giúp em với

  • Thread starter tigerboy
  • Ngày mở chủ đề
T

tigerboy

Author
Mang danh là học đến năm thứ 4, ngành cơ khí chế tạo máy, sắp ra trường rồi ( còn 1 năm nữa ) , vậy mà không sửa được cái xe máy , mỗi lần hư hỏng , lại đem ra thợ sửa , thật là nhục nhã quá .
Vậy bác nào có tài liệu nói về nguyên lý hoạt động của một cái xe máy , mối liên hệ giữa các bộ phận trong xe máy ( động cơ 4 thì và 2 thì nha ) , post hình ảnh càng tốt , và cách khắc phục sự cố khi hỏng ( có thể lấy ví dụ bất kỳ ). ( đừng xúi em mở xe máy mình ra xem thử nha vì em không biết lắp lại như thế nào )
Em xin thành thật cám ơn các bác nhiều
 
V

Vo HuyThanh

Author
Trời ơi, vậy chứ 4 năm đại học em học cái gì .
Em không dám mở thử cái xe của em thì sao sửa xe người ta được. Cứ việc mở thử rồi sẽ biết vì đó là học mà . Mở cái máy xe cũng giống như bác sĩ mổ người trong phòng mổ vậy. Em chuẩn bị sẵn vài chục tờ giấy ghi sẵn số thứ tự 1,2,3,4.... . Khi mở ra thì em đếm bộ phận 1,2,3,4 .....và bỏ lên tờ giấy theo thứ tự , khi ráp lại thì em theo thứ tự ngược lại thôi. Hễ còn cái bộ phận nào trên giấy là ráp vô thiếu. Tháo ra ráp vô vài lần là hiểu cái máy thôi mà.Cò nếu sợ mẹ đánh vì phá hư xe thì hay hơn hết là em kiếm cái tiệm sửa xe Honda nào đó xin vô làm không lương chừng vài tuần. Đừng nghĩ mình kỹ sư tương lai gì hết , cứ tạm nghĩ mình là "kỹ hư " đi ( bỏ chữ S thay vô chữ H). Học cơ khí 4 năm mà 2 cái nguyên lý động cơ 4 thì và 2 thì không biết thì HƯ quá rồi. Cứ nhận mấy ông thợ cơ khí , thợ sửa xe làm sư phụ coi mấy ổng giỏi hơn các thầy dạy đại học đi cho nó đỡ mất mặt mũi, chấp nhận mặt mày tay chân lem luốt vì cái nghề cơ khí là phải dính dầu mà, chịu trận vài tháng thì hiểu được cái máy xe thôi. Hiểu được rồi thì nâng cấp lên độ xe, độ chừng nào chiếc xe của em tan nát hết, hoặc mỗi lần sửa máy xong mà bộ áo quần của em mặc còn đi cua gái được vì chỉ dính dầu ít hoặc còn sạch sẽ không dính dầu thì giỏi rồi. Chứ em học 4 năm mà 2 cái nguyên lý động cơ đơn giản đó em không biết thì bây giờ mấy tụi tui đưa tài liệu chắc gì em đọc. Học cái gì cũng vậy phải thực hành mới biết. Điều kiện trường lớp ở Việt nam thiết bị thiếu, tài liệu thiếu thì no way thôi. Em phải tự năng động lên.
Hồi xưa tui đi học thì tui có cái may mắn là học ở Nhật , thiết bị trong trường nó đầy đủ nhưng mà học với mấy ông giáo sư không thì cũng giống như học chay. Mấy thằng Nhật bạn tui mới rủ lên trường xin tiền đi ra mấy bãi nghĩa địa xe mua mấy cái xác xe đem về trường, xong rồi thay nhau rã máy, góp bộ phận của 4, 5 cái xe chết ráp thành một cái xe sống, dĩ nhiên không xin bảng số chạy được. Cứ tháo ráp , đụng cái bộ phận nào không hiểu , không biết nó là cái quái gì thì ôm đem lên hỏi giáo sư, gặp ông biết thì đỡ , gặp cái mấy ông thầy không biết luôn thì phải ôm ra tiệm sửa xe, hoặc mò tới mấy chỗ bán xe hỏi, hoặc vô thư viện lục tài liệu. Nhưng mà nhờ vậy học được nhiều những cái mà chính mấy ông giáo sư dạy về công nghệ xe hơi cũng không biết. Vì nhiều ông thầy học lấy tiến sĩ xong trường giữ lại dạy , mấy ông thầy đó chỉ biết có bao nhiêu trong sách mà mấy ổng học với nghiên cứu thôi, lỡ xui học trúng mấy ông thầy này thì mình thành "vẹt" hết. Tui nhớ hồi tui học năm thứ nhất đại học , môn thiết kế máy, gặp phải ông trợ giáo sư trẻ, bản vẽ nào nộp lên đều được cho điểm ưu hết , qua năm thứ 2 gặp phải ông giáo sư người Việt nam gốc là kỹ sư của HITACHI. Mấy cái bản vẽ hộp số xe hơi mà tụi tui nghĩ rằng vẽ không còn chỗ chê thì ông thầy này chỉ liếc qua một cái xong cho vô thùng rác luôn. Tụi tui ức lòng mới hỏi nguyên nhân thì ông ta trả lời " Mấy cái ổ bi tụi bây xài trong bản vẽ cái hộp số này là loại quy cách MIL, đặc biệt của quân đội, không có bán rộng rãi trên thị trường. Giả sử cái hộp số của tụi bây bán ra thị trường , người ta mua về chạy bị hư thì kiếm phụ tùng đâu ra mà thay, tôi cho các em rớt hết để học một bài học kinh nghiệm của môn thiết kế máy, đó là trườc khi thiết kế một sản phẩm phải đứng ở góc độ của người thợ gia công và người tiêu dùng để thiết kế ". . Bài học đó theo tôi suốt đời trong nghề thiết kế của mình . Gặp những ông thầy như vậy có thể mình không học được bao nhiêu lý thuyết nhưng mà học được rất nhiều kinh nghiệm thực tế. Chưa chắc ông giáo sư dạy về động cơ đốt trong trong trường Đại học giỏi bằng ông thợ sửa xe máy góc đường.
Đối với dân Cơ khí thì đừng coi cái bằng làm trọng. Bằng tốt nghiệp đại học chỉ là tờ giấy chứng nhận cho em ra đời thôi, trong cái xã hội háo danh như ở Việt nam mình thì có thể nó cần để khoe mẽ nhưng thực tế đối với các xí nghiệp lớn hoặc trong trường đời thì nó không có là cái gì hết. Học vấn , kiến thức thật sự là những gì còn sót lại sau khi đã quên hết mà . Hồi HONDA Việt nam mới tái lập trở lại , trong công ty nó nhờ tui và mấy người nữa về Việt nam phỏng vấn để tuyển nhân viên, nhiều em sinh viên tốt nghiệp Đại học bách khoa Hà nội vô phỏng vấn khoe bằng ưu thi lý thuyết giỏi lắm nhưng mà vô vòng thi phỏng vấn tụi tui cho rớt hết vì "hiền quá", nói đúng theo sách mẫu, nhưng những em cho dù thành tích học chỉ trung bình ,qua được vòng thi lý thuyết cũng muốn hết hơi nhờ vớt cũng có nhưng đổi lại có đầu óc và tư tưởng hơi Phá hoại một chút thì chúng tôi nhận hết. Bởi vì tụi tui quan niệm rằng chỉ những em có tư tưởng phá hoại hay nổi loạn mới có cái đầu để đưa ra những phát kiến thiết kế không giống ai, những phát kiến đó công ty mới cần, tui nhớ lúc phỏng vấn có thằng bạn Nhật nó hỏi cắc cớ là 1+0 bằng bao nhiêu, đứa nào trả lời là 1 thì nó gạch tên liền để xét lại, nhưng duy nhất cũng có một em trả lời ngang xương 1 với 0 ghép lại bằng 10, cái mặt trả lời lại ngang ngang thì nó lại khoang vòng tròn OK cho nhận vì đứa nhỏ đó nó trả lời lý do tại vì thiên hạ ai cũng nghĩ 1+0 =1 cả, cũng giống như cái xe phải chạy bằng xăng hoặc dầu là điều tất nhiên, nhưng với nó chiếc xe cũng có thể chạy bằng nước lạnh trong tương lai được nếu cho nó cơ hội nghiên cứu, thì cũng giống như 1+0 không phải là 1 theo suy nghĩ của người tầm thường, sách viết là vậy , chắc gì sách đúng đâu. Kiến thức trong sách viết có thể ngày hôm qua và bây giờ đúng chứ chắc gì ngày mai còn đúng. Em đó bây giờ đã là kỹ sư cao cấp của HONDA và có rất nhiều phát minh có lợi cho công ty .

Em phải ráng cố gắng lên.
 

ME

Active Member
@ tigerboy: Là dân cơ khí thì phải sắm cho mình một bộ đồ nghề (dụng cụ) nho nhỏ. Các loại tuốc-nơ-vít, cờ lê, mỏ lết,... để khi ở nhà có hư vặt gì thì tự mình sửa. ME nhớ hồi xưa khi đi xe đạp thì ME có sẵn một bộ đồ nghề sửa xe đạp và toàn bộ xe đạp trong nhà ME đều tự sửa cả (từ năm lớp 9). Thậm chí sau này còn trang bị đồ sơn xe luôn nhưng sơn không đẹp lắm... Nói như vậy có nghĩa là phụ thuộc tay nghề của mình.
Bây giờ xe máy thì ai cũng có. Cũng có thể tự sửa một số hư hỏng nhỏ nhưng cũng không nên lúc nào cũng tự sửa vì chúng ta không đủ đồ nghề thích hợp và tay ngang thì dễ biến trâu lành thành trâu què. Ở VN, học cơ khí chế tạo thì chỉ "liếc qua" phần động cơ một tí. Do vậy hầu như SV chỉ biết sơ qua lý thuyết mà thôi. Tuy nhiên em có thể lân la lại các tiệm sửa xe để học hỏi. Tài liệu hướng dẫn sửa xe máy thị bán đầy trên thị trường.
Theo tôi khi xe bị hư mình mang đến tiệm sửa xe không phải "nhục" gì cả. Sinh ra ông thợ là để sửa xe mà. Tay nghề họ cao thì họ sửa nhanh và đảm bảo. Chỉ "nhục" khi là dân cơ khí mà chẳng biết tí gì về cái xe máy mình đi cả.
Cái biết ở đây không nhất thiết là biết tất cả các cơ cấu, bộ phận trong chiếc xe đâu (mà nếu biết hết thì càng tốt). Với kiến thức đã học ở các môn cơ sở thì chúng ta cũng biết kha khá chức năng, nhiệm vụ các cơ cấu trong chiếc xe rồi. Nhưng quan trọng hơn là phải biết sử dụng chiếc xe đúng cách.
 
@tigerboy : mỗi lần đem xe ra sửa là mình lại học hỏi dc nhiều điều từ người thợ đó đấy bạn à:) ,như trình tự cách tháo lắp các bộ phận,các chi tiết cần tháo lắp,...
ko có jì fải ngại bạn à,ko biết thì hỏi,muốn giỏi fải học mà :) bạn đừng nghĩ sv là fải biết tất cả ,cái naỳ wả thật khó đấy ...
http://meslab.org/mes/index.php/topic,237.0.html --> tham khảo bài của LINE xem bạn :)
 
T

tigerboy

Author
huythanh viết:
Học cơ khí 4 năm mà 2 cái nguyên lý động cơ 4 thì và 2 thì không biết thì HƯ quá rồi.
trên lý thuyết thì em biết chiếc xe máy hoạt động như thế nào , xe tay ga hoạt động như thế nào, nhưng trên thực tế , để sửa chữa một chiếc xe máy sao em thấy khó quá vì mình không biết được hư chỗ nào .Ở trường ,trong chương trình đào tạo của BK Đà Nẵng không có môn động cơ đốt trong , đa số là dạy về Tiện, Phay , Bào ,Thủy lực ... và cách dạy ở trường nghiêng về lý thuyết quá nhiều, nhiều ông thầy khó tính, nếu mình làm theo cách hiểu thì ổng không cho điểm trọn vẹn câu đó đâu, đành ra , em phải giống như " mọt sách " vậy, cho dù không hiểu cũng phải học ( có thể gọi là học vẹt ).
Chắc hè này em sẽ tạm vứt đi danh hiệu " Tân Kỹ Sư " cùi , để làm một tay " phá hoại " như anh HuyThanh " chỉ đạo ".
Dù sao em cũng thành thật cám ơn sự hướng dẫn tận tình của các anh .
 
T

tigerboy

Author
Dạo này thi cử bận rộn quá, thi gì mà trong 1 tháng hết 7 môn, lâu kinh.
Em được nghỉ 1 tháng rưỡi, không biết nên làm gì đây. Theo các anh em nên tới tiệm sửa xe làm " tạp vụ ", hay tới tiệm hàn , rèn tiện. Cả 2 thứ em đều thích nhưng ngoặc nổi không có thời gian. Theo các anh, thì em nên học hỏi cái gì ạ.
LINE (^_^) viết:
Hì hì được rùi để mình giúp bạn nào. Nếu thừa thời gian tại sao không đọc nhỉ. Kĩ thuật sửa chữa xe máy http://www.box.net/shared/tu5udhfq1a. Đàn ông con trai thì cũng nên biết chút ít về "con trâu" của mình một chút. Mấy cái hỏng hóc linh tinh như hỏng bougie, đứt dây ga, tăng phanh, tăng xích, chỉnh xăng gió... nói chung là phải thạo. Có khó khăn gì cứ liên hệ, anh em ta cùng giải quyết, OK?
Cám ơn anh, cuốn sách thật tuyệt vời
 
Với thời gian 1 tháng rưỡi của bạn nếu vào làm tiệm sửa xe, hay vào xưởng tiện phay bào nào đó chỉ đủ thời gian làm quen, lau chùi, sắp xếp và thuộc lòng cách phân biệt cle, mỏ lết, kìm, búa, bulong răng chẳn, lẻ đủ size. Để khi sư phụ hay sư huynh kêu lấy cái nào đúng cái đó, chứ lấy sai thì ăn cái vừa lấy vào mỏ ác lủng sọ liền hay lo chạy đi lụm lại mấy cái lấy sai ( do bị quăng một cái rầm ) cũng đủ mệt.
Nói thế để bạn biết thôi, không biết chỗ bạn đang có ý định vào ra sao, biết đâu vào làm thợ "tránh" thì sao ( làm cái gì thì tránh chỗ khác cho người ta làm đó mà :D ).
Túm quần lại, với tháng rưỡi nầy bạn đi làm thợ vịn, culy là tốt nhất, chỉ lau chùi bàn máy, sắp xếp cle, phân biệt bulong, thỉnh thoảng ngó nghiêng mấy tuyệt chiêu bí quyết gá lắp, tiện, phay bào, đo kiểm của mấy sư huynh làm thực tế hay hơn mấy ông thầy giáo sư giấy trong trường.
Chúc bạn lau sạch, sắp đủ, nhìn và lấy đúng mọi thứ từ đồ linh tinh đến đồ nghề hầm hồ mà chỉ trường đời mới có hết !
 
huythanh viết:
Đối với dân Cơ khí thì đừng coi cái bằng làm trọng. Bằng tốt nghiệp đại học chỉ là tờ giấy chứng nhận cho em ra đời thôi, trong cái xã hội háo danh như ở Việt nam mình thì có thể nó cần để khoe mẽ nhưng thực tế đối với các xí nghiệp lớn hoặc trong trường đời thì nó không có là cái gì hết. Học vấn , kiến thức thật sự là những gì còn sót lại sau khi đã quên hết mà . Bởi vì tụi tui quan niệm rằng chỉ những em có tư tưởng phá hoại hay nổi loạn mới có cái đầu để đưa ra những phát kiến thiết kế không giống ai, những phát kiến đó công ty mới cần, tui nhớ lúc phỏng vấn có thằng bạn Nhật nó hỏi cắc cớ là 1+0 bằng bao nhiêu, đứa nào trả lời là 1 thì nó gạch tên liền để xét lại, nhưng duy nhất cũng có một em trả lời ngang xương 1 với 0 ghép lại bằng 10, cái mặt trả lời lại ngang ngang thì nó lại khoang vòng tròn OK cho nhận vì đứa nhỏ đó nó trả lời lý do tại vì thiên hạ ai cũng nghĩ 1+0 =1 cả, cũng giống như cái xe phải chạy bằng xăng hoặc dầu là điều tất nhiên, nhưng với nó chiếc xe cũng có thể chạy bằng nước lạnh trong tương lai được nếu cho nó cơ hội nghiên cứu, thì cũng giống như 1+0 không phải là 1 theo suy nghĩ của người tầm thường,


Chào bác Huythanh, em là newbie, đọc được câu này của bác em thấy quá đúng và thật tâm huyết, xã hội VN bây giờ rất nhiều tiến sỹ, mà không hiểu các bác ấy có phát minh sáng tạo ra được cái gì không, bằng tiến sỹ ở VN thì thật nhiều mà bằng phát minh thì lèo tèo vài chục cái, còn toàn của nước ngoài, thật buồn. Gần đây em có nghĩ ra một kiểu xe máy mới tiện nghi và cơ động, chế tạo đơn giản, phù hợp điều kiện khí hậu Việt nam, nếu bác quan tâm, em và bác cùng trao đổi cho vui.
 
Bác nói làm em tò mò quá, thôi thì bác nói sơ sơ cho anh em nghe với. Biết đâu lại có nhiều ý kiến hay giúp bác cải tiến ;)
 
Chả là mình thấy hiện nay nhiều người đi những cái xe máy rất đắt tiền (6-7000$) mà tiện nghi thì cũng không hơn mấy các xe rẻ tiền. Mùa hè trời nắng bỏng đầu mà vẫn phải chịu, có lúc bất chợt mưa cũng chịu. Đi ô tô thì rất tốt rồi nhưng có mấy nhược điểm: đắt tiền, tốn xăng, tốn diện tích giao thông, không cơ động (vào ngõ nhỏ chẳng hạn), rồi còn phải có chỗ gửi xe....Thế cho nên mình có thiết kế kiểu xe máy có mái che có thể đóng mở. Khi mưa, nắng thì ngồi lên xe, bấm nút điện, mái sẽ tự nâng lên, nổ máy, xe chạy. Khi thời tiết đẹp thì bấm nút, mái hạ xuống, xe có kích thước tương đương như xe thông thường, dễ dàng lượn lách, dắt xe cho vào nhà...Thiết kế cũng đơn giản và dễ chế tạo. Mình muốn phát triển loại xe này, Có bác nào giúp mình nghiên cứu đưa vào làm thực tế được thì tốt quá.
 
V

Vo HuyThanh

Author
Tôi nghĩ ý tưởng của em cũng không khó thực hiện. Em thử nghiên cứu về lãnh vực FRB , chế thử một bộ khuôn bằng gỗ, mua nhựa cpmposite và dây thủy tinh trải lên, đổ thữ làm một cái hình bao bọc xung quanh cái xe, khi cần đi trời mưa thì gắn lên, khi không cần thì tháo ra, giá thành thực hiện cũng không mắc. Ở Japan thì những người bán thức ăn Pizza cũng làm như vậy vừa có thể chở hàng, vừa che được nắng mưa giống như hình dưới.

[img width=378 height=479]http://www.2rin-shinjuku.com/used/no3.jpg[/img]
[img width=800 height=437]http://www.2rin-shinjuku.com/used/DSC00866.JPG[/img]
 
Chào bác Huythanh, em thấy mấy hình của bác cũng hay lắm, tuy nhiên kiểu mái che này gần như là cố định, phải tháo ra lắp vào bằng tay, và kiểu này phù hợp với xe 3 bánh vì nó tự đứng, không bị đổ. Kiểu em định làm có khác: nó dùng cho xe 2 bánh bình thường, khi đỗ xe, dắt xe có thể bấm nút thu nó lại, hình dáng gần như xe thông thường, trọng lượng nhẹ, chiều cao thấp nên dắt vô nhà dễ dàng. Em nghĩ các hãng xe máy chịu khó nghiên cứu cải tiến một chút thiết kế thêm phần mái che có thể đóng mở cho các loại xe 2 bánh hiện nay thì rất tiện nghi, mọi người ưa chuộng và phù hợp với những nước khí hậu nhiệt đới còn nghèo như VN, đường xá chật hẹp. Chỉ có điều phần mái che phải nghiên cứu một chút về cơ cấu cơ khí và tính độ bền. Có gì bác chỉ thêm giúp em.
 
em thấy cái hình xe của anh huythanh hay wá,láp ráp = tay và rất gọn, cơ động.Fần kính thì cố định rồi,chỉ lắp fần mui và thanh đỡ mui.Fần mui có lẽ lắp = bản lề xoanh quanh dc tấm kính,còn thanh đỡ mui đỡ fần sau tấm mui.
bạn le70 xem mí cái xe mui xếp chưa ? mình thấy nó xếp khá hay,nhưng hình như fải có 1 khoảng không gian đủ nhất định để xếp và fải xem xét các khâu thành phần trong tấm mui???mình chỉ nghĩ thế thôi,ko biết fải ko ?bác nào có ý jì ko ?
 
X800XL viết:
em thấy cái hình xe của anh huythanh hay wá,láp ráp = tay và rất gọn, cơ động.Fần kính thì cố định rồi,chỉ lắp fần mui và thanh đỡ mui.Fần mui có lẽ lắp = bản lề xoanh quanh dc tấm kính,còn thanh đỡ mui đỡ fần sau tấm mui.
bạn le70 xem mí cái xe mui xếp chưa ?
Nếu phần mui lắp bằng bản lề xoay quanh tấm kính thì khi gấp lại nó sẽ che mất phía trước không nhìn thấy đường, hơn nữa tấm kính cũng không đủ chịu lực, cho nên vẫn phải tháo ra bằng tay, đang đi đường tháo ra rồi để nó ở đâu cũng là vấn đề. Mình cũng có xem qua mấy cái xe mui xếp của ô tô, loại này thì cơ cấu chế tạo khá phức tạp. Ở đây là mình làm mái che đóng mở cho xe máy, rất đơn giản nhẹ nhàng và hiện đại :).
 
Top