn một cách thức tư duy mới - cách thức tư duy của ngành Cơ Điện tử.
 
Top