Cùng thực hành Vericut.

Author
Về khả năng của chương trình Vericut thì thầy ME và các anh đã giới thiệu trên diễn đàn. Xem thêm cái đĩa Demo của thằng Vericut thấy hay quá. Tình cờ tìm được tài liệu hướng dẫn thực hành khá hay của phần mềm này. Mình thực hành theo và thực hành đến đâu mình viết lại bài hướng dẫn đến đó để các bạn yêu thích phần mềm này cùng thực hành theo. Các bài thực hành này chủ yếu mình làm theo tài liệu hướng dẫn cùng một ít kiến thức về CNC đã học trong trường nên sẽ có rất nhiều các sai sót. Mong các bạn cùng đặt vấn đề nếu chưa hiểu để chúng ta cùng nhau thảo luận và em cũng rất mong các anh chị đã và đang sử dụng phần mềm này cùng tham gia bàn luận để giúp chúng em hiểu rõ hơn về phần mềm này cũng như các ứng dụng của nó trong thực tế sản xuất.
(Các bài thực hành này lấy sản phẩm từ các thư viện của Vericut.)
Cảm ơn sự quan tâm của mọi người.
P/S: mình thực hành theo Vericut phiên bản 6.0.3 down được từ link chia sẽ của anh Hoàng Khương. Các bạn quan tâm có thể down từ đây về để học nhé
 
Last edited:
Author
Mô phỏng gia công trong Vericut.
Mở chương trình vericut. Vào file => Open






Shortcut là Library, tìm mở file có tên là vericut.VcProject
Bấm vào nút Play to end để tiến hành mô phỏng.





Sau khi chương trình mô phỏng xong, sản phẩm của bạn sẽ trông thấy như hình sau
Bạn có thể sử dụng các công cụ thể thay đổi hướng nhìn, xoay góc nhìn hay phóng to thu nhỏ hình ảnh. Cũng có thể thay đổi bằng các phím nóng
-Ctrl + giữ nút trái chuột để Zoom.
-Shift + giữ nút trái chuột để Pan.
-Ctrl + Shift + giữ nút trái chuột để Rotate.






Hiển thị Project Tree.
[FONT=&quot]Ta có thể mở hoặc tắt Project Tree bằng công cụ Project Tree
[/FONT]


[FONT=&quot]
[/FONT]


hoặc vào Menu Project => Project Tree
Ta thấy trong Project tree có 3 setup. Nhấp phải chuột vào Project => Expand all children.




Các phần tử con của toàn bộ chương trình sẽ xuất hiện. Mỗi Setup bao gồm các thông tin về máy, đồ gá, phôi, dụng cụ cắt,…





Trong quá trình mô phỏng, setup sau sẽ lấy phôi sau khi đã được gia công xong ở setup trước.
Các chức năng dừng chương trình
Trong quá trình mô phỏng, chúng ta có thể dừng chương trình gia công tại một thời điểm nào đó để quan sát bằng cách sau.
Nhấp phải chuột vào Project tren Project Tree => Motion





[FONT=&quot]Cửa số Motion xuất hiện như sau với các tuỳ chọn thời điểm bắt đầu và thời điểm dừng chương trình[/FONT]





Ta chọn thời điểm dừng chương trình tại cuối mỗi setup bằng cách chọn Stop at = End of each setup => OK.
Sau khi mô phỏng, chương trình sẽ dừng lại ở cuối setup 1. Phóng lớn phần phôi ta thấy có một số vị trí xuất hiện màu đỏ, đó là Vericut báo cho chúng ta biết vị trí đó mắc 1 trong số các lỗi sau:
-Dao cắt va chạm với đồ gá.
-Dao cắt va chạm với phôi trong lúc đang chạy nhanh (G00).
-Các bộ phận không phải là lưỡi cắt của dụng cụ cắt ( cán dao,…) va chạm với phôi.





Trong phần hiển thị kết quả, vericut đã cố gắng báo cho người sử dụng các lỗi xuất hiện bằng màu sắc, tuy nhiên có trường hợp phần va chạm quá nhỏ khiến chúng ta khó nhìn thấy hay quá nhiều làm ta không quan sát hết thì Vericut còn có thêm chức năng dừng chương trình khi có lỗi xuất hiện. Ta có thể quan sát xong lỗi này rồi bấm vào Play to end để mô phỏng tiếp cho đến khi xuất hiện lỗi kế tiếp. Chúng ta thiết lập chức năng này bằng cách vào cửa sổ Motion như phần trên, sau đó check vào Stop at Max Errors.
Các lỗi trong quá trình gia công còn được vericut báo trong cửa sổ Vericut Logger







Các bạn Exit khỏi chương trình với tuỳ chọn Ignore All Changes để không lưu lại các thiết lập của chúng ta vào thư viện mẫu của Vericut.
Kiểm tra quá trình gia công.
Mở file có tên vericut.VcProject trong library.
Trong quá trình gia công bằng CNC, chúng ta cần phải biết các gốc toạ độ như gốc toạ độ phôi, gốc toạ độ của máy, gốc toạ độ của dụng cụ,…Trong vericut, ta có thể cho xuất hiện các gốc toạ độ này bằng cách click phải chuột vào màn hình mô phỏng, chọn vào Display Axes và tiếp tục chọn vào gốc toạ độ nào mà chúng ta cần xuất hiện. Tuy nhiên, khi cho xuất hiện các gốc toạ độ này thì quá trình mô phỏng sẽ chậm hơn.
-Làm xuất hiện chương trình điều khiển.
Trong mô phỏng cũng như trong quá trình gia công thực, ta cần biết “nội dung” của chương trình, chương trình đang chạy như thế nào, đang chạy ở vị trí nào…Để làm xuất hiện toàn bộ chương trình gia công trong Vericut, vào Menu Info => NC Program. Toàn bộ chương trình gia công sẽ xuất hiện kèm theo 1 mũi tên nhỏ chỉ dòng lệnh hiện thời.
-Kiểm tra tình trạng gia công:
Vào Menu Info => Status, tình trạng hiện thời của quá trình gia công sẽ xuất hiện như sau:




Sau mỗi lần Reset Model thì Status cũng sẽ tự động reset lại. Các cảnh báo và số lỗi chúng ta có thể xem thông tin trên Vericut Logger.
Để hiểu rõ hơn về bảng trạng thái trên, ta thực hành với tuỳ chọn dừng chương trình mỗi khi đổi dụng cụ cắt.
-Vào cửa sổ Motion, chọn Stop at = Tool Change => OK
-Làm xuất hiện cửa sổ NC Program Status
-Chọn Play to end để mô phỏng quá trình cắt
Ta thấy mũi tên chỉ dòng lệnh trên NC Program sẽ di chuyển theo vị trí dòng lệnh hiện thời. Một số các thông tin trên Status cũng sẽ liên tục thay đổi. Đến khi dụng cụ cắt được load thì chương trình dừng lại theo tuỳ chọn Stop at Tool Change.
Nhìn vào Status, các thông tin hiện thời sẽ xuất hiện và chúng ta thấy 1 cảnh báo. Để biết nội dung cảnh báo này là gì, chúng ta vào Vericut Logger để xem
“Warning: Collision Detection has been turned off”
Ta cũng có thể thực hành thêm với tuỳ chọn Stop at = Line number trong Motion để dừng chương trình tại một dòng tuỳ ý nào đó do chúng ta chọn.
 
Last edited:
Author
Cách tìm các lỗi xuất hiện.

Mở file vericut.VcProject trong Library.
Mở Project Tree.
Trong cửa số Motion, check vào Stop at Max Errors.
Tiến hành mô phỏng bằng Play to end.
Chương trình sẽ dừng khi gặp phải lỗi đầu tiên. Vào Vericut Logger, bạn sẽ thấy thông báo lỗi
“Error, Holder “Holder1” of the tool “1” collided with stock at line 185”
Thông báo này cho biết rằng đồ gá dỡ phía dưới đã va chạm với dao cắt số 1 tại dòng 185 của chương trình. Trên phôi bạn cũng sẽ thấy xuất hiện màu đỏ ở vị trí va chạm.
Tiếp tục cho gia công bằng cách nhấn Play to end, chương trình cũng sẽ dừng lại ở các vị trí xuất hiện lỗi và bạn cũng có thể biết được các thông tin của các lỗi này tương tự như cách trên.
Tuy nhiên, với tuỳ chọn này đòi hỏi chúng ta phải luôn túc trực trên máy để cho phép chương trình tiếp tục mô phỏng. Với chương trình dài thì điều này làm chúng ta mất thời gian vô ích. Vì vậy Vericut còn cung cấp các thông tin bằng Menu Info => Vericut Log. Bạn có thể bỏ chọn Stop at Max Errors để chương trình mô phỏng từ đầu đến cuối và sau đó chúng ta sẽ tìm hiểu vị trí và thông tin các lỗi trong Vericut Log.
Công cụ dùng kiểm tra lỗi có lẽ mạnh nhất của Vericut là NC Program Rewiew trong Menu Analysis. Khi bạn làm xuất hiện công cụ này. Màn hình NC Program sẽ như sau.



-Trong cửa số chương trình NC, bạn có thể sửa lại chương trình điều khiển của mình sau đó lưu lại.
-Cửa sổ thông báo lỗi sẽ liệt kê các lỗi gặp phải trong quá trình gia công. Bạn nhấp chọn vào dòng lỗi nào thì dòng lệnh làm xuất hiện lỗi đó sẽ sáng lên, đồng thời màn hình đồ hoạ cũng xuất hiện dao cắt ở vị trí bị lỗi đó



-Cửa sổ đồ hoạ. Khi bạn nhấp chuột vào vị trí nào của chi tiết trên cửa sổ đồ hoạ thì chương trình sẽ hiễn thị cho bạn dao cắt để gia công vị trí đó cũng như dòng lệnh thực hiện trong cửa sổ chương trình.



 
Author
Nghe đâu phần mềm này hiếm tài liệu hướng dẫn, học theo Help là chính. Bác có thể chia sẻ với mọi người được không?
tài liệu mình đang có là các lession training của nó. Hnay cũng định up luôn để mọi người cùng đọc và cùng bàn luận luôn nhưng không hiểu sao trang mediafire.com mình vô rất chậm (chỉ mới vào trang chủ của nó đã vậy rùi). Mỗi lần vào trang này là nó muốn đứng luôn cả máy (máy mình ram có 128+256 thôi hà :42:). Up lên trang khác thì sợ mọi người khó down. Bạn biết cách khắc phục thì chỉ mình với rùi mình up lên hoặc recommend trang nào cho mình với. Thấy up lên mấy trang kia anh em kêu trời không hà.
Mình up đại lên rapidshare vậy. File nén của pdf nên cũng không nặng lắm.
http://rapidshare.com/files/160874586/VERICUT_TRAINING.rar.html
P/S: bạn nào biết cách khắc phục trang mediafire thì chỉ giúp mình với nhé. Mỗi lần gặp tliệu có trên trang này là mình chịu chết :42:
 
Last edited:
Nếu dùng Firefox bạn hãy xóa hết cache và cookies của nó đi. Cài thêm mấy
không cho phép tự động chạy flash, ngăn popup.
 
Author
Cảm ơn Kachiusa. Mình đã xoá hết các cache và cookies của nó rồi nhưng tình hình vẫn không thay đổi:4: . Tức cái là trước đây mình vẫn vào bình thường chứ không có vấn đề gì.
 
Author
Kiếm tra va chạm với các bộ phận của máy.
Trong quá trình gia công, sự va chạm với các bộ phận của máy sẽ rất nguy hiểm. Nếu xảy ra va chạm thì nhẹ cũng ảnh hưởng lớn đến độ chính xác của máy, nặng hơn có thể sẽ làm hư máy và chúng ta cần nhiều thời gian và tiền bạc để sửa chúng. Chính vì lý do đó mà Vericut cung cấp cho chúng ta công cụ để kiểm tra sự va chạm giữa các bộ phận của máy.
Để thực hành, bạn mở file detect_collision.VcProject với shortcut = training.
Nhấn vào Play to end để tiến hành mô phỏng.
Mở Status lên để xem tình trạng của quá trình gia công






Bạn thấy ở đây không xuất hiện thông báo lỗi hay bất cứ cảnh báo gì.
Đóng cửa sổ Status. Bấm vào Reset Model để khôi phục lại hiện trạng trước gia công. Tiếp theo bạn vào Menu Configuration => Machine Settings






Check vào Collision Detection, lúc này, Vericut sẽ giúp bạn khiểm tra các bộ phận của máy va chạm với nhau. Bạn lựa chọn các bộ phận sẽ kiểm tra bằng cách chọn Add => component 1, component 2 sau đó nhấp chọn OK và mô phỏng lại. Trong bài thực hành này ta chọn 2 bộ phận để kiểm tra là Sub_component Bsub_component Y





Đến đây, bạn sẽ thắc mắc rằng làm sao để biết tên của các bộ phận của máy để tiến hành chọn hay B,Y là những cái gì của máy và nó nằm ở đâu. Component Tree sẽ giúp bạn việc này.
[FONT=&quot]Vào menu Configuration => Component Tree tất cả các bộ phận của máy sẽ được liệt kê cùng tên gọi của nó[/FONT]


[FONT=&quot]
[/FONT]


Chọn vào tên của bộ phận nào trên Component tree, bộ phận tương ứng trên màn hình đồ hoạ sẽ sáng lên giúp bạn biết được đó là bộ phận nào trên máy công cụ bạn đang sử dụng. Component Tree còn giúp bạn hiểu được mối liên hệ giữa các bộ phận với nhau và bạn có thể chọn chính xác tên của bộ phận cần kiểm tra.





Đến đây, bạn đã hiểu ý nghĩa của việc chọn dấu check Sub_Component. Nếu bạn chọn Component là B và bỏ qua dấu check Sub_component, chương trình sẽ tiến hành kiểm tra mâm xoay B chứ không kiểm tra đến Etô kẹp trên nó.





Quay trở lại với ví dụ trên, ta thấy Sub_component của B chính là Êto kẹp trên mâm B và sub_component của Y là đài gá dao.
Tiến hành mô phỏng với các lựa chọn trên, ta thấy chương trình dừng lại khi hai bộ phận chúng ta thiết lập để kiểm tra va chạm với nhau.





[FONT=&quot]và cửa sổ Status sẽ báo xuất hiện lỗi[/FONT]


[FONT=&quot]
[/FONT]


[FONT=&quot]Đến đây, bạn đã có thể tiến hành kiểm tra để khắc phục các lỗi va chạm giữ các bộ phận của máy

[/FONT] Tối ưu hoá tốc độ cắt
Tốc độ ăn dao trong quá trình gia công chi tiết là rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến cả chất lượng bề mặt của chi tiết sau khi gia công mà nó còn quyết định đến thời gian gia công một chi tiết. Đối với các máy công cụ bình thường thì việc thay đổi tốc độ ăn dao theo từng bề mặt hay từng phần vật liệu của phôi là khó khăn. Tuy nhiên, đối với các máy CNC thì vấn đề này có thể được giải quyết một cách dễ dàng nhờ các máy này được điều khiển bởi số hoá. Vì vậy Vericut đã cug cấp cho chúng ta công cụ để tối ưu hoá tốc độ cắt trong gia công và điều này giúp chúng ta giảm bớt một lượng lớn thời gian dùng để gia công chi tiết. Bây giờ chúng ta sẽ thực hành việc tối ưu hoá tốc độ gia công bằng việc mở file blade.VcProject với Shortcut = Training.
Để không làm ảnh hưởng đến file chương trình gốc của Vericut, chúng ta thay đổi địa chỉ làm việc bằng cách set Working Directory trong Menu File (tuỳ các bạn chọn địa chỉ làm việc cho mình)
Mở chức năng tối ưu tốc độ cắt. Vào Menu OptiPath => Control




Trong cửa sổ OptiPath này bạn có thể chọn vật liệu của chi tiết cần gia công, máy gia công cũng như đặt tên cho chương trình gia công sẽ được sinh ra sau khi bạn tối ưu. File chương trình này bạn có thể lưu ở địa chỉ nào mà bạn chọn, nếu để mặc định thì Vericut sẽ lưu vào địa chỉ mà bạn set Working Directory .
Chọn Ok để chấp nhận các thiết lập của bạn.
Mở Status lên để theo dõi quá trình gia công và tối ưu
Chọn Play to end để tiến hành mô phỏng và chương trình sẽ tối ưu tốc độ cắt cho bạn
Chọn Yes để thay thế chương trình điều khiển gốc bằng chương trình đã được tối ưu






Bạn thấy thời gian dùng để gia công chi tiết sẽ giảm đi rất nhiều sau khi tối ưu.
Sau khi chọn Yes, phôi của bạn sẽ được khôi phục lại và chương trình gốc cũng sẽ được thay bằng chương trình đả tối ưu. Chạn Play to end
Sau lần mô phỏng này. Bạn có thể quan sát khoảng tốc độ mà chương trình đã sử dụng cho từng bề mặt của chi tiết trong quá trình gia công tối ưu.
Vào Menu Edit => Colors => Cut colors. Trong Color Method chọn Feed Range Color
một lần nữa để tiến hành mô phỏng với chương trình điều khiển mới này.




Trong này sẽ có các khoảng tốc độ tương ứng với màu sắc của bề mặt chi tiết. Nếu cần khoảng giá trị chính xác hơn hoặc các màu sắc khác thì bạn cũng có thể Edit lại chúng. Sau cùng nhấp chọn OK để đồng ý thiết lập.
Và đây là kết quả

 
Last edited:
Author
Tạo một Project mới

Ở các bài thực hành trước, các bạn đã tiến hành mô phỏng, phân tích, kiểm tra từ các Project có sẵn. Tiếp theo đây các bạn sẽ cùng thực hành để có thể đưa được các đồ gá, phôi để gia công theo yếu cầu của chi tiết mình cần gia công củng như cách để thiết kế các bộ phận này.

Tạo một Project mới.
Sau khi khởi động Vericut, vào Menu File => New Project => chọn đơn vị đo (Inch)
Làm xuất hiện Project Tree.
Trình chuột phải Setup1 => Expand All Children






Các thành phần cần thiết cho việc gia công một chi tiết sẽ được xuất hiện.
-Đầu tiên là máy, trong bài thực hành này, chúng ta sẽ sử dụng máy đã được tạo ra trong thư viện của Vericut. Click rôi chuột vào CNC Machine trong project Tree, hộp thoại CNC Machine sẽ xuất hiện.





Ô Machine sẽ cho phép bạn chọn máy để sử dụng. Chọn Browse, tìm và mở file dmg_dmu50v.mch trong Shortcut Library.
Ô Control, chọn file hei530.ctl
Nhấp chọn OK để đồng ý chấp nhận thiết lập.
Tuy nhiên, bạn vẫn chưa thấy xuất hiện máy trên màn hình đồ hoạ. Lý do là bạn chưa chọn thành phần được hiển thị phù hợp. Trong màn hình đồ hoạ, nhấp chuột phải => View Type => Machine/Cut Stock. Lúc này, máy mà bạn đã chọn sẽ xuất hiện trên màn hình.





Tiếp theo là chọn/ tạo dao cho quá trình gia công. Có các cách tạo dao như sau

*Cách 1: Tự vẽ biên dạng cho dụng cụ cắt
Nhấp đôi chuột vào Tooling trong project Tree, hộp thoại Tool Manage sẽ xuất hiện. từ hộp thoại này bạn có thể chọn dao để gia công từ thư viện của Vericut hoặc có thể tự tạo dao riêng cho mình.
-Tự tạo dao theo yêu cầu:
Trong hộp thoại Tool Manage, chọn Menu Add => Tool => New => chọn loại dao (Mill).





Thử tạo dao bằng cách nhập các thông số như hình dưới. Nhấp chọn Add và dao sẽ xuất hiện như hình vẽ.





Chọn Close để đóng hộp thoại Tool ID
Thay đổi đơn vị cho dụng cụ cắt. Đổi đơn vị từ Inch sang Millimeter.





Thêm đài dao bằng cách tự vẽ biên dạng.
Nhấp đôi chuột vào dụng cụ cắt đã tạo để làm xuất hiện lại hộp thoại Tool ID
Từ hộp thoại Tool ID, chọn Component TypeHolder từ list.
Vẽ Holder có hình dạng tròn xoay với biên dạng như hình dưới. Kích thước các cạnh tương ứng với toạ độ các điểm như hình minh hoạ.





[FONT=&quot]Nhấp chọn Add để chấp nhận. Bạn nhìn thấy Holder xuất hiện cùng với dao cắt đã tạo ra lúc nãy, tuy nhiên,vị trí tương đối giữa chúng chưa đúng. Chọn thẻ Assembly để tiến hành lắp ráp[/FONT]





Vị trí tương đối giữa hai phần này được xác định bởi 2 gốc toạ độ và giá trị được nhập trong ô Position.
Chọn thẻ Modify để lắp chúng vào nhau như hình.
Chọn File =>Close => No để huỷ dao đã tạo trên.


*Cách 2: Chỉnh sửa dụng cũ từ file có sẵn.
Nhấp phải chuột vào Tooling trong Project tree để mở Open.
Tìm mở file milling_tools.tls (để tạo dao phay).
Nhấp phải chuột vào Tooling một lần nữa, chọn Tool Manage, hộp thoại Tool Manage xuất hiện. File mới mở có dạng như sau:



[FONT=&quot]Menu Add => Milling Tool Wizard. Các thành phần của dụng cụ cắt sẽ xuất hiện[/FONT]



Trong Cutter có các lựa chọn
-New Revolved Cutter để tạo một dao cắt mới như phần tự tạo dao trong bước 1.
-New Insert để tạo thêm các mảnh hợp kim cho dụng cụ cắt.
-Search Revolved CutterSearch Insert để tìm các dao cắt và các miếng ghép sẵn có.
[FONT=&quot]Trong bài tập này, chọn New Revolved Cutter, tạo dao với các thông số để thực hành như hình dưới đây[/FONT]


Chọn Add cho dao xuất hiện trên màn hình đồ hoạ, chọn tiếp Close để đóng hộp thoại Tool ID.
Tiếp theo là chọn Holder, chọn vào Search Holder



Tiếp tục chọn Search để tìm các Holder có sẵn, chương trình sẽ tìm ra 3 Holder có sẵn trong file milling_tools.tls đã mở từ lúc đầu. Nhấp chọn vào từng Holder có sẵn để xem hình dạng của từng cái.
Chọn Holder 1 => Add



Bạn thấy hai bộ phận này chưa được lắp với nhau đúng vị trí của chúng.
Trong Milling Tool Wizard, chọn chiều dài L1 = 100. L2 = 50 => bấn Enter, vị trí của chúng thay đổi như sau



Set Gage Point bằng cách nhập số vào ô Gage point theo thứ tự X = 0,Y = 0,Z = 125 và các giá trị này cách nhau bằng một khoảng trống (Space Bar) => Close.
Bạn cũng có thể thay đổi các giá trị này ngay trong Tool Manage



Chọn File =>Close => No để huỷ dao đã tạo trên.

Trong bài tập này bạn chọn dao có sẵn trong thư viện bằng cách nhấp phải chuột vào Tooling trong Project Tree => Open => setup1.tls trong Shortcut Training
 
Last edited:
anh có thể viết tiếp được ko.càng làm càng thấy hay
 
S

slab

Mấy bài viết của bạn Hoangcokhi công phu thiệt. Hồi giờ mình không xài thằng này, thấy bạn pót bài nhìn đã quá, khi nào rãnh phải nghiên cứu mới được, tặng bạn 100 điểm!
 
Author
@ slab: thanks bạn nhé. Hy vọng bạn sớm cảm thấy thú vị với phần mềm này.
@thaibinhvang: xin lỗi bạn. Mấy hôm nay đang chuẩn bị thi học kỳ với chuẩn bị tài liệu cho cái Luận văn tốt nghiệp sắp làm nữa nên mình không có thời gian. Tài liệu bằng tiếng Anh mình có up lên rồi đó. Bạn đown về rồi tự tìm hiểu thêm nhé. Nếu tranh thủ được thời gian mình sẽ viết tiếp.
 
N

ngtphu

Vericut

bạn ơi mình không down được trên rapidshare bạn up phần mềm lên trang mediafire.com đi
bạn đang kí một tài khoản trên trang rồi chia nhỏ file khoảng 100M một cũng được,trang này hỗ trợhay lắm,sau đó bạn copy linh cho anh em.
cảm ơn bạn nhá
thanhphuhk3@gmail.com
 
Author
bạn ơi mình không down được trên rapidshare bạn up phần mềm lên trang mediafire.com đi
bạn đang kí một tài khoản trên trang rồi chia nhỏ file khoảng 100M một cũng được,trang này hỗ trợhay lắm,sau đó bạn copy linh cho anh em.
cảm ơn bạn nhá
thanhphuhk3@gmail.com
Bạn vào trang này có link down mình mới up lại trên mediafire + hướng dẫn cách cài.
http://meslab.org/mes/showthread.php?t=4056&highlight=vericut&page=3
 
S

sutekidane8x

Phần mềm Vericut này cty e hiện cũng đang dùng, e cũng có tài liệu hướng dẫn và một số file demo. Bác nào q.tâm thì tháng 6 e sẽ post lên cho mọi người tham khảo. hiện tại e nhiều project quá, nên chưa có thời gian. Vericut là phần mềm rất hay để kiểm tra cũng như để đào tạo lập trình CNC ko cần phải có máy CNC. Mô phỏng rất chính xác.
 
S

sutekidane8x

Mà em thấy các bài viết cua a Hoàng Cơ Khí tuy rất công phu và tỉ mỉ, nhưng lại không đem lại cho những người chưa biết cái nhìn tổng quát và dễ hiểu về sử dụng vericut. Theo em, anh Hoàng nên đưa ra theo các đề mục được CGTech gợi ý trong phần Help như: 1. Sử dụng các chức năng của Vericut
2. Tạo các project mới
* Tạo fixture.
* Tạo Tool
....... Em nghĩ như vậy, mọi người sẽ dễ hiểu hơn, và sẽ càng hứng thú với phần mềm Vericut này.
 
Top