Thép làm khuôn ép phun

  • Thread starter vudinhnambr
  • Ngày mở chủ đề
V

vudinhnambr

Author
Ðề: Thép làm khuôn ép phun

S45C khoảng 700N/mm2 ----> tương đương 70.000KN/cm2

Vậy còn của thép SUJ là bao nhiêu ah?!
 
Ðề: Thép làm khuôn ép phun

-Theo mình biết thì 700N/mm2 = 700/(1000*10exp-2)= 70kN/cm2.
- Còn thép SUJ thì bạn phải tra sổ tay, mình chỉ biết một số thép thông dụng thôi.
 
V

vudinhnambr

Author
Ðề: Thép làm khuôn ép phun

-Theo mình biết thì 700N/mm2 = 700/(1000*10exp-2)= 70kN/cm2.
- Còn thép SUJ thì bạn phải tra sổ tay, mình chỉ biết một số thép thông dụng thôi.
Hoàn toàn đồng ý với anh!

Anh chị nào có thông số về ứng suất của thêp SUJ thì cho e biết với nhé!

Thanks!
 
Ðề: Thép làm khuôn ép phun

Vừa mới tra tài liệu tiêu chuẩn Misumi thấy thép SUJ có độ cứng khoảng 55 -58HRC,và loại thép với độ cứng này có ứng suất là 212 kgf/mm2 (khoảng 2080 N/mm2)
 
V

vudinhnambr

Author
Ðề: Thép làm khuôn ép phun

với số liệu mà a đưa ra, e có thể tính sơ bộ cho đường kính của chốt hồi mà không cần tiêu chuẩn!

E sẽ làm tiếp tục và báo cáo sau!

Thanks a lot!
 
Ðề: Thép làm khuôn ép phun

Tất cả những thứ người ta đã đưa vào tiêu chuẩn, chỉ việc chọn. Ko hiểu bạn tính toán kĩ vậy làm gì nữa. Tuy nhiên rất hoan nghênh tinh thàn học tập của bạn. Cám ơn bạn và chúc bạn thành công.
 
Ðề: Thép làm khuôn ép phun

Các bác cho em hỏi. Qui trình nhiệt luyện khuôn với những loại thép đã nêu ở trên thì: nhiệt luyện trước hay sau gia công chế tạo? Có cần thiết phải nhiệt luyện ko hay chỉ cần mua thép về và tiến hành làm thôi? Khuôn của em có nhân và vỏ khuôn, em muốn hỏi với nhân khuôn thôi. Cám ơn các bác.
 
Ðề: Thép làm khuôn ép phun

tất nhiên là phải chế tạo xong thì mới nhiệt luyện rồi.
Thông thường, quy trình chế tạo là gia công khuôn hoàn chỉnh ( chưa nhiệt luyên thép ).
Sau khi xong, mang khuôn lên đúc thử. Kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nếu có vấn đề thì sửa tiếp.
Nếu sản phẩm đạt chất lượng thì lúc đó mới bắt đầu mang các linh kiện quan trọng đi nhiệt luyện. Sau đó lắp lại rồi thử lại.
Tuy nhiên có một điều mà mình nghĩ rằng không nhiều người biết, đó là không phải phần nào trong cavity và core đều nhiệt luyện. Những phần insert nhỏ dùng để lắp vào cavity hay core, người ta thường không bao giờ nhiệt luyện.
Lý do của vấn đề này là do quá trình chuyển động, các bộ phận tiếp xúc với nhau sẽ bị mòn. Khi mà sai số vượt quá giới hạn cho phép. Gây ra lỗi sản phẩm: kích thước hoặc bavia. Để tránh phải thay cả cái block cavity hoặc core rất đắt tiền và tốn thời gian, người ta cố ý không nhiệt luyện insert để nó sẽ bị mòn và thay nó. Còn cavity và core block vẫn chưa bị mài mòn.
 
Ðề: Thép làm khuôn ép phun

Nhưng theo em thì khi nhiệt luyện kích thước sẽ khác so với ko nhiệt luyện phải ko ạ?
Mọi kích thước tính toán đều sẽ khác. Xin hỏi bác thêm là nhiệt luyện có thật cần thiết trong chế tạo khuôn ko và chi phí để nhiệt luyện thế nào?
 
Ðề: Thép làm khuôn ép phun

Mình nghĩ việc khác nhau sẽ không đáng kể đâu, hầu hết là trong giới hạn sai số kích thước của sản phẩm. Và cũng không còn cách nào khác cả.
Còn một điều nữa các bạn chắc không rõ đó là điều kiện đúc. Với một người giỏi về đúc sản phẩm, họ có thể điều chỉnh kích thước sản phẩm thay đổi từ vài % đến 1mm. Việc này đã loại trừ hoàn toàn sai số do nhiệt luyện. Bởi nhựa là loại vật liệu có hệ số co ngót lớn. Còn nếu người sản xuất đúc không tốt, từ một khuôn chuẩn vẫn đúc ra những sản phẩm ngoài giới hạn cho phép và xuất hiện nhiều lỗi ngoại hình.

Còn chi phí nhiệt luyện thì chịu, mình chưa care tới phần đó bao giờ, nhưng nếu bạn đặt khuôn thì trong báo giá sẽ thấy.
 
Ðề: Thép làm khuôn ép phun

-Khi nhiệt luyện thì kích thước sẽ khác với chưa nhiệt luyện :
điều này sẽ có trong tài liệu thép làm khuôn.
Nhưng thép sau khi nhiệt luyện còn các bước gia công khác để đảm bảo kích thước ,như mài ,cắt dây nữa thì kích thước sau khi gia công nguyên công cuối cùng mới là kích thước yêu cầu.
Thép nhiệt luyện khác nhiều về cơ, lý tính đối với thép không nhiệt luyện.như độ bền mòn .độ bền cơ học, độ cứng độ dẻo dai. nên tùy theo yêu cầu mà nhiệt luyện hay không.
Có khuôn cần nhiệt luyện khuôn không cần nhiệt luyện,tùy theo nhiều yếu tố như tuổi thọ khuôn,kết cấu khuôn,độ chính xác mà sản phẩm yêu cầu,
Nếu bạn muốn biết rõ hơn về chi phí huôn thì gõ trên google liên lạc với công ty XỬ LÝ NHIỆT A SUNG ở hưng yên thì sẽ biết cụ thể.
 
Ðề: Thép làm khuôn ép phun

-Khi nhiệt luyện thì kích thước sẽ khác với chưa nhiệt luyện :
điều này sẽ có trong tài liệu thép làm khuôn.
Nhưng thép sau khi nhiệt luyện còn các bước gia công khác để đảm bảo kích thước ,như mài ,cắt dây nữa thì kích thước sau khi gia công nguyên công cuối cùng mới là kích thước yêu cầu.
Thép nhiệt luyện khác nhiều về cơ, lý tính đối với thép không nhiệt luyện.như độ bền mòn .độ bền cơ học, độ cứng độ dẻo dai. nên tùy theo yêu cầu mà nhiệt luyện hay không.
Có khuôn cần nhiệt luyện khuôn không cần nhiệt luyện,tùy theo nhiều yếu tố như tuổi thọ khuôn,kết cấu khuôn,độ chính xác mà sản phẩm yêu cầu,
Nếu bạn muốn biết rõ hơn về chi phí huôn thì gõ trên google liên lạc với công ty XỬ LÝ NHIỆT A SUNG ở hưng yên thì sẽ biết cụ thể.
chào bạn. Mình không làm việc nhiều về việc chế tạo khuôn nên không biết chi tiết. Nhưng mình có một số điểm thắc mắc:
1. Khi nhiệt luyện thì người ta thường dùng phương pháp nào: tôi ( tôi bề mặt hay tôi toàn bộ), thấm ( thấm Cacbon, thấm Nito, thấm CN).
2. Nếu chỉ là xử lý bề mặt thì sau khi nhiệt luyện việc gia công có làm mất đi cơ tính lớp bề mặt không?
Vì nếu tôi toàn bộ thì không sao. Nhưng còn những phương pháp khác thì chiều sâu tôi, thấm không lớn, có giữ lại được không? Nhất là cắt dây. và có thể gia công với chiều sâu cắt rất nhỏ như thế không?
 
V

vudinhnambr

Author
Ðề: Thép làm khuôn ép phun

Em xin báo cáo là em đã bắt tay vào gia công bằng CNC 3 trục rồi ah!

Và kết quả là sau 2 ngày làm việc cật lực: Em đã hoàn thành xong 2 gối đỡ hi hi

Mong mọi người ủng hộ
 
Ðề: Thép làm khuôn ép phun

bạn mô phỏng gia công bằng phần mềm gì vậy? Có thể up file cho anh em tham khảo dc ko? Có thì up cả bản vẽ lắp khuôn nữa.
 
V

vudinhnambr

Author
Ðề: Thép làm khuôn ép phun

- Em mô phỏng dòng chảy bằng MoldFlow 6.2
- Lập trình gia công trên ProE WF 4.0 M110 (Trong ProE cũng có mô phỏng gia công mà - Verticut đấy)
- Sau đó em xuất qua File NC, mô phỏng lại trên CimcoEdit rồi đổ xuống máy CNC gia công

Tất nhiên là được rồi chứ ah! Nhưng em muốn khi nào em gia công hoàn thành đã, lúc đó em mới đưa toàn bộ lên được. tại có 1 số thứ, bản vẽ là như thế, mà khi gia công lại phải chỉnh lại.

Và điều khó khăn nhất mà em gặp phải trong mấy ngày wa đó là "đồ gá" và "gá đặt" khiếp, phải kiếm đồ gá cho phù hợp và căn chỉnh mệt kinh!
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Thép làm khuôn ép phun

chào bạn. Mình không làm việc nhiều về việc chế tạo khuôn nên không biết chi tiết. Nhưng mình có một số điểm thắc mắc:
1. Khi nhiệt luyện thì người ta thường dùng phương pháp nào: tôi ( tôi bề mặt hay tôi toàn bộ), thấm ( thấm Cacbon, thấm Nito, thấm CN).
2. Nếu chỉ là xử lý bề mặt thì sau khi nhiệt luyện việc gia công có làm mất đi cơ tính lớp bề mặt không?
Vì nếu tôi toàn bộ thì không sao. Nhưng còn những phương pháp khác thì chiều sâu tôi, thấm không lớn, có giữ lại được không? Nhất là cắt dây. và có thể gia công với chiều sâu cắt rất nhỏ như thế không?
1. Chỗ mình thì dùng máy gia nhiệt chân không.tôi toàn bộ rồi làm nguội bằng không khí. không dùng thấm,các mác thép tiêu chuẩn nhật bản như NAK, PD613,sau khi gia nhiệt thì độ cứng thường đạt khoảng (52-60)HRC . đạt được các yêu cầu của thép làm khuôn .
 
Ðề: Thép làm khuôn ép phun

Anh nminhxin có thể nói rõ hơn về phương pháp nhiệt luyện này dc ko và các thông số của quá trình nhiệt luyện cùng giá thành so với 1 số phương pháp nhiệt luyện khác nhé. Đây cũng có thể được anh em coi như tài liệu bổ sung cho đồ án cũng như kiến thức bên ngoài. Cám ơn anh.
 
V

vudinhnambr

Author
Ðề: Thép làm khuôn ép phun

các bác cho e hỏi tí :

1/ Để phay bề mặt phẳng (mp song song bàn máy) thì phải gá cách nào là tốt nhất.

2/ Sao khi em phay mặt phẳng của thép S45C, bằng dao mảnh Insert, làm nguội bằng nhớt, tốc độ trục chính là 1000rpm, F = 500. Sao khi cắt nó kêu kinh thế nhỉ, dầu thì cháy làm khói cứ như hun chuột vậy đó hj hj
 
Ðề: Thép làm khuôn ép phun

các bác cho e hỏi tí :

1/ Để phay bề mặt phẳng (mp song song bàn máy) thì phải gá cách nào là tốt nhất.

2/ Sao khi em phay mặt phẳng của thép S45C, bằng dao mảnh Insert, làm nguội bằng nhớt, tốc độ trục chính là 1000rpm, F = 500. Sao khi cắt nó kêu kinh thế nhỉ, dầu thì cháy làm khói cứ như hun chuột vậy đó hj hj
1/Thực sử câu hỏi này có phần hơi ngây ngô,tuy nhiên cũng trả lời cho bạn luôn.Cách gá đặt tốt nhất khi phay mặt phẳng song song với bàn máy tất nhiên là gá trực tiếp mặt đối diện của nó trên bàn máy.Lúc này phôi sẽ ở trạng thái cứng vững và chính xác nữa,vì bàn máy luôn là mặt phẳng chuẩn chính xác nhất

2/Tốc độ trục chính là 1000rpm thì hơi ít so với tốc độ bàn máy là 500.Tuy nhiên còn tùy bạn để chiều sâu mỗi lớp cắt là bao nhiêu.Với tốc độ đó mà để chiều sâu cắt chừng 3-4mm thì hơi nguy hiểm đó.Bạn nên tăng tốc độ trục chính lên,hoặc giảm tốc độ bàn máy/chiều sâu cắt xuống.Hoặc nếu bạn chỉ muốn vạt phôi cho phẳng (không phải phay tạo hình sản phẩm) thì nên chọn loại dao phay mặt đầu sẽ nhanh và tiết kiệm chi phí hơn
 
Last edited:

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Thép làm khuôn ép phun

các bác cho e hỏi tí :

1/ Để phay bề mặt phẳng (mp song song bàn máy) thì phải gá cách nào là tốt nhất.

2/ Sao khi em phay mặt phẳng của thép S45C, bằng dao mảnh Insert, làm nguội bằng nhớt, tốc độ trục chính là 1000rpm, F = 500. Sao khi cắt nó kêu kinh thế nhỉ, dầu thì cháy làm khói cứ như hun chuột vậy đó hj hj
Bạn không nói rõ đường kính dao bao nhiêu ..nhưng theo hiện tượng dầu bị cháy như hun chuột thì mình ước tính D~60-80mm .Vận tốc cắt ~ 200-250 m/min .Nhiệt cắt tại vùng cắt co thể lên tới 900~1000 .(xối dầu vào không cháy mới có vấn đề! Smile) Thế gọi là "phay cao tốc" rối đấy! lúc này bạn chỉ nên làm mát bằng khí nén chứ không nên dùng chất lỏng!S1000 F4000 Stepdown 0.3 , làm mát khí nén.Nếu dao tốtthì không vấn đề gì.
 
Top