Solidworks và sản phẩm !

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Thật bất ngờ. Tôi không tin là Solid Work có thể dựng được quả bóng. Nhưng vẫn có người dựng được. Quả là đại đại cao thủ. QuyenQCM va DCL làm ơn chia sẻ cách dựng quả bóng được ko? thanks
Có cái gì ghê gớm ở quả bóng đâu nhỉ? Chẳng qua là mô hình này hơi lạ nên mọi người có vẻ bỡ ngỡ thôi.

Để tạo được quả bóng này, trước hết ta cần biết cách bố trí những miếng đen và trắng thế nào. Nếu có một quả bóng mẫu trong tay thì các cậu sẽ hình dung ra nó khá dễ dàng.

Vấn đề tiếp theo là điều kiện chiều dài các cạnh của các đa giác đều này phải bằng nhau, điều này quá dễ thực hiện. Thế nhưng dài bao nhiêu thì khó xác định rồi đây, các cậu xem file mà tớ gửi, sẽ thấy logic của vấn đề. Tức là có một điều kiện nữa, rằng tất cả các miếng ghép theo thứ tự đã xác định đó nếu trải phẳng ra phải dài bằng chu vi đường "xích đạo" của quả bóng. Từ đó, ta tính được chiều dài cạnh của các đa giác phải bằng bao nhiêu, ứng với một đường kính cụ thể. Vì các miếng này có sự đối xứng nhất định, nên tớ chỉ cần tính cho nửa chu vi.

Vấn đề cuối cùng có vẻ tinh tế chính là cắt các "miếng da" theo các lát cắt xuyên tâm vỏ cầu với những góc độ thích hợp để có những miếng đa giác dạng vòm vừa vặn, rồi "khâu" chúng lại.
 
Tớ cũng vừa nhìn thấy trái bóng của cậu và tự hỏi cậu lấy từ đâu ra, vì tớ mới gửi cho mấy cậu khác, chưa gửi cho cậu!

À thì ra đường kính bóng là 220mm, vậy mà tớ cứ suy luận rằng Anh là tổ quốc của trái bóng, vậy thì đường kính của nó chắc là 10in, bằng 254mm.

Thế thì tớ với cậu cùng trao đổi để rút kinh nghiệm lẫn nhau nhé. Mail của tớ là dcl202@yahoo.com.vn
Bác ơi , cháu nhận được file gửi của bác rồi bác ạ , cháu cảm ơn bác nhiều.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Anh ơi, em còn là sinh viên thì có làm được gì đâu mà phải bí mật hả anh ...???
Về vấn đề này thì SAM phải thông cảm cho Quyền đấy. Các tài liệu của bộ phận thiết kế thì ngay người trong cùng cty, nếu không có nhiệm vụ thì cũng không được tiếp cận nữa là người ngoài. Có thể cậu đang là sinh viên, nhưng sau đây cậu ra trường thì sẽ thành "đối thủ". Thêm vào đó, ai dám chắc cậu không chia sẻ tài liệu đó cho người khác?

Người làm thiết kế vì thế phải có trrách nhiệm bảo mật tài liệu của mình với bất cứ đối tượng nào có hoặc không có liên quan đến cạnh tranh.
 
V

vuluan0711

xin hỏi các bác làm thế nào để vào thư viện các chi tiết như bánh răng, ổ bi
thanks

ĐỀ NGHỊ POST ĐÚNG CHỦ ĐỀ
 
Last edited by a moderator:
H

Hoang Khanh

xin hỏi các bác làm thế nào để vào thư viện các chi tiết như bánh răng, ổ bi
thanks
Khi cài SW bạn phải chọn Premium thì mới có thư viện Toolbox, sau đó vào Tool/
chọn toolbox. Sau đó vào Toolbox, chọn tiêu chuẩn muốn theo: ISO, DIN,SKF, ... chọn 1 cái mình muốn, click chuột phải rồi chọn Create part, khi đó sẽ hiện ra thông số để bạn chọn kích thước cho phù hợp. Nếu muốn đưa vào bản vẽ lắp thì chọn Insert into Assembly. Chỉ có thế.

Muốn biết rõ hơn, bạn tìm trong mục SW & SC này lại các bài viết cũ.
 
solidwork

Chào các bạn đồng nghiệp, mình mê sw từ thời còn sinh viên nhưng phải đến ra trường mới có cơ hội tiếp cận nhiều đề tài SolidWorks để thiết kế.Đây là sản phầm cũng gần như đầu tay của mình post lên cùng chia sẻ với các bạn.
 
Last edited by a moderator:
Chắc bạn mới làm đồ gá kiểm tra phải không ? Trông thì đẹp nhưng không chỉnh được.
 
Last edited by a moderator:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
@Sufcad,

Sản phẩm đầu tay mà chuyên nghiệp quá! Cậu thật khiêm tốn, đúng là cao thủ bây giờ mới chịu hạ sơn. Cậu tham gia tích cực vào nhé!

À, mà cậu nhớ gõ chữ Việt có dấu để mọi người dễ đọc nhé, một cách tôn trọng bạn đọc và cũng là để tôn trong Nội quy của MES nữa.
 
Chú DCL cho chấu hỏi là những hình phối cảnh thế này người ta thường thiết kế trên các phần mềm chuyên dụng phải không ạ? những phần mềm đó có thể hỗ trợ công việc quan sát không chỉ bên ngoài mà còn quan sát các vị trí đã bị một phần của vật thể che đi, đặc biệt trong lĩnh vực quy hoạch như dân kiến trúc. Nếu thiết kế ngay trên các phần mềm cơ khí cũng rất tuyệt vời nhưng nó không thế xem những "ngóc ngách" của sản phẩm thiết kế được. Cháu ví dụ như vẽ cái chai xong thì không thể xem bên trong nó cấu tạo ra sao? hay cái bình khí nào đó mà muốn xem cấu tạo bên trong.
 
H

Hoang Khanh

Ý Thầy là xem bên trong các chi tiết cấu tạo như thế nào ?

Việc này có thể giải quyết bằng cách cho các surface bên ngoài thành trong suốt, khi đó kết cấu bên trong sẽ được nhìn xuyên thấu. Điều này rất thuận lợi khi bên trong có kết cấu nhiều lỗ bên trong.

Trong môi trường Assembly thì có thể làm chi tiết bao ngoài trong suốt bằng lệnh Make transparency khi click vào chi tiết đó.

Ngoài ra có thể dùng lệnh Section view, muốn cắt ở đâu thì chọn mặt phẳng qua chỗ muốn cắt.

Không biết đúng ý Thầy chưa ? Nếu chưa mong Thầy bỏ qua.
 
Last edited by a moderator:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Chú DCL cho chấu hỏi là những hình phối cảnh thế này người ta thường thiết kế trên các phần mềm chuyên dụng phải không ạ? những phần mềm đó có thể hỗ trợ công việc quan sát không chỉ bên ngoài mà còn quan sát các vị trí đã bị một phần của vật thể che đi, đặc biệt trong lĩnh vực quy hoạch như dân kiến trúc. Nếu thiết kế ngay trên các phần mềm cơ khí cũng rất tuyệt vời nhưng nó không thế xem những "ngóc ngách" của sản phẩm thiết kế được. Cháu ví dụ như vẽ cái chai xong thì không thể xem bên trong nó cấu tạo ra sao? hay cái bình khí nào đó mà muốn xem cấu tạo bên trong.
Với các phần mềm kiến trúc hoặc game hay điện ảnh, người ta cho phép thâm nhập vào trong lòng của mô hình, vì người thiết kế và người xem thường quan sát như vậy. Còn SW chỉ cho đứng ngoài với các khoảng cách khác nhau mà thôi, vì ta thường không chui vào trong, ví dụ, hộp giảm tốc làm gì.

Hình ảnh của bạn Sufcad chỉ là hình chiếu trục đo chứ không phải là hình phối cảnh. Tức là những gì to hay nhỏ thì ở xa hay gần cũng vẫn giữ nguyên kích thước. Những hình như vậy xem không "thật" vì có cảm giác phía sau to hơn phía trước. Nguyên nhân là do ta vốn quen nhìn phía xa mọi vật phải bị thu nhỏ đi, tùy theo khoảng cách. Tóm lại, các đường // như đường ray tàu hỏa, khi nhìn ra xa thì phải thấy chúng chụm lại và cắt nhau ở đường chân trời. Trong hội họa người ta gọi đó là luật Viễn Cận.

Với SW ta có thể xem hình phối cảnh bằng công cụ Perspective. Mặc định thì thanh View chưa có công cụ này, ta phải lấy nó ra mà dùng.

Ví dụ, ta có ngôi nhà với hình chiếu trục đo:



[LEFT]Rõ ràng là các cạnh // của hình này vẫn //. Nó cho ta cảm giác hình như ngôi nhà bị lệch lạc, dù rằng không hề như vậy. Ta hãy dùng công cụ Perspective mà trước đó ta đã đưa nó vào thanh View:



[LEFT]Ta có hình chiếu khác, thuận mắt hơn:



[LEFT]Để ý thì thấy các cạnh không còn // nữa; rõ nhất là các bức tường, chúng không còn thẳng đứng nữa mà có vẻ muốn đổ ra ngoài. Nhưng chính vì vậy mà ta lại thấy nó thẳng và tự nhiên (vì ta quen nhìn thế rồi mà). Theo mặc định, SW cho ta đứng cách ngôi nhà 1 khoảng bằng 3 lần kích thước phủ của nó. Nhưng ta có thể tiến lại gần hay lùi ra xa hơn; tuy nhiên không vào được bên trong.

Để thay đổi cự ly quan sát, ví dụ tiến lại gần hơn, ta làm như sau:



[LEFT]Tại trường Observer Position của lệnh này, ta nạp giá trị khác 3, ví dụ dưới là giá trị 1:




Và ta có cảm giác như tiến lại sát ngôi nhà hơn.
[/LEFT]
[/LEFT]
[/LEFT]
[/LEFT]
 
Last edited by a moderator:
N

NGONLUABAC

Đệ mới gia nhập gia đình Solidworks chỉ vẽ dc trái banh mà thui.:65: (khó thật), mong sư huynh đệ chỉ giáo thêm.
Trong solidworks in bản vẽ hơi lâu mỗi lần in dc có 1 bản à... nên anh em nào muốn in 1 lần nhiều bản vẽ phải dùng macro (downn o trên mạng) và xuất qua file (.pdf) cũng vậy.. Xin anh em đóng góp ý kiến thêm vì rất thực tế...??
 
Ý Thầy là xem bên trong các chi tiết cấu tạo như thế nào ?

Việc này có thể giải quyết bằng cách cho các surface bên ngoài thành trong suốt, khi đó kết cấu bên trong sẽ được nhìn xuyên thấu. Điều này rất thuận lợi khi bên trong có kết cấu nhiều lỗ bên trong.

Trong môi trường Assembly thì có thể làm chi tiết bao ngoài trong suốt bằng lệnh Make transparency khi click vào chi tiết đó.

Ngoài ra có thể dùng lệnh Section view, muốn cắt ở đâu thì chọn mặt phẳng qua chỗ muốn cắt.

Không biết đúng ý Thầy chưa ? Nếu chưa mong Thầy bỏ qua.
Cứ gọi là bạn bè thôi khách sáo quá. Hi
cảm ơn bạn nhiều nhé, Chả là mình vẽ bên Pro/E thấy không quan sát được các phần của chi tiết bên trong, sang đây học hỏi xem các chú các bác vẽ thế như nào mà quan sát được các phần bị che khuất.
Một lần nữa cảm ơn bạn và chú DCL đã giải thích cho mình và mọi người.
 
H

Hoang Khanh

Cứ gọi là bạn bè thôi khách sáo quá. Hi
cảm ơn bạn nhiều nhé, Chả là mình vẽ bên Pro/E thấy không quan sát được các phần của chi tiết bên trong, sang đây học hỏi xem các chú các bác vẽ thế như nào mà quan sát được các phần bị che khuất.
Một lần nữa cảm ơn bạn và chú DCL đã giải thích cho mình và mọi người.
Hoang Khanh luôn có tinh thần tôn sư trọng đạo nên khi nói chuyện với người Thầy thì phải lễ phép (đôi khi sự lễ phép được hiểu nhầm ra nhiều thứ khác). Vì vậy, không có gì khách sáo đâu Thầy.

Bên Pro/E cũng làm được mà Thầy. Hình như qua các phiên bản không thay đổi. Thầy vào View chọn Color and Appearance, sau đó chọn các Surface rồi chọn thông số Opaque lên cao một chút từ 0,9 trở lên.

Khi làm khuôn thì chọn các surface trong suốt để nhìn rõ các lỗ bên trong như đường nước, định vị, lắp bạc, bu lông ...xem nó có giao nhau không theo ý muốn hay độ sâu đã hợp lý chưa ...
 
T

TNT09

Đệ mới gia nhập gia đình Solidworks chỉ vẽ dc trái banh mà thui.:65: (khó thật), mong sư huynh đệ chỉ giáo thêm.
Trong solidworks in bản vẽ hơi lâu mỗi lần in dc có 1 bản à... nên anh em nào muốn in 1 lần nhiều bản vẽ phải dùng macro (downn o trên mạng) và xuất qua file (.pdf) cũng vậy.. Xin anh em đóng góp ý kiến thêm vì rất thực tế...??
NGONLUABAC ơi!, bạn có thể trình bày cách vẽ cho mọi người được không, upload file về mà cũng không hiểu nó được vẽ như thế nào nữa
 
Tặng các bác cái giá để bình lọc nước. Chúc cả nhà Tết này luôn đầy nước sạch để dùng! :4:

 
Last edited by a moderator:
Author
chào cả nhà.tui vừa mới biết diễn đàn này.thấy trong này có anh em biết về solidworks.thực ra cái này tui học cũng khá lâu rồi.nhưng cũng học chỉ để biết.chưa biết hết các ứng dụng của nó.ví dụ như cái trạm nguồn của Bác Hiến.chắc là bác vẽ từng chi tiết rồi ghép lại hay là như thế nào?nghe nói bác có thể tính toán sức bền bằng SW.có thể mở mang cho anh em với.cảm ơn trước nha.
Chào bạn !
Việc vẽ trạm nguồn của bọn mình phục vụ đi đường ống thủy lực của công nhân, còn cách vẽ thì có nhiều cách, thường thì mình vẽ thùng chứa, rồi lắp với động cơ, valve, bơm.. rồi mới đi đường ống (trong assembly). Động cơ, bơm, valve thì bọn mình có thư viện rồi chỉ đi đường ống thôi.
Còn tính toán sức bền thì mình dùng cosmoswork bạn xem bài hướng dẫn sử dụng cosmoswork của chú Lăng (DCL) nhé !
Thân ái !
 
P

Phương Thảo



CỘT ĐÈN CÔNG VIÊN
 
Last edited by a moderator:
Hình này vẽ cái gì vậy bạn? Cái màu trắng dưới cùng giống như cái đĩa, còn cái màu đỏ 4 chân ở trên giống cái ghế nhựa úp ngược.

(Thế này có bị coi là spam không nhỉ?)
 
Top