bánh đai

  • Thread starter hoangvanthangk42ccm1
  • Ngày mở chủ đề
H

hoangvanthangk42ccm1

Author
cho e hỏi tại sao phải hạn chế số vòng chạy của dây đai trong 1 giây?
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Đố cậu đấy, thử suy luận hoặc đọc tài liệu thêm đi. Cậu mà trả lời được thì cậu sẽ biết cách hoặc có ý tưởng cải tiến sao cho có thể làm cho bộ truyền đai hoạt động với tốc độ cao hơn đấy!

Sau hai hôm, nếu chưa ai trả lời thì tớ sẽ giải đáp. Rõ ràng là được giải đáp 1 vấn đề mà mình đang suy nghĩ về nó vẫn hay hơn là khi mình chẳng để tâm vào việc đó, đúng không?
 
đai quay nhanh quá thì chuyện gì sẽ xảy ra??Nguyên lý hoạt động của bộ truyền đai?
trả lời được là xong.
 
W

werewolf

Author
Không chỉ nhanh đâu. Chậm cũng có vấn đề đó
 
Mong muốn giải quyết được vấn đề giới hạn cho phép về vòng quay của đai càng lớn càng tốt vì như thế năng xuất làm việc của bộ chuyền đai sẽ cao hơn.
Bộ chuyền đai thường lắp ở đầu ra của động cơ vì cũng giống với bộ chuyền xích nó chuyền được chuyển động và công xuất đi xa, nhưng ở tốc độ cao thì đai làm việc không ồn như xích vì thế xích thường không được lắp ở đầu ra của trục động cơ.
Bộ truyền đai làm việc dựa trên nguyên lý ma sát nghĩa là phải dựa vào diện tích tiếp xúc giữa đai và bánh đai diện tích tiếp xúc càng lớn thì ma sát sẽ lớn dẫn đến chuyền được công xuất lớn.
Khi mà đai quay nhanh (nghĩa là số vòng chạy của đai trong 1 giây lớn) khi đó lực ly tâm sẽ lớn sẽ làm cho dây đai có su hướng muốn tách ra khỏi bánh đai khi đó diện tích tiếp xúc sẽ bị giảm => lực ma sát giảm => sẽ làm giảm hiệu xuất (chứ chưa chắc đã làm giảm công xuất)
Đấy là ý kiến của em.
 

wjt

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Độ bền lâu của dây đai phụ thuộc nhiều thông số như ứng suất trong dây đai, số chu kỳ ứng suất trong 1 giây, vật liệu dây đai vv.. Với 1 dây đai cụ thể (đã có), độ bền lâu của đai phụ thuộc chủ yếu vào trị số của ứng suất trong dây đai và số chu kỳ ứng suất trong 1 giây. Khi đai chạy được 1 vòng kín, một điểm trên dây đai chịu 1 lần ứng suất lớn nhất khi nó bắt đầu đi vào bánh nhỏ. Do đó, nếu chiều dài đai là L, vận tốc dài của đai là v thì số chu kỳ ứng suất trong 1 dây chính bằng số vòng chạy của đai trong 1 giây i. Vì thế người ta phải hạn chế số vòng chạy của đai trong 1 giây theo biểu thức sau:
i=v/L<=
Trong đó: -số vòng chạy cho phép của đai trong 1 giây, được xác định từ thực nghiệm (đai dẹt =3-5; đai thang =10-20).

WJT.
 
W

werewolf

Author
Xem ra mọi người trả lời đủ hết rồi đó. Chỉ bổ sung thêm chút xíu: vận tốc dây đai cũng không nên để quá nhỏ, bởi như thế thì cùng một công suất, ứng suất trong đai sẽ lớn hơn nên phải dùng đai có tiết diện lớn.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Các bạn trả lời rất đúng, tớ xin bổ sung ngoài lề:

Hiện nay, người ta dùng phổ biến nhất là đai thang. Bên cạnh những ưu điểm của bộ truyền đai như chạy êm, truyền đi xa, an toàn quá tải do có khả năng trượt, không cần bôi trơn và có thể làm việc trong nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt... thì nó cũng có những nhược điểm:

- Vật liệu làm đai phổ biến là sợi tổng hợp và cao su, chúng bị rão trong quá trình làm việc, khiến làm giảm lực ma sát và gây tổn thất tốc độ cũng như công suất. Để khắc phục cần thường xuyên kiểm tra độ căng và điều chỉnh cho phù hợp.

- Để đảm bảo lực căng, người ta dùng nhiều lớp sợi tổng hợp trong kết cấu đai, khiến khả năng kháng uốn của đai khá cao, gây tổn thất công suất.

- Do có lực căng đai ban đầu để tạo lực ma sát, nên bộ truyền này gây ảnh hưởng tiêu cực đến tuổi thọ thiết bị.

- Do có hiện tượng trượt (dù đã chỉnh lực căng) nên tỷ số truyền không chính xác.

- Để có thể truyền công suất lớn, cần dùng đồng thời nhiều sợi đai truyền (có thể đến 10 sợi), lực căng của chúng không đều nhau do sai số chế tạo dây đai và puley, càng cần tăng lực căng đai lên trên mức cần thiết, gây tổn thất công suất và ảnh hưởng thiết bị.

Để loại trừ những nhược điểm này, xu hướng dùng đai răng ngày càng rõ rệt. Đai răng về cơ bản giống đai dẹt, nhưng có răng ở 1 hoặc cả 2 phía. Sợi chịu lực là sợi thép, kiểu sợi cáp lụa hay sợi dây phanh nên rất mềm mại linh động. Phần chất dẻo phủ ngoài có thể là các loại cao su hay các polyme khác. Ưu điểm của loại này là:

- Do độ bền đứt của thép rất cao nên người ta chỉ cần dùng 1 lớp sợi cho loại dây đai này. Vì thế chúng khá mỏng, hầu như không kháng uốn. Vì chịu tải tốt nên người ta chỉ dùng 1 dây đai cho mỗi bộ truyền, không gây xung đột nội bộ và ít tổn thất công suất.

- Do đai có răng nên tỷ số truyền rất chính xác (lưu ý là bộ truyền xích cũng vẫn bị giật mỗi lần vào ra khớp). Chúng còn truyền động được cả theo 2 mặt đai, nếu đai có răng cả 2 mặt.

- Với những polyme đặc biệt, đai này có thể chạy cả trong điều kiện bôi trơn hoặc không bôi trơn, dính xăng dầu không bị hỏng và chịu nhiệt khá tốt.

Hiện nay bộ truyền này dùng rất phổ biến trong các loại xe ô tô. Một số máy công nghiệp đã thay thế bộ truyền đai thang bằng loại đai răng, kết cấu rất gọn nhẹ và mang tải lớn bất ngờ.
 
Độ bền lâu của dây đai phụ thuộc nhiều thông số như ứng suất trong dây đai, số chu kỳ ứng suất trong 1 giây, vật liệu dây đai vv.. Với 1 dây đai cụ thể (đã có), độ bền lâu của đai phụ thuộc chủ yếu vào trị số của ứng suất trong dây đai và số chu kỳ ứng suất trong 1 giây. Khi đai chạy được 1 vòng kín, một điểm trên dây đai chịu 1 lần ứng suất lớn nhất khi nó bắt đầu đi vào bánh nhỏ. Do đó, nếu chiều dài đai là L, vận tốc dài của đai là v thì số chu kỳ ứng suất trong 1 dây chính bằng số vòng chạy của đai trong 1 giây i. Vì thế người ta phải hạn chế số vòng chạy của đai trong 1 giây theo biểu thức sau:
i=v/L<=
Trong đó: -số vòng chạy cho phép của đai trong 1 giây, được xác định từ thực nghiệm (đai dẹt =3-5; đai thang =10-20).

WJT.

Đây là hiện tượng mỏi vì sự thay đổi ứng suất tác dụng lên dây đai. Em xin bổ sung thêm hiện tượng mỏi do dây đai bị bẻ cong khi vào và ra các bánh đai. Chỉ trừ thớ trung hoà của dây đai là bình yên với hiện tượng mỏi này.
Xem ra mọi người trả lời đủ hết rồi đó. Chỉ bổ sung thêm chút xíu: vận tốc dây đai cũng không nên để quá nhỏ, bởi như thế thì cùng một công suất, ứng suất trong đai sẽ lớn hơn nên phải dùng đai có tiết diện lớn.
Cũng xin bổ sung thêm tí. Vận tốc dây đai nhỏ nghĩa là vận tốc quay của các trục mang bánh đai nhỏ. Điều này sẽ làm tăng moment xoắn nếu có cùng công suất => hiện tượng trượt trơn giữa đai và bánh đai
 
Top