[Đồ gá] Nào chúng ta cùng học ĐỒ GÁ nhé

L

Liễu Ngân Đình

Phay thật rắc rối, Cắt dây quá đơn giản.
Công nghệ Cũ người Mới ta, đơn giản, chính xác tại sao không dùng.
Tự làm khó mình, khó Trò làm gì?
Nếu nhất nhất phải làm trên máy Vạn năng thì đưa lên Tiện rồi Phay vậy.
 
N

NDA

Thế mới củ chuối bác ạ.Bác vừa nói sử dụng máy cắt dây nhưng em chưa tìm hiểu gì về phương pháp này bác có thể chỉ rõ hơn được không ạ.Và nếu sử dụng máy cắt dây thì gá đặt như thế nào?
 
L

Liễu Ngân Đình

Bạn phải đưa các thông tin về sản phẩm chứ.
Tớ không biết bắt Cua trong lỗ.:24:
 
N

NDA

thông tin sản phẩm em post ở bài trên bác ạ , em chỉ bổ sung thêm là: chiều dày phay lượng dư là 5mm, đường kính bạc 50mm, chiều dài khoảng 200mm có thể hơn một ít cũng được vì mình có thể cắt nó đi trong quá trình gia công mặt đầu sau này
 
N

ngvtoanctk3

lỗ vuông

em thấy các bài trên dùng từ lỗ vuôngvà trục vuông không hợp lí cho lắm. Những trường hợp đó theo em thì nên gọi là các hốc vuông và các đảo vuông. Nếu nằm trên bề mặt trụ chỉ nên gọi là bề mặt vuông hay bề mặt định hình
 
T

truongctm7

các bác ai có thông số các loại đồ gá cơ bản trong sách đồ gá(NXB khoa học và kĩ thuật) thi post cho em với
ví dụ thông số của cơ cấu kẹp chặt bằng lò xo đĩa, kẹp chặt bằng ống kẹp đàn hồi,... phù hợp với kích thước của hộp 1600x1200 lam bằng gang xám, khối lượng 850 kg
 
Author
các bác ai có thông số các loại đồ gá cơ bản trong sách đồ gá(NXB khoa học và kĩ thuật) thi post cho em với
ví dụ thông số của cơ cấu kẹp chặt bằng lò xo đĩa, kẹp chặt bằng ống kẹp đàn hồi,... phù hợp với kích thước của hộp 1600x1200 lam bằng gang xám, khối lượng 850 kg
Bạn ơi ai dám đủ thời gian để làm tut này nhỉ... Bạn tìm đc nhớ post lại lên đây nhé,thanks bạn trc rồi đó:77:
 

TYA

Well-Known Member
Đọc kĩ xem ứng dụng của cơ cấu kẹp đàn hồi ( lò xo đĩa nói riêng) là gì đi , dùng trong hoàn cảnh nào....

Cái chi tiết 1 "sải tay" x 1.5 "sải tay" như thế mà lại chưa rõ hình dạng, nặng gần tấn thế cái ""đàn hồi" nào chịu nổi ???

Ai show lên được thông số đồ gá vụ này phải lên bậc cụ của kĩ sư
 
Last edited by a moderator:
N

nobi_m8

Em đang làm một cái đồ gá cho máy khoan và không rõ một vấn đề , các Pro cho em hỏi một tị:
với gia công khoan khi rút đầu dao lên thì chi tiết có xu hướng bị xê dịch là do đâu và cụ thể tính lực ấy như thế nào ?
Em cám ơn các Pro đã quan tâm.
 
Em đang làm một cái đồ gá cho máy khoan và không rõ một vấn đề , các Pro cho em hỏi một tị:
với gia công khoan khi rút đầu dao lên thì chi tiết có xu hướng bị xê dịch là do đâu và cụ thể tính lực ấy như thế nào ?
Em cám ơn các Pro đã quan tâm.
Xin trả lời nobi_m8 thế này: khi khoan tạo ra mômen xoắn M=D.F (ngẫu lực F; đường kính mũi khoan D) mômen này có tác động làm chi tiết có xu thế quay quanh đường tâm lỗ khoan. Lực này thông thường được triệt tiêu bằng lực ma sát của lực kẹp theo phương thẳng đứng từ trên xuống.
Khi ko sử dụng lực kẹp: chi tiết chỉ bị xoay khi rút mũi khoan vì khi đó ko có lực nào triệt tiêu mômen xoắn vừa nêu, nhưng khi khoan do có lực ấn mũi khoan P tạo ra lực masat và ko làm chi tiết bị xoay.
Nếu còn thắc mắc gì liên quan thì chủ động liên lạc nhé. ndpctm8
 
N

nobi_m8

Xin trả lời nobi_m8 thế này: khi khoan tạo ra mômen xoắn M=D.F (ngẫu lực F; đường kính mũi khoan D) mômen này có tác động làm chi tiết có xu thế quay quanh đường tâm lỗ khoan. Lực này thông thường được triệt tiêu bằng lực ma sát của lực kẹp theo phương thẳng đứng từ trên xuống.
Khi ko sử dụng lực kẹp: chi tiết chỉ bị xoay khi rút mũi khoan vì khi đó ko có lực nào triệt tiêu mômen xoắn vừa nêu, nhưng khi khoan do có lực ấn mũi khoan P tạo ra lực masat và ko làm chi tiết bị xoay.
Nếu còn thắc mắc gì liên quan thì chủ động liên lạc nhé. ndpctm8
cám ơn bạn tieulongndp đã quan tâm và giải đáp thắc mắc cho mình.Nhưng mình vẫn chưa thấy thỏa đáng.Theo mình nếu mũi dao đi lên chỉ còn mômen ma sát giữa dao và vật liệu thôi chứ, cái này nó nhỏ hơn so với mômen cắt khi mũi khoan gia công lỗ.Có phải không hềy anh em?Nhưng nếu đúng vậy thì tính độ lớn như thế nào nhỉ? các bạn làm ơn chỉ giáo rõ cho mình với.Cám ơn các huynh đệ nha.
 
N

NDA

Cho mình hỏi trong bản vẽ thiết kế đồ gá thì các kích thước của bộ phận gá đặt tính toán như thế nào hay lấy ở đâu vậy ?.Các giáo trình hiện tại chỉ nói tới cách tính các lực kẹp, cắt và một số kích thước quan trọng, còn những kích thước khác thì hoàn toàn không nói tới.
 

TYA

Well-Known Member
Cho mình hỏi trong bản vẽ thiết kế đồ gá thì các kích thước của bộ phận gá đặt tính toán như thế nào hay lấy ở đâu vậy ?.Các giáo trình hiện tại chỉ nói tới cách tính các lực kẹp, cắt và một số kích thước quan trọng, còn những kích thước khác thì hoàn toàn không nói tới.

Là hỏi kích thước hay dung sai ?

Kích thước thì đương nhiên phải đủ lớn để chịu các lực nói trên mà biến dạng nhỏ (gia công cắt gọt nói chung y/c <0.02). Tức là từ tính toan sức bền, tối ưu ...vv

Dung sai thì do tính toán từ các bài toán sai số : chuẩn, gá, mòn, chế tạo đồ gá.... và sai số chi tiét y/c

>>còn những cái k quan trọng cần gì d sai ?
 
N

NDA

Em hỏi phần kích thước của đồ gá nếu có dung sai thì càng tốt,em nghĩ phải có một tiêu chuẩn hóa nhất định đối với kích thước đồ gá chứ không đối với mỗi một chi tiết lại cần tính toán ra các kích thước của bộ phận gá đặt thì quá mệt.Nếu anh có tài liệu phần này share cho em thì tốt quá.
 

TYA

Well-Known Member
Em hỏi phần kích thước của đồ gá nếu có dung sai thì càng tốt,em nghĩ phải có một tiêu chuẩn hóa nhất định đối với kích thước đồ gá chứ không đối với mỗi một chi tiết lại cần tính toán ra các kích thước của bộ phận gá đặt thì quá mệt.Nếu anh có tài liệu phần này share cho em thì tốt quá.
Anh hiểu ý rồi. Vấn đề tiêu chuẩn hóa ở VN còn kém, còn Nhật (vd) thì họ tiêu chuẩn hóa cụ thể từ các miếng băng dính, chốt, bi , khay nhựa, lò xo, rãnh trượt... nên khi thiết kế đồ gá có thể chọn lựa các chi tiết có sẵn.

Còn việc "tiêu chuẩn" nhất định cho kích thước đồ gá thì không thể được, các chi tiết cùng 1 họ cũng khó mà chung kích thước bộ phận gá !

Để dùng chung cho vài chi tiết thuộc 1 họ, thì có thể dùng nguyên tắc "tách nhỏ" khi tk đồ gá , làm các chi tiết tiếp hợp cho bộ phận cần kẹp cần thay. Hình dung : 1 khối V gá 1 chi tiết trụ, nếu dùng qua hai tấm tì thì khi chi tiết có đk thay đổi ta có thể thay tấm dày/ mỏng hơn .ok?
 
N

NDA

Cám ơn anh, em đang thiết kế đồ gá vì không biết lấy kích thước các bộ phận gá đặt thế nào, lần trước em đọc trên diễn đàn thấy có bác nào đó (em không nhớ rõ lắm ) vẽ hẳn 3D đồ gá chi tiết nên hỏi vậy ? Chỉ có một số kích thước là có thể tính được dựa vào công thức, còn một số kích thước khác chắc mình tự chọn cho hợp lí (cả về kết cấu lẫn thẩm mĩ) được không anh?
 
Vấn đề gia công các tấm nhựa dày 0,01
Bước 5 gia công viền ngoài
...
"Bây giờ ta đã có khoảng trống cho dao xuống cắt biên dạng tròn ngoài của sãn phẩm."
Mình có thắc mắc chút:
ở tấm 4, khi ở giữa không có phần trụ nhô lên (%%C<0,01) thì không thể cắt hết được đến miếng nhựa cuối cùng
Nếu tấm 4 không có phần trụ nhô lên như thế, phải vứt bỏ những tấm nhựa ở gần sát tấm 4 ah?
Điều chỉnh cữ ăn dao xuống phải thật chính xác để tránh hiện tượng dao va chạm với đồ gá khi ăn xuống.
Mong bác SV giải đáp giúp!
 
Last edited:
Author
@nguyenanhbk87:em có thể tìm thấy trong sổ tay attlas đồ gá or "ĐỒ GÁ TRONG GIA CÔNG CƠ PHAY-BÀO-MÀI-TIỆN"-(hình như) của Ts.Trần Văn Địch có thống nhất một số tiêu chuẩn về các cơ cấu kẹp, mũi tâm, khối V.... có cả mà.
 
cám ơn bạn tieulongndp đã quan tâm và giải đáp thắc mắc cho mình.Nhưng mình vẫn chưa thấy thỏa đáng.Theo mình nếu mũi dao đi lên chỉ còn mômen ma sát giữa dao và vật liệu thôi chứ, cái này nó nhỏ hơn so với mômen cắt khi mũi khoan gia công lỗ.Có phải không hềy anh em?Nhưng nếu đúng vậy thì tính độ lớn như thế nào nhỉ? các bạn làm ơn chỉ giáo rõ cho mình với.Cám ơn các huynh đệ nha.
Độ lớn mômen vẫn không đổi nobi_m8 ah
Vì momen do động cơ sinh ra mà
Khi khoan hay rút mũi khoan thì momen máy cung cấp không đổi, chỉ có vận tốc vòng mũi khoan chậm hơn khi khoan xuống (tạo ra lực cắt) do có nhiều lực cản hơn khi rút lên (ma sát mũi khoan và vật liệu)
momen không đổi, vì thế bạn áp dụng công thức như mình đã nêu post trước.
Đã rõ ràng hơn chưa bạn?
 
Cám ơn anh, em đang thiết kế đồ gá vì không biết lấy kích thước các bộ phận gá đặt thế nào, lần trước em đọc trên diễn đàn thấy có bác nào đó (em không nhớ rõ lắm ) vẽ hẳn 3D đồ gá chi tiết nên hỏi vậy ? Chỉ có một số kích thước là có thể tính được dựa vào công thức, còn một số kích thước khác chắc mình tự chọn cho hợp lí (cả về kết cấu lẫn thẩm mĩ) được không anh?
Đồ gá cũng giống như một chi tiết gia công thôi bạn.
Quan trọng và lưu tâm những bề mặt và kích thước làm việc của nó cần có độ chính xác cao (hơn 1 cấp so với chi tiết cần sử dụng đồ gá để gia công)
Do vậy bạn phải tính toán các kích thước quan trọng đó một cách cẩn thận, các kích thước khác lấy theo tỷ lệ hợp lý là được.
Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.
 
Top