Vài nét về Cơ điện tử - Mechatronics

N

nguyennhon86

Bác nào có tài liệu " Hệ thống cơ điện tử " cho em xin !
 
cơ điện tử thì nứoc ngoài phát triển lâu rùi, ở vn thì cũng đã bắt đầu. bên nước ngoài, nói chung cơ điện tử là kết hợp của cơ+ điện + máy tính
 
M

masubu

Bạn có biết 1 kĩ sư tin học sẽ rất bối rồi khi gặp bài toán có dính dáng đến cơ hay không? Bạn có biết 1 kĩ sư điện tử sẽ rất khó khăn khi làm bài toán điều khiển cho 1 cái máy hay không? Có thể những kiến thức về các ngành đó chúng ta không giỏi bằng họ nhưng khi gặp những vấn đề đó chúng ta biết làm thế nào ? Xin hết.
Bác vistabk nói rất đúng, em cũng là dân cơ điện tử nên em hiểu. Trong trường chỉ cung cấp các kiến thức cơ bản thôi, và đủ để định hướng cho những ai có tham vọng. Tham vọng nhiều, tuy chưa làm được nhiều nhưng điều đó còn ý nghĩa hơn là không giám tham vọng, bởi vì dù sao chúng ta cũng nghĩ được xa hơn người khác.
 
Last edited by a moderator:
L

Liễu Ngân Đình

Vừa rồi tôi được giao lưu với vài bạn KS CĐT trẻ tuổi, các bạn ấy nói rằng mình làm về Robot.
Tôi thì hơi già và hơi lẩn thẩn, nên không hiểu được thế nào là dân Robot vì các bạn Tự động hóa nhận mình là dân Robot, các bạn Cơ Điện tử cũng nhận mình là dân Robot và các bạn chuyên về Robot cũng là dân Robot.
Tùm lum như dân Tin học, dân Điện tử viễn thông, Công nghệ thông tin.
Cứ cho là Ngôn ngữ kỹ thuật của chúng ta là đang chưa thống nhất khi nói về 1 ngành. Như cụm từ "Liệt sỹ vô danh" trước kia được sử dụng và nay thay bằng cụm từ "Liệt sỹ khuyết danh", thì thật dễ hiểu và càng thêm phần thấu hiểu hàm ý.
Theo kinh nghiệm Trinh Đông, Trinh Tây, Xuống Nam, Lên Bắc của bản thân, tôi thấy rằng. Khi ngành Điện tử chưa phát triển và nở rộ thì 1 cỗ máy được cấu tạo bở phần Cơ khí và 1 cái động cơ điện (Nguồn xuất động) thì những người thợ sửa chữa được gọi là thợ Cơ Điện và mỗi xí nghiệp, nhà máy đều có thợ Cơ - Điện đảm trách công việc sửa chữa và thay thế các thiết bị hỏng hay lỗi của máy.
Khoa học - Kỹ thuật ngày càng phát triển cao, bước tiến hóa của máy móc thiết bị được tính theo cấp số Nhân theo vài năm, hàng năm, hàng tháng, hàng ngày và nay đã tính bằng Giờ. Máy móc không còn đơn giản chỉ có phần cơ khí và Động cơ điện nữa, các bảng mạch và các linh kiện điện tử được đưa vào nhằm tối ưu hóa khả năng của các Máy. Vậy sự xuất hiện của thợ Cơ - Điện tử là tất yếu để giải quyết bài toán hỏng máy và nâng cấp sự tối ưu hóa hệ thống của máy thông qua các linh kiện và Bo mạch điện tử.
Thợ Cơ Điện từ bậc 6 đến bậc 7 không những là bậc thầy về các loại động cơ điện mà còn là bậc thầy về tay nghề quấn Động cơ. Về cơ khí, họ có thể vận hành hầu hết các máy Cơ. Đó là yêu cầu bắt buộc để đạt được bậc Thợ cao Nhất.
Cơ Điện tử ngày nay, là những người có khả năng lập trình PLC, sửa chữa các linh kiện điện tử và chi tiết cơ khí. Với các máy, họ cũng có khả năng vận hành để kiểm tra sự hoạt động của máy.
Nói ngắn gọn, theo ý kiến riêng của tôi: Cơ - Điện tử là ngành tối ưu hóa thiết bị chuyển động cơ thông qua sự điều khiển của thiết bị điện tử.
Tôi cũng đã xem xét Bảng học phần đào tạo của ngành Cơ - Điện tử của VN (ĐH BKHN, ĐH BK HCM, ĐH CNHN, ĐH TN. Có thể thấy rằng các bạn được đào tạo chưa tốt lắm về mảng Điện tử, phần Cơ khí thì đào quá sâu. Có lẽ những người dựng lên Bảng học phần nhặt từ mảng Cơ - Tin sang và có thêm thắt cho giống Cơ - Điện Tử và sợ bị giống với Tự động Hóa nhiều quá nên có những sự lai căng không cần thiết.
Khi tôi đề cập tới Biến tần, các bạn đều biết nó được ứng dụng cho động cơ, nhưng PLC thì các bạn bị Loạn khi thấy nó ứng dụng cho nhiều vấn đề. Không xử lý được vấn đề làm sao để biết thiết bị lỗi, không trả lời được tên ngành của mình bằng tiếng Anh, không hiểu rõ về những linh kiện điện tử cơ bản như Điện Trở, Trở kháng, Transitor, v.v... Các bạn thường dùng những từ ngữ phóng đại để nói về ngành của mình nhằm tung hỏa mù người đối thoại, nhưng khi đưa cho bạn 1 loại PLC không giống thiết bị thông thường thì các bạn không biết nó là thiết bị gì, sơ đồ cấu tạo của PLC và biến tần cũng không biết.
Trong quá trình học, các bạn được giới thiệu về lập trình mã G cho máy CNC thì các bạn cũng không biết nó là máy Tiện hay Phay mà chỉ biết nó là máy CNC, bộ phận PLC nằm ở đâu, điều khiển cái gì cũng ko biết và nhiều nhiều cái khác nữa cũng không biết. Tôi không biết phải đổ lỗi cho các bạn lười học hỏi và tìm hiểu hay đổ lỗi cho người nào trong bộ máy Giáo dục các bạn.
Chỉ có thể nói 1 câu xanh rờn và lạnh tóc gáy: BẠN ĐÃ KHÔNG TRÚNG TUYỂN.:68:
Mong nhận được nhiều phản hồi của các bạn Mes về ngành Cơ - Điện tử. Vì hiện tôi cũng đang tìm người có năng lực cho một vài doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng.
 
N

NDA

Nếu các công ty doanh nghiệp tuyển kĩ sư theo yêu cầu muốn kĩ sư mới ra trường có thể làm việc được ngay hoặc hỏi cặn kẽ về kiến thức đã được học học thì chắc sinh viên rớt hết mất vì trong trường chỉ đào tạo theo kiểu "chay tịnh " có khi nào sinh viên được thực hành hay nghiên cứu đâu.Mình nghĩ cái quan trọng nhất khi học trong trường đại học là tư duy về kiến thức mình được học để sau khi ra trường tiếp xúc thực tế sẽ nhanh chóng hòa nhập và làm việc hiệu quả.
 
C

cdt03lcd

ơ hay thế không ai biết cơ điện tử là cơ điên nặng rồi tèo ah. hihi đùa cho vui tý thôi. Mình củng học cơ điện tử nè, lớp mình ra trường rồi thì mỗi người theo một lĩnh vực hết rồi. Có người theo làm plc có người theo làm cad/cam có người thì đi thiết kế chip ..... Nhưng củng phải công nhận một điều là mình biết được nhiều thứ nên ra nhà máy mình hiểu hệ thống nhà mày vận hành ra sao. Cơ điện tử cho ta một cái nhìn tổng quát nhất nên dễ dàng cho công việc của minh hơn. hì đây là vài ý kiến cá nhân minh thui nhé
 
C

cdt03lcd

em thấy cơ điện tử rất hay nhưng mà ở Việt Nam mình thì chưa thấy đào tạo rộng rãi ở các trường đại học. Em thấy chỉ có BK HCM mới có ngành cơ điện tử được đào tạo để cho học sinh thi vào ngành đó còn BK HN thì nó chỉ dành cho hệ kĩ sư tài năng thì phải. Sao ở HN ko làm như BK HCM nhỉ?
cái gì cơ điện tử giờ trường nào mà chả dạy hả bạn, tất cả các trường có khoa cơ khí đều ráng có cơ điện tử hết cả :3:. Bạn ko tin cứ xuống trường nông lâm thành phố xem củng ráng cho được bộ môn cơ điện tử đó, giao thông củng manh nha mở cơ điện tử luôn. Hình như người ta thấy ngành này hot nên mở nhiều thì phải
 
A

anhdbh

Tài liệu ngành "Cơ điện tử"

Bác nào có tài liệu " Hệ thống cơ điện tử " cho em xin !
Tài liệu về Cơ điện tử nè

1. Hướng dẫn làm Robot
http://www.cdtvn.net/index.php?option=com_content&view=article&id=727%3Aa&catid=1%3Aengineering-l
&Itemid=237&lang=vi


2. Vẽ mạch điện tử bằng OrCad
http://ifile.it/ykxnehg

3. Vi điều khiển họ 8051
http://ifile.it/pux8akb

4. Ngắn mạch điện tử
http://ifile.it/u87ewcb

5. Mô hình hóa nhận dạng và mô phỏng
http://ifile.it/j1t2wmg

6. Làm quen với WinCC
http://www.cdtvn.net/index.php?opti...youtube]ctur-notes[/MEDIA]&Itemid=238&lang=en

7. Bài tập Vi xử lý
http://ifile.it/q7k4drj

8. Thực tập Vi điều khiển (89C51)
http://ifile.it/s8oxwcn

9. Lập trình C cho vi xử lý
http://www.cdtvn.net/index.php?opti...essor&catid=35:informatics&Itemid=240&lang=en

10. Matlab toàn tập
http://www.cdtvn.net/index.php?opti...youtube]ctur-notes[/MEDIA]&Itemid=238&lang=en

11. Tự động hóa quá trình sản xuất gang
http://ifile.it/tbwa2c8

12. Mạch tạo xung sử dụng LM 555
http://ifile.it/d1960rt

13. Hướng dẫn sử dung Proteus
http://ifile.it/kmywnj7

14. Lập trình WinCC cho hệ thống Scada
http://www.cdtvn.net/index.php?opti...youtube]ctur-notes[/MEDIA]&Itemid=238&lang=en

15. Giáo trình OrCad (Hoàng Mạnh Hà)
http://ifile.it/gyk4w5r

16. Cảm biến và cơ cấu chấp hành
http://www.cdtvn.net/index.php?opti...youtube]ctur-notes[/MEDIA]&Itemid=238&lang=en

17. Hướng dẫn học Labview
http://ifile.it/uwbxf03

18. Ổn định hệ thống điện
http://ifile.it/vtqazi5

19. Hướng dẫn tự học PIC
http://ifile.it/tryp1hd

20. Máy điện (Từ trường, Mô hình hóa, Máy điện I, II, Máy điện, Bài tập máy điện, Thực hành quấn dây: 26MB )
http://ifile.it/pau54fz

21. Kỹ thuật số
http://ifile.it/357lzs6

22. Quang điện tử
http://www.cdtvn.net/index.php?opti...youtube]ctur-notes[/MEDIA]&Itemid=238&lang=vi

23.Cảm biến đo nhiệt độ
http://ifile.it/ebc46vk

24. Giới thiệu chung về Cad/Cam/Cnc
http://ifile.it/bznxwq8

25. Lập trình Visual C++
http://www.cdtvn.net/index.php?opti...aming&catid=35:informatics&Itemid=237&lang=vi

26. Truyền động điện (Giáo trình của ĐH Đà Nẵng, BKHN, 33MB)
http://ifile.it/zu7vohm

27. Điều kiển tối ưu
http://www.cdtvn.net/index.php?opti...youtube]ctur-notes[/MEDIA]&Itemid=237&lang=vi

28. Điều khiển tự động
http://ifile.it/s4ad9w6

29. Bảo vệ rờ le và tự động hóa
http://www.cdtvn.net/index.php?opti...youtube]ctur-notes[/MEDIA]&Itemid=238&lang=en

30. Cơ điện tử, các thành phần cơ bản
http://www.cdtvn.net/index.php?opti...mechatronics-manuals-books&Itemid=268&lang=vi

31. Tự động hóa thiết bị điện
http://www.cdtvn.net/index.php?opti...youtube]ctur-notes[/MEDIA]&Itemid=238&lang=en

32. Giáo trình vi xử lý (PIC)
http://ifile.it/xq89uby

Tham khảo thêm tại trang http://www.Cdtvn.net
 
cái gì cơ điện tử giờ trường nào mà chả dạy hả bạn, tất cả các trường có khoa cơ khí đều ráng có cơ điện tử hết cả :3:. Bạn ko tin cứ xuống trường nông lâm thành phố xem củng ráng cho được bộ môn cơ điện tử đó, giao thông củng manh nha mở cơ điện tử luôn. Hình như người ta thấy ngành này hot nên mở nhiều thì phải
Em cũng học trường giao thông nè, là cơ sở 2 của Giao thông vận tải Hà Nội. Giao thông không phải manh nha mà đã có được 5 năm rồi, năm nay khóa cơ điện tử đầu tiên sẽ ra lò, còn ở cơ sở 2 thì bọn em là khóa đầu tiên, năm nay là sinh viên năm thứ 3 rồi. Nhưng mà giao thông dạy toàn lý thuyết thôi, cơ sở 2 không có nổi một cái máy nào mà có thể cho là để học được cơ điện tử. Chỉ có thực tập xưởng là được mấy cái máy tiện nhưng cũng đáng tuổi cha ông của bọn em rồi.
 
I

inovation

Mình cũng là dân cơ điện tử, đã tốt nghiệp và đi làm được 2 năm rồi. Nói chung trong trường chỉ đào tạo lý thuyết thôi, ra trường ai mạnh về mảng nào sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu để phát triển nó. Có người nào nắm được một các toàn diện về các khía cạnh: cơ khí, điện tử, điện và công nghệ thông tin không? Mình cũng hi vọng sau này cơ điện tử sẽ phát triển hơn, dạo qua các trang web tuyển dụng có thấy tuyển kĩ sư cơ điện tử đâu?
 

Nova

MES LAB Founder
Author
Các trang tuyển dụng họ gọi chung là Kỹ sư Cơ khí hoặc ngành nghề Kỹ thuật Ứng dụng. Nó phát triển hay không là do chính các bạn. Hãy buộc xã hội công nhận ngành nghề ấy bằng những đóng góp xuất sắc của mình.
 
Theo mình Cơ điện tử có tương lai rất sáng. Vấn đề là nó vẫn còn là ngành mới, nên đội ngũ giảng viên đã đáp ứng chưa ? giáo trình đã thống nhất chưa ? thiết bị vật chất. Xin đơn cử Trường mình là 1 trong những trường thành lập bộ môn Cơ điện tử sớm nhất VN thì việc đào tạo teho mình cũng chưa ổn lắm về tài liệu học tập, giáo trình...
 
V

vuongvancuong.mes.utehy

Nhìn tổng quan thì ngành này sáng hơn các ngành khác thật đấy.không biết ngoài thực tế các doanh nghiệp đã cần nhiều nhiều kĩ sư cơ điện tử chưa nhỉ?còn 1 tháng nữa là mình tốt nghiệp .4 năm học ngành này mà mình cảm thấy được ít quá.
 
S

shinbe

Ðề: Vài nét về Cơ điện tử - Mechatronics

Nhìn tổng quan thì ngành này sáng hơn các ngành khác thật đấy.không biết ngoài thực tế các doanh nghiệp đã cần nhiều nhiều kĩ sư cơ điện tử chưa nhỉ?còn 1 tháng nữa là mình tốt nghiệp .4 năm học ngành này mà mình cảm thấy được ít quá.
Cậu à, mình cũng là sinh viên cơ điện tử năm 4, còn một năm nữa là ra trường. Có mấy điều chia sẽ cùng bạn:

Nghành cơ điện tử mới đưa vào đào tạo ở các trường đại học chưa lâu nên thành ra còn nhiều hạn chế về chương trình đào tạo, điều kiện thực hành là đương nhiên. Như ở trường BK TPHCM mình thì nghành cơ điện tử thuộc trong khoa cơ khí, nên kiến thức cung cấp cho sinh viên nặng về cơ khí, các phần về vi điều khiển, lập trình PIC, PLC ít điều kiện làm thực tế. Hơn nữa các thầy cô khi giảng dạy thường chỉ nêu ra kiến thức trong môn học của mình mà ít thầy cô bao quát được mối quan hệ của kiến thức môn học với các môn khác, nên thành ra kiến thức sinh viên rời rạc, không hệ thống được nghành học của mình.

Đó là những hạn chế về nghành cơ điện tử mà mình theo học, những bản chất của nghành thì lại có những cái rất hay, mình nghĩ là cơ điện tử không phải là kết hợp đơn thuần giữa kiến thức công nghệ của 3 nghành điện tử, cơ khí, tin học mà như bác nào đã nói trước, quan trọng là nhìn ra được mối quan hệ giữa 3 lĩnh vực và kết hợp chúng một cách tối ưu trong một thiết bị. Mình lấy ví dụ cho nó dể hiểu: mình cần điều khiển một chiếc xe vào cua một góc 90 độ, như vậy ta sẽ điều khiển một động cơ (phần cơ) bằng chip vi xử lý (phần tin học), ta cũng cần thêm một board mạch để tạo nguồn, khuyếch đại công suất...(phần điện). Như vậy tùy động cơ bước hay động cơ servo mà ta sẽ có board mạch khác nhau, lập trình cho con vi xử lý cũng khác nhau. Nếu ta kết hợp được truyền động cơ khí và thuật toán viết cho con vi xử lý tốt thì chiếc xe có thể vào cua ở tốc độ càng cao, thời gian cua ngắn... Ta thấy trong bài toán này, đòi hỏi kiến thức của 3 nghành và quan trọng hơn là phải kết hợp được chúng với nhau.

Đây là kiến thức của một bài toán đơn giản, với một hệ thống cơ điện tử càng lớn thì sự kết hợp này càng có ý nghĩa. Càng lên cao thì kiến thức lại càng mang tính liên nghành cao hơn, khi đó ý nghĩa của tầm nhìn rộng, toàn diện là quan trọng.

Trên đây là một số suy nghĩ của mình chia sẽ cùng các bạn.

// Mình mới đăng kí vào diễn đàn, xin bà con ủng hộ. Cam ơn !
 
Ðề: Vài nét về Cơ điện tử - Mechatronics

Mình thấy ngành cơ điện tử có rất nhiều ứng dụng thực tế sản xuất , chúng ta hãy biến những kiến thức học được thành những sản phẩm thực tế , đem lại lợi ích cho con người . Có rất nhiều bạn làm đồ án tốt nghiệp rất hay ,và có thể áp dụng làm những sản phẩm , những dây truyền mà nếu được đầu tư sẽ đem lại nguồn lợi rất lớn . Vậy thì tại sao không biến những ý tưởng , những đồ án đó thành hiện thực ? Vì thiếu tiền ? Thiều kinh nghiệm hay vì cái gì ?
Hiện nay có rât nhiều nhà đầu tư muốn đầu tư cho các ý tưởng đó nhưng rồi họ lại phải dừng lại bởi vì nó thiếu tính khả thi ? Một lý do để họ ngần ngại đó là sinh viên của ta có ý tưởng , có nhiệt huyết nhưng lại thiếu tính chuyên nghiệp , tinh thần trách nhiệm , kiến thức pháp luật ...
Những điều trên có lẽ sinh viên bọn mình ít được học trên ghế nhà trường , phải cố gắng tích lũy những kiến thức cho những gì mình dự định làm , đừng mơ ước những thứ viển vông , chạy theo nhu cầu thời thế , khi nhìn lại thì thấy mình đã mất quá nhiều thời gian !
Trên đây là một số suy nghĩ được đúc kết từ bản thân , nếu có gì sai các bác góp ý !
Cảm ơn mọi người !
 
L

lequyet

Ðề: Vài nét về Cơ điện tử - Mechatronics

thực ra có làm được hay không cũng phải dựa vào thực tế, không thể nói suông được, nhưng mình nghĩ cơ điện tử là rất hay, nói rằng nó là một phương pháp tư duy cũng đúng, ngoài ra còn đưa cho chúng ta một tầm nhìn hệ thống rất hay, mình đang học chuyên ngàng cơ diện tử và thấy hay lắm, tất nhiên chỉ là đóng góp của mình thui,
 
M

motminh143

Ðề: Vài nét về Cơ điện tử - Mechatronics

bây giờ mà học cdt thì là dở thật . Mỗi thứ 1 ít : 1 ít điện tử + 1 ít cơ khí + 1 ít lập trình + 1 ít lý thuyết điều khiển . Có ai biết cái " hồn " của cơ điện tử ở chỗ nào ko ?
có bác nào tìm hiểu về nhu cầu nhân lực ngành cdt ở vn ko ? và có ai đã thực sự học cdt và làm về cdt ở vn ?
 
Last edited by a moderator:
A

anhtruong

Ðề: Vài nét về Cơ điện tử - Mechatronics

theo ý mình thì học cơ điện tử quá hay rồi nếu bạn đam mê công nghệ.
và khi học thì thì học rất nhiều môn chuyên nghanh, thuộc lĩnh vực cơ, điện, điện tử, tin. nhưng điều học rất cơ bản.cái đó là nền để bạn học sâu thêm.nếu bạn muốn học sâu về 1 cái nào đó thì nên lập nhóm nghiên cứu về cái đó ví dụ như PLC chẳng hạn.tóm lại siêng năng thì biết nhiều thôi ra trường dùng hết ah.đừng lo
thân!
 
Ðề: Vài nét về Cơ điện tử - Mechatronics

topic này lâu rồi không thấy ai bàn nữa nhỉ.Mình là sinh viên cơ điện tử xin đóng góp 1 số ý kiến đầu tiên gọi là được truyền đạt của các thầy sau đó là ý kiến của riêng mình.
- Theo giới thiệu tuyển sinh của trường mình (ĐH BKĐN) thì cơ điện tử là ngành đào tạo ra những kĩ sư có kiến thức tổng hợp: cơ khí,điện tử,máy tính,công nghệ thông tin,tự động...Là người có thể làm chủ các dây chuyền sản xuất tự động hóa.(có thể nói rất hot)^^
-Theo các thầy thì:
+ cơ điện tử không có nghĩa là cơ+điện tử,cũng không phải "cơ,điện tử" hay "cơ-điện tử" (theo PGS TS Trần Xuân Tùy _muốn đính chính lại tên gọi đúng của ngành trong các diễn đàn cơ điện tử toàn quốc).Cơ điện tử là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các lĩnh vực cơ khí , điện tử,công nghệ thông tin,tự động...không phân biệt rõ ranh giới giữa chúng,không có nghĩa lĩnh vực nào quan trọng hơn( cơ khí hay điện tử...đều quan trọng như nhau).Một sản phẩm cơ điện tử có thể thiên về cơ khí hay điện tử hoặc công nghệ thông tin...
+ một kĩ sư cơ điện tử không có nghĩa là phải giỏi cơ khí,điện tử hay tinh thông công nghệ thông tin nhưng phải biết khả năng tương tác giữa các lĩnh vực,sự kết hợp giữa chúng để bổ sung cho nhau trong một sản phẩm cơ điện tử giúp hoàn thiện và nâng cao chất lượng.Không cần trực tiếp làm ra hay tường tận chi tiết này được chế tạo ra sao,linh kiện điện tử đó như thế nào... nhưng hiểu có thể chế tạo được chi tiết cơ khí đó không,ứng dụng linh kiện đó vào sản phẩm của mình được không...Vì chế tạo sản phẩm cơ khí là việc của cơ chế tạo,linh kiện điện tử là việc của điện tử...nhưng mỗi người có thể thiên về mỗi mảng riêng tạo nên thế mạnh riêng
+ đào tạo kĩ sư cơ điện tử là đào tạo kĩ sư có cái nhìn tổng thể về hệ thống tự động...
-trường mình đào tạo khá tổng quát về ngành này để giúp định hướng cho mỗi cá nhân.Chương trình học thì cái nào cũng học,nhưng không thật sâu về gì cả.(có lần thầy nói:chúng mày chỉ cưỡi ngựa xem hoa chứ có chuyên gì đâu) ^^.ví dụ như chỉ sức bền vật liệu 1,hay kĩ thuật mạch điện tử 1...
Nhưng vẫn được đào tạo đầy đủ(có) về cơ khí,vi điều khiển,PLC,Logic,cơ khí...
Mình thấy các anh năm trước đi theo đủ hướng: có người chuyên về CAD/CAM,có người sản xuất chip....
Nói thật mình chưa học được nhiều.^^
Đó là ý kiến xin đóng góp của mình.có sai sót gì mong mọi người thông cảm.Mong được các Pro chỉ giáo thêm...^^
 
T

tranhiep12

Ðề: Vài nét về Cơ điện tử - Mechatronics

Mình cũng đang học ngành cơ điện tử. Mình nghĩ thầy giáo bọn mình khi giảng cũng hướng cho bọn mình là phải thiết kế chọn. Tức là mình kết hợp được nhiều modun tiêu chuẩn với nhau lại càng tốt, hạn chế những cái không tiêu chuẩn. Quan trọng là mình biết kết hợp được chúng lại với nhau.
Chúc các bạn theo ngành cơ điện tử học tốt.
 
Top