[Đồ gá] Nào chúng ta cùng học ĐỒ GÁ nhé

TYA

Well-Known Member
Thấy mấy vấn đề về gia công lỗ vuông , trục vuông mà giật mình .

Nếu là phay lỗ vuông thì chả nói làm gì, đằng này lại là khoan vuông trong khi theo dõi quỹ đạo dao thì thấy rằng nó đúng là phay theo như tôi nghĩ và , có lẽ hầu hết chúng ta nghĩ rằng đó là phay >> đó là lý do mà chúng ta sững sờ khi có người đặt câu hỏi về khoan vuông

Ngay cả Broach cũng có rotary broach nữa, mà khi xem tôi thấy chả khác khoét tí nào, tuy nhiên thế giới vẫn gọi nó là chuốt.

Ở đây có vấn đề là sách của chúng ta quá cũ kĩ và được dịch ra từ sách Liên Xô là chủ yếu, từ những năm Nga Sa hoàng vẫn còn là con ...nòng nọc. Những định nghĩa 1 là thiếu 2 là còn không có định nghĩa. Thế giới luôn có phát minh và do đó các khái niệm cũng mở rộng hơn
 
B

Bui Quy Tuan

Định Up video về tiện vuông lên cho các bác xem nhưng nặng quá. Đúng là tiện thật vì phôi quay mà, trong quá trình cắt, dao có thêm các hành trình ra vào hướng kính để cắt được ra mặt phẳng. Có thể lấy tiện hớt lưng ra để liên hệ cũng được....
 
Last edited by a moderator:
B

Bui Quy Tuan

Nova thức khuya quá nhỉ? Để mai tớ kiếm phần mềm cắt bớt đi cho nhẹ chứ hơn 300 Mb thì Up lâu lắm. Tớ đang tìm tài liệu về vật liệu nhựa Nova có không cho tớ với?
 
chào các bạn
thực ra để nhận định nên thiết kế đồ gá theo những chuẩn mực nào thì thật là đa dạng
theo tôi dực trên các nguyên tắc cơ bản về định vị kẹp chặt chi tiết làm nền tảng đầu tiên
sau đó ta sẽ dựa vào yêu cầu gia công sản xuất, dựa vào điều kiện máy móc, loại hình sản xuất để đưa ra quyết định cuối cùng về các phương án thiết kế
trong các công ty lớn sản xuất hàng loạt thì yêu cầu đầu tiên phải là tình chính xác và năng suất hoạt động của đồ gá, tiếp đến là giá thành chế tạo của nó, sau đó mới xét đến các yêu cầu khác
nếu có thời gian hôm sau em sẽ tông hợp và upload lên cho các bác xem một số cơ cấu đồ gá của cty em
kết cấu rất đơn giản nhưng luôn đảm bảo về độ chính xác và năng suất rất cao
 
mình đồng ý với ý kiên của hongtruong, nhiệm vụ chính của đồ gá là đảm bảo kỹ thuật và năng suất. Mình thấy khi thiết kế đồ gá dân mình vẫn chú trọng về thẩm mỹ mà xem nhẹ tính kinh tế.
 
@hongtruong: Quan điểm của Trường cũng như quan điểm của tôi về thiết kế đồ gá. Nhưng ngoài yêu cầu kỹ thuật về độ chính xác cũng như bài toán năng xuất của đồ gá thì mình nên chú trọng vào sự thuận lợi về thao tác của người công nhân trong quá trình sản xuất cũng như là về vấn đề an toàn của người sử dụng đồ gá. như vậy bản thiết kế sẽ hoàn hảo hơn phải không bạn.
 
Author
Công ty xyz tôi đã từng làm chú trọng hiệu quả là chính,rẻ và hữu ích tận dụng gần như tối đa nguyên vật liệu có sẵn tại xưởng.Cơ nhưng mà đó là cơ sở sản xuất,còn nếu công ty quí anh làm để thương mại sản phẩm ĐỒ GÁ thì ngoài chất lượng vấn đề thẩm mĩ được bàn tới là điều tất yếu,nhưng dám hỏi đẹp thì giá có "đẹp"hơn không ạ???
giá thành tăng thì hiệu quả kinh tế là không còn nữa rồi.................!
 
Chào các bạn.
Thiết kế đồ gá đúng là rất quan trọng trong sãn xuất và có tính cách quyết định trong cạnh tranh nữa.Có nhiều sãn phẩm rất phức tạp,nếu không thể tìm được cách gá đặt thì cũng không dám nhận hợp đồng.Hoặc nếu đồ gá của mình không linh hoạt bằng của người khác dẫn đến phí tổn quá cao hay thời gian gá đặt quá dài thì cũng nâng giá thành của sãn phẩm cao hơn của người khác và không thể nhận được hợp đồng.
Các bạn đã bàn nhiều về lý thuyết rồi.Vậy chúng ta hãy thật sự " vọc " đồ gá nhé.
Đây là một sãn phẩm rất đơn giản,chỉ là một miếng đệm bằng nhựa mõng 0,1 mm (0.004 inch). Khách hàng cần 1000 cái ,phải giao trong vòng hai ngày.Chúng tôi đã làm xong với chỉ một máy CNC.
Các bạn thử góp ý cách gia công sãn phẩm này nhé,rất có thể hay hơn cách chúng tôi đã làm.Tôi sẽ post cách làm của chúng tôi sau.
Vật liệu được cung cấp là nguyên tấm 24 X 48 X 0.004 inch . Giá vật liệu rẽ nên không cần phải tiết kiệm khi gia công.Dung sai là +,- 0,04 mm ( 0.0016 inch ),yêu cầu không được có ba via (burr).
Đồ gá này dùng cho máy phay CNC 3 trục.Không tính phương pháp đột dập.



sv
 
Last edited:
Chào các bạn.
Thiết kế đồ gá đúng là rất quan trọng trong sãn xuất và có tính cách quyết định trong cạnh tranh nữa.Có nhiều sãn phẩm rất phức tạp,nếu không thể tìm được cách gá đặt thì cũng không dám nhận hợp đồng.Hoặc nếu đồ gá của mình không linh hoạt bằng của người khác dẫn đến phí tổn quá cao hay thời gian gá đặt quá dài thì cũng nâng giá thành của sãn phẩm cao hơn của người khác và không thể nhận được hợp đồng.
Các bạn đã bàn nhiều về lý thuyết rồi.Vậy chúng ta hãy thật sự " vọc " đồ gá nhé.
Đây là một sãn phẩm rất đơn giản,chỉ là một miếng đệm bằng nhựa mõng 0,1 mm (0.004 inch). Khách hàng cần 1000 cái ,phải giao trong vòng hai ngày.Chúng tôi đã làm xong với chỉ một máy CNC.
Các bạn thử góp ý cách gia công sãn phẩm này nhé,rất có thể hay hơn cách chúng tôi đã làm.Tôi sẽ post cách làm của chúng tôi sau.
Vật liệu được cung cấp là nguyên tấm 24 X 48 X 0.004 inch . Giá vật liệu rẽ nên không cần phải tiết kiệm khi gia công.Dung sai là +,- 0,04 mm ( 0.0016 inch ),yêu cầu không được có ba via (burr).
Đồ gá này dùng cho máy phay CNC 3 trục.Không tính phương pháp đột dập.



sv
Cháu gá kiểu này được không chú



Tấm kim loại được ép chặt xuống bàn máy để ép các tấm phôi
sau dó dùng khoan lấy lõi (hole saw) để gia công


Tất nhiên số lượng các tấm phôi được ghép phụ thuộc vào chiều cao của dao
 
C

cdt03lcd

theo cháu nghĩ mấy tấm nhựa mà mỏng 0.1mm thì xếp nó lại rồi kẹp chặt bằng vấu kẹp thông thường thôi mà. Cần thì chơi thêm keo dán sắt 502. Sau đó thì lấy dao như hình bạn hoàng trên ( nếu người thiết kế đã chọn kích thươc theo tiêu chuẩn rồi (^.^) )
 
Xin đính chính một tí.
Thực tế miếng nhựa mõng này còn có một vài chi tiết khác như các rãnh cong, và 5 lổ nằm trên bolt circle ( do đó phải dùng máy phay).Tôi vì muốn đơn giản nên đã bỏ bớt và thế bằng một lổ ở chính giửa,vô tình lại trùng với kích thước của dao khoét ,nên đã tốn công Hoangcokhi design một cách rất công phu.Xin lổi nhé.
Tuy nhiên ,dao khoét này được sãn xuất với dung sai không thỏa được yêu cầu ( sau khi cắt xong miếng nhựa mõng nên oằn èo rất khó đo cho cho chính xác),thêm vào đó là yêu cầu không có burr.Các miếng mõng ở phía trên sẽ có thể tiếp tục bị xoay khi dao khoét đi sâu xuống để cắt cho hết chiều sâu,cũng khó đoán được điều gì sẽ xẩy ra cho mấy miếng này.Hơn nữa cái dao này là để khoan lổ chứ không dùng để lấy phần trong ruột của lưởi cắt để làm thành phẩm,phần trong này được xem như phoi.
Cuối cùng thì miếng kim loại lớn như vậy chắc phải bộn tiền,set-up để cắt miếng này cũng mất khá nhiều thì giờ.Phương án của Hoangcokhi có lẽ không phù hợp,ngay cả khi miếng này chỉ có một lổ ở giửa như hình trên.
@ cdt03lcd
Như giải thích trên ,dao khoét không dùng được em ạ.
Với mấy sãn phẩm đòi hỏi độ chính xác cao thì mình nên dùng dao phay để yên lòng hơn,hàng xuất đi rồi sẽ " một đi không trở lại"
Thử tìm cách thiết kế một cái đồ gá hi tech một tí cho vui nhé,vừa rẽ,vừa khỏe,vừa đẹp.
Sửa lại cái hình tí ,từ nay mình sẽ thiết kế đồ gá cho hình này.



sv
 
Last edited:
C

cdt03lcd

Xin đính chính một tí.
Thực tế miếng nhựa mõng này còn có một vài chi tiết khác như các rãnh cong, và 5 lổ nằm trên bolt circle

sv
đây chắc hẳn là lý do chỉ thực hiện trên máy phay thôi
vậy thì thật sự quá khó
kẹp và gia công tấm mỏng 0,1mm, sau đó gia công cái rãnh cong. Cháu chịu thua ko tưởng tượng được gia công như thế nào. Có quá nhiều vấn đề cho việc kẹp chặt, set dao, gia công tấm mỏng như vậy mà lại ko có burr
hihi ơ nhưng mà nếu theo phương án chế đồ gá để có thể phay tấm dày(các tấm xếp chồng lên nhau) cháu còn nghĩ chưa ra. Đang định đề xuất phương án dùng máy cắt tia nước (^.^) đảm báo tuyệt vời
Ah hay tấm mỏng như vậy thì dán lên tấm gì đó rồi phay luôn, bay cả đồ gá lẫn phoi nhỉ
 
Last edited by a moderator:
V

vtech

bác SV có thể post đầy đủ cái chi tiết đó cho mọi người cùng xem được không?
Cái rãnh cong như bác bảo thì thật sự khó hiểu đấy.
 
@ vtech
Mấy cái rãnh cong này chỉ là những rãnh cung tròn đồng tâm xuyên thủng,hay bất kỳ lổ vuông,tam giác cũng được. Mục đích chính của ví dụ này là làm đồ gá phay.

Kể câu chuyện nhỏ về cái đồ gá này, xoay quanh vấn đề tư duy thiết kế.
Lúc ấy sếp gọi 2 anh thợ vào để bàn chuyện làm sãn phẩm này.Sếp cho rằng nếu đây là hợp đồng dài hạn thì tại sao khách hàng lại không dùng phương pháp đột dập,chắc có lẽ họ chỉ đặt hàng một lần thôi .Cho nên yêu cầu là không đầu tư quá nhiều công sức để làm đồ gá.
Thông thường thì có các cách sau:
-Dùng
tape (băng dán 2 mặt) dán tấm nhựa lên mặt phẳng rồi cắt .
Cách này phải cắt từng cái một,thời gian dán,gở rất lâu,băng dán chỉ dùng được một lần- Không thích hợp.
-Dùng vacuum fixture
Cách này cũng cắt từng cái một,làm cái fixture này cũng tốn kém-Không thích hợp.

Bấy giờ một anh thợ đề nghị dùng dao xén giấy cắt tấm nhựa thành những miếng vuông lớn hơn kích thước sãn phẩm một tí,chồng lại thành một xấp ,kẹp xuống một dĩa nhôm đã khỏa mặt,trên dĩa này làm sẵn các lổ ren ở vị trí tương ứng với các lổ của sãn phẩm. Bây giờ thì phay ,khoan bất cứ cái gì mình muốn ở trong lòng của vòng tròn.
Sau đó dùng một miếng nhôm tròn bằng kích thước với sãn phẩm có làm sẵn các lổ như của sãn phẩm,đặt lên trên xấp nhựa này,bắt ốc vào các lổ ren đã có sẵn để ép xuống ,bây giờ thì có thể cắt vòng ngoài thoải mãi.

Nghe có vẽ hợp lý.

Trong thực tế,khi kẹp ép nhiều tấm thành một (bất kể dày mỏng,bất kể vật liệu ) rồi phay thì burr sẽ chỉ đẩy ra ở mặt ngoài của hai miếng ngoài,còn chổ các miếng này tiếp xúc với nhau thì không có khoảng trống cho burr tràn ra nên sẽ chỉ sắc cạnh chứ không có burr.
Cho nên đúng là phải kẹp làm nhiều tấm rồi cắt,sau đó vất bỏ hai miếng ngoài cùng,hay nếu cùng lắm thì phải gọt burr hai miếng ngoài này mà thôi.Nhưng vật liệu rẽ thì vất đi cho khỏe
Tuy nhiên khi kẹp như vậy thì mấy miếng nhựa sẽ oằn èo vì quá mõng .Thứ nhất có thể có khoảng trống xen kẻ ở giửa (vì chỉ được kẹp ở 4 điểm ).Thứ hai vì nhựa vồng lên nên sau khi cái nắp tròn ép xuống thì có thể thay đổi độ phẳng ,dẫn đến các chi tiết ở trong lòng(được cắt trước khi ép) không chuẩn với vòng tròn ngoài được cắt sau khi ép xuống.Thứ ba trong khi cắt lực cắt xoáy của mũi phay sẽ ép phoi vào giửa các tấm nhựa,cho nên sau khi cắt lổ thứ nhất thì phoi đã chun vào giửa các lớp rồi,càng về sau càng tệ hơn.Khi ép cái nắp xuống để cắt vòng ngoài thì các phoi này sẽ in dấu làm hỏng thành phẩm.

Lúc này anh thợ người Việt Nam còn lại vẫn trầm ngâm chưa phát biểu.
Anh ta đang thả hồn về những ngày xưa,ngày đó vì sinh kế anh ta từng làm qua khá nhiều nghề: thợ mộc,thợ nề,thợ may,thợ sửa xe đạp.Tóm lại là thợ " đụng ".
Con chip processor của anh này đang rà trong bộ nhớ rồi đột ngột dừng lại ở " thợ nề ".
Ngày ấy,khi đúc " ất lô " có hình ống ở chính giửa,người ta dùng một cái khuông.Khuông này là một cái hộp rổng đáy,chỉ có một cái gờ nhỏ ở phần đáy.Người thợ nề lật ngữa khuông lên,đặt vào đáy một cái nắp có hai khối trụ vuông ở giửa,sau đó anh ta cho xi măng đã trộn vào hộp,nén cứng.Nắp ở đáy không bung ra vì đã bị cái gờ giữ lại,nén xong anh ta lật úp khuông xuống,dùng tay ép xuống giữ nắp rồi kéo khung lên,như vậy cái nắp sẽ vuốt sạch xi măng ở thành trong của khung,tạo thành viên " ất lô " không bị rổ mẽ.Sau đó anh ta gở cái nắp là xong.

Anh thợ Việt Nam liền bật dậy và nói với sếp là anh ta đã có được ý tưởng từ cái khuông đúc" ất lô" và anh ta nhận làm sãn phẩm này.
Quả nhiên trong vòng hai ngày anh ta đã làm xong.Sếp rất thích cái fixture có hồn thợ nề này.
Thời gian qua đã lâu,tôi không còn giử bản vẽ của đồ gá này.hoangcokhi đã rất hứng thú với đồ gá nên có trao đổi với tôi.Sau khi đã hiểu rỏ ý tưởng thì hoangcokhi đã nhận phần vẽ lại thiết kế giúp tôi.
Các bạn có quan tâm đến đồ gá vui lòng đợi hoangcokhi một tí nhé
sv
 

TYA

Well-Known Member
Cách này có ổn chăng....





- Các tấm phôi được chia nhỏ thành hình vuông gần với thành phẩm

- Công đoạn g/c các lỗ, các phôi xếp lớp và kẹp xuống bởi tấm kẹp và mỏ kẹp. Tấm kẹp có hình tròn gần giống sản phẩm - nhưng khoét đi ở nơi cần g/c lỗ

- Công đoạn g/c lỗ xong thì không dùng mỏ kẹp nữa, dùng 6 lỗ đã g/c để kẹp chặt bằng buloong và gia công biên dạng ngoài (tròn)
 
TYA đã đoán đúng.Thank bạn một cái.
Luôn cần phải có lực ép ở cả hai công đoạn.Và được thao tác bằng cách tháo cái này lắp cái kia như vậy.
Tuy nhiên như đã nói ,chúng ta không cho phép phoi lọt vào giửa các miếng nhựa ,do đó các lổ clearance phải càng sát càng tốt.Miếng ép đó nên làm các lổ thì tốt hơn " open ".Như vậy biên dạng ngoài vẫn là vòng tròn và cũng tiện cho việc dùng long đền nhỏ khi bắt ốc.
Bây giờ thì ta lại bị vấn đề định vị khi đặt miếng ép ở công đoạn đầu vì không có gì làm chuẩn, phỏng chừng thì cũng hơi phiêu phỏng.
Phân tích một ít với TYA như vậy.
Như tôi đã đính chính ở phần trên là miếng này có những rãnh đồng tâm.Bây giờ mình thử làm nó xem.
Với miếng này thì cách trên bị vấn đề,ta vẫn có thể xoay quanh các mỏ kẹp nhiều lần để tạo khoảng trống cho gia công.Nhưng mất thì giờ quá.
Các bạn nghĩ thử xem có cách gì vừa nhanh lại hoàn toàn khong có vấn đề gì về định vị miếng ép,và nhất là chỉ một lần gá miếng ép thôi,cho mỗi công đoạn ( không xoay quanh mỏ kẹp )

 
Last edited:
L

Liễu Ngân Đình

- Các tấm phôi được chia nhỏ thành hình vuông gần với thành phẩm

- Công đoạn g/c các lỗ, các phôi xếp lớp và kẹp xuống bởi tấm kẹp và mỏ kẹp. Tấm kẹp có hình tròn gần giống sản phẩm - nhưng khoét đi ở nơi cần g/c lỗ

- Công đoạn g/c lỗ xong thì không dùng mỏ kẹp nữa, dùng 6 lỗ đã g/c để kẹp chặt bằng buloong và gia công biên dạng ngoài (tròn)
Không sai nhưng chưa chuẩn. Chưa chuẩn ở phần Gia công ngay từ Nhát dao đầu tiên.
Chú SV &TYA thấy tớ nói thế có vấn đề gì ko?
 
Hì, lúc đầu định vẽ hình minh họa cho cái đồ gá của chú SV.Sau khi vẽ xong, chú SV xem xong nhận xét là không giống cái của chú :35:. Phương án đưa ra là chú làm cái của chú, cháu làm cái của cháu :4:. Anh em xem và nhận xét thử nhé.
Các chi tiết của đồ gá như sau



Đây là đế nhôm bắt chặt vào bàn máy. Trên đế này gia công sẵn các lỗ ren để bắt vít. Kích thước gờ hình vuông ở giữa bằng với kích thước trong của hộp chữ nhật bên dưới



Khung hộp chữ nhật: có gờ để giữ miếng ghép hình tròn. Trên trong gờ này có 1 chỗ nhô lên để định vị với miếng ghép tròn (vị trí màu đỏ trong hình)



Miếng ghép hình tròn: kích thước gần bằng với đường kính chi tiết cần gia công. Trên này cũng có rãnh nhỏ màu đỏ để định vị với vị trí màu đỏ trên khung chữ nhật.



Ban đầu lắp miếng ghép tròn vào khung chữ nhật. Do trên khung có gờ nên miềng ghép tròn không bị bung ra. Hai chi tiết này định vị với nhau nhờ chỗ màu đỏ.
Cho xấp nhựa vào trong hộp này. Dùng tay giữ và lắp nó lên đế nhôm đã lắp chặt trên bàn máy như hình sau



Vấn đề định vị cũng được giải quyết nhờ phần nhô lên trên miếng đế và các bề mặt bên trong khung chữ nhật. Ta cũng có thể thay đổi lực ép nhờ khung chữ nhật còn có thể di chuyển xuống bên dưới. Sau đó dùng cơ cấu kẹp chặt để ép khung chữ nhật này xuống tại 4 góc. Gia công phần bên trong của chi tiết.



Tiếp theo, khi gia công xong các lỗ bên trong. Dùng vít cho vào các lỗ đã gia công và bắt vào các lỗ ren đã có sẵn bên dưới đế. Các vít này sẽ kẹp miếng ghép hình tròn xuống.



Sau đó mở cơ cấu kẹp chặt tại 4 góc khung hộp chữ nhật ra và rút cái hộp bỏ đi. Lúc này miềng ghép tròn vẫn cố định nhờ các vít ép chặt xuống xấp nhựa. Đến đây ta có thể gia công vòng ngoài.

Vấn đề các lỗ ren được tạo sẵn trên đế có trùng với vị trí các lỗ được gia công trên chi tiết sẽ được quá trình định vị giữa đế - khung hộp chữ nhật; khung hộp chữ nhật - miềng ghép tròn. Đây là tác dụng của vị trí màu đỏ trên hình
 
@hoangcokhi
Câu này tối nghĩa quá :3:
"chú SV xem xong nhận xét là không giống cái của chú"

hoangcokhi cũng khá lắm,chỉ nghe ý tưởng mà design cái đồ gá khác với cái đồ gá của tôi,lại giống y cái khuông đúc viên ất lô ( có khi còn gọi là tấp lô ).
Tuy nhiên cũng có đôi chút bất tiện vì phải bỏ xấp nhựa vào hộp rồi lật úp xuống gắn vào cái đế, trong quá trình này khả năng mấy miếng nhựa rớt lung tung cũng có thể xẩy ra.Ngoài ra các góc của hình vuông nên vuốt tròn để dễ gia công.

Đây là cái đồ gá do tôi vẽ lại theo trí nhớ:



Mặt dưới cũng có những cái gờ



Gồm có 4 miếng lắp ráp được làm từ các miếng nhôm nhỏ tận dụng trong xưởng.
Các miếng này được định vị khi lắp với nhau bằng các chốt trụ được đóng vào ở miếng 4 và miếng 3.
Quy trình như sau :
1/



Miếng 2 được lắp vào miếng 3 bằng 6 con bu lông nhỏ ,định vị bằng hai chốt trụ.Lắp xong thì mặt đáy của hai miếng này tạo thành một mặt phẳng.
Trên miếng 2 các chi tiết lổ,rãnh đã được cắt lớn hơn kích thước thực sự khoảng 0.01 mm.
Do bởi các chi tiết lổ,rãnh không đối xứng nên hai chốt trụ này sẽ giúp cho các chi tiết này nằm đúng vị trí để dao xuống đúng chổ.( theo thứ tự : pin,lổ,rãnh,pin như trong hinh)

2/



Miếng đáy số 4 được kẹp vào ê tô. Tọa độ gốc X,Y được lấy ở tâm hình vuông, Z gốc sẽ lấy sau khi hoàn tất gá đặt.
Bỏ xấp nhựa đã được cắt sẵn vào hộp, rồi đặt miếng 2+3 lên.
Miếng này được định vị bằng hai chốt trụ trên miếng 4,lưu ý là hai chốt trụ này không nằm trên đường tâm của hộp để anh thợ vận hành không lắp lộn đầu.
Dùng 4 con bu lông để xiết miếng 2+3 vào hộp 4.
Cái gờ dưới đáy miếng 3 sẽ lọt vào trong hộp 4 và ép xấp nhựa xuống. Ở đây đã được tính toán để mặt đáy của miểng 2+3và đáy của hộp 4 khi được xiết xuống và ngừng lại (do mặt trên của thành hộp ) thì sẽ kẹp chặt được 50 miếng nhựa.

3/

Khoan,phay các chi tiết xuyên qua các khoảng trống tương ứng trên miếng 2.Xong, dời bàn cắt lại gần người thợ,ngừng máy.
Tháo 6 con bu long,lấy miếng 2 ra.Lúc này xấp nhựa vẫn còn bị kẹp chặt bởi miếng 3.

4/

Dùng con shoulder screw được bán sẵn với kích thước có độ chính xác cao.



5/



Ở đáy của hộp đã làm sẵn các lổ ren tương ứng,riêng ở tâm là một lổ bậc, đáy lổ bậc được làm ren xuyên thủng hôp.
Đặt miếng 1 lên xấp nhựa ,con shoulder screw cùng kích thước với lổ giửa ở miêng 1,lổ trên xấp nhựa và lổ bậc.Khi được gá vào lổ sẽ đồng thời đi ngang qua cả ba lổ và được xiết vào ren,chiều sâu của lổ bậc đã được tính sẵn sao cho khi con shoulder screw đụng đáy lổ bậc thì cũng vừa kẹp chặt.Đồng thời sẽ định vị miếng 1 và giử cho xấp nhựa khỏi chuyển tâm
Miếng 1 này có đường kính nhỏ hơn sãn phẩm 0.01 mm.
Vì cắt nhựa nên chỉ cần 1 con bu lông là đủ,nhưng nếu muốn có thể bắt thêm vài con như trong hình.
Bây giờ ta đã có khoảng trống cho dao xuống cắt biên dạng tròn ngoài của sãn phẩm.
Sau khi cắt xong thì tháo 4 con bu lông lấy miếng 3 ra, còn lại như hình dưới.

6/



Hai rãnh bên hông hộp 4 đã được tính sẵn để có thể đặt thước vào và đo kiểm tra khi sãn phẩm đang ở thể khối như vậy,từng miếng mõng thì không đo được.
Tháo miếng nắp 1 ,lấy xấp nhựa ra ,vậy là xong.
Quy trình lại tiếp tục từ bước 1.

Anh thợ design cái đồ gá này đã tốn hơn nữa ngày để làm xong đồ gá 4 miếng này vì anh ta chỉ vẽ phát họa bằng tay rồi vào lập trình luôn,không dùng cad để vẽ.
Còn anh thợ vận hành đã mất 20 phút thao tác và chạy máy để ra được mỗi lần 50 miếng.Trong vòng 8 tiếng anh ta hoàn tất 1000 cái không có vấn đề.

Hy vọng cái đồ gá này ngày nào đó sẽ giúp được ý tưởng cho các bạn

sv
 
Last edited:
Top