Các thầy em hỏi về chế tạo dao tiện định hình và dao chuốt!

  • Thread starter thangchina
  • Ngày mở chủ đề
Status
Not open for further replies.
T

taquangduoc

Author
Em đọc trong sách " Nguyên lý dụng cụ cắt" có cả mà. Em lười quá, có gắng lên em nhé.
 
- Tại sao lại chọn điểm cơ sở ngang tâm là điểm có Dmin trên chi tiết?--->câu này có ngay trong sách mấy trang đầu tiên của quyển thiétkế dụng cụ cắt công nghiệp ko chịu tìm
- Chọn góc trước, góc sau thế nào cho hợp lý?--->câu này cũng vậy cũng có trong sách.khi dạy các thầy đều nói cả
 
C

Caothudohoa

Author
Em chào các thầy!

Em đang phải làm đồ án Dao cắt, trong đồ án này có 3 phần, phần I là chế tạo dao tiện định hình và phần II là chế tạo dao chuốt, phần III là tính toán chế độ cắt cho nguyên công tiện bóc vỏ chi tiết phần I.
Đồ án này em thấy rất ngắn so với đồ án Chi tiết máy em đã làm, nhưng để hiểu được nó thì lại khó hơn CTM nhiều. Qua 2 buổi thảo luận mà chúng em vẫn chưa tìm được câu trả lời cho các vấn đề như:

* Đối với dao tiện định hình:
-Tại sao lại tính toán theo Chiều cao hình dáng lớn nhất của chi tiết chọn t max= (Dmax- Dmin)/2 ?
-Tại sao lại chọn điểm cơ sở ngang tâm là điểm có Dmin trên chi tiết?
-Chọn góc trước, góc sau thế nào cho hợp lý? (tất nhiên là không nội suy, vì nội suy chỉ là tính toán chứ không phải chọn). Ví dụ: Dao em chọn là dao tròn vì Chi tiết CCX IT 12, Vật liệu thép 45, độ nhám cấp 5. Góc sau chọn là 12 độ thì giảm ma sát,cắt dễ dàng, nhưng chọn 10 độ thì mũi dao lại bền hơn...
...
* Đối với dao chuốt: Em sẽ hỏi sau vì em biết trả lời hết những câu hỏi trên là đã rất khó !?( Em mong không phải là câu nói quen thuộc của thầy giáo em "Mong em đọc lại tài liệu!").

Em cảm ơn các thầy!
Theo mình thì bạn nên tham khảo vấn đề này trong cuốn sách Thiết kế dụng cụ Công nghiệp của ĐHBK ấy.
 
H

huankb

Author
Em chào các thầy!

Em đang phải làm đồ án Dao cắt, trong đồ án này có 3 phần, phần I là chế tạo dao tiện định hình và phần II là chế tạo dao chuốt, phần III là tính toán chế độ cắt cho nguyên công tiện bóc vỏ chi tiết phần I.
Đồ án này em thấy rất ngắn so với đồ án Chi tiết máy em đã làm, nhưng để hiểu được nó thì lại khó hơn CTM nhiều. Qua 2 buổi thảo luận mà chúng em vẫn chưa tìm được câu trả lời cho các vấn đề như:

* Đối với dao tiện định hình:
-Tại sao lại tính toán theo Chiều cao hình dáng lớn nhất của chi tiết chọn t max= (Dmax- Dmin)/2 ?
-Tại sao lại chọn điểm cơ sở ngang tâm là điểm có Dmin trên chi tiết?
-Chọn góc trước, góc sau thế nào cho hợp lý? (tất nhiên là không nội suy, vì nội suy chỉ là tính toán chứ không phải chọn). Ví dụ: Dao em chọn là dao tròn vì Chi tiết CCX IT 12, Vật liệu thép 45, độ nhám cấp 5. Góc sau chọn là 12 độ thì giảm ma sát,cắt dễ dàng, nhưng chọn 10 độ thì mũi dao lại bền hơn...
...
* Đối với dao chuốt: Em sẽ hỏi sau vì em biết trả lời hết những câu hỏi trên là đã rất khó !?( Em mong không phải là câu nói quen thuộc của thầy giáo em "Mong em đọc lại tài liệu!").

Em cảm ơn các thầy!
.

Bạn ơi nếu bạn biết câu trả lời thì post lên mạng cho mọi người xem với nhé! mình cũng đang tìm câu tra lời mà.... he he help me thank!
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Vấn đề được hỏi từ cách đây gần 1 năm rồi mà cũng nhiều người đào bới lại ghê (dù chẳng đưa ra được ý kiến gì mới cả). Chán mấy đồng chí quá. Mấy đồng chí mà trả lời xong thì chắc cậu bạn kia cũng tốt nghiệp ra trường lâu lâu rồi đấy.
 
C

Cross

Author
Xin hỏi ME có phải là giáo viên không mà mọi người gọi là thầy vậy ?

Ở các trường miền Nam, nhất là BKtp HCM, người ta quan niệm Vn chủ yếu là mua dao cắt chứ có thiết kế chết tạo gì đâu. Đó trong chương trình ngành chế tạo máy không có đồ án dao như BKHN. Chỉ có 1 môn về Dao cắt khoảng 30 tiết thậm chí không có. Một phần là vì họ đào tạo theo tín chỉ, thời gian học chỉ có 4,5 năm nên rất nhiều môn học bị bỏ đi, tuy nhiên họ cũng có nhiều môn mới (theo một số trường ở Anh, Mỹ) mà BKHN không có.
Tôi cũng không được học về môn này đâu. Tôi chỉ biết sơ qua về dao và có thể trả lời vài ý như thế này cho em:
1. Các dao định hình (tiện ren, tiện bề mặt định hình, bào định hình, phay định hình..) có góc trước bằng không hoặc rất nhỏ (2-4 độ). Sỡ dĩ như vậy là vì khi các dao này bị mòn đi thì họ sẽ mài mặt sau và profile của phần cắt của dao không bị thay đổi. Nghĩa là sẽ gia công chính xác bề mặt định hình theo đúng như biên dạng của dao.
2. Khi tiện, dao phải gá ngang tâm vì như thế mới gia công đúng hình dáng yêu cầu (theo biên dạng của dao).
3. tmax tính như bạn đã nêu như vậy thì khi đó lực cắt sinh ra sẽ lớn nhất.
4. Em phải có sổ tay thiết kế dao hoặc sổ tay chế tạo máy có nội dung này để có các giá trị tham khảo góc độ của dao khi thiết kế. Việc chọn giá trị các góc về cơ bản liên quan đến ảnh hưởng của chúng đến độ chính xác gia công cũng như những vấn đề khác liên quan. Điều này em đã học trong môn nguyên lý cắt (một vài yếu tố cơ bản chính bản thân em đã giải thích trong bài viết của em rồi đấy).
Hy vọng bạn nào đã học hoặc cơ nguyên cứu sâu về dao cắt sẽ giải thích đích đáng và chính xác hơn.
Đúng như câu hỏi trên thôi. Em đang là sinh viên năm thứ 4 trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Bấy lâu nay tham gia diễn đàn nhưng không lần nào qua bên dụng cụ cắt để xem các bài viết nhưng lần này sang thăm bên này quả thật thất vọng vì ME có nhiều bài được các bạn trong diễn đàn thx và có những người gọi là thầy. Em cũng nghĩ đó là thầy thật và giờ thì phải nghi ngờ rồi.
Và chính 4 điểm nêu ra của ME trên đây đúng là cái mà em băn khoăn nhất:
1. Các dao định hình (tiện ren, tiện bề mặt định hình, bào định hình, phay định hình..) có góc trước bằng không hoặc rất nhỏ (2-4 độ). Sỡ dĩ như vậy là vì khi các dao này bị mòn đi thì họ sẽ mài mặt sau và profile của phần cắt của dao không bị thay đổi. Nghĩa là sẽ gia công chính xác bề mặt định hình theo đúng như biên dạng của dao.
Góc trước của các dao định hình không hề hoàn toàn nhỏ vì nó phụ thuộc vào vật liệu chế tạo dao và vật liệu phôi nên em xin bác bỏ ý kiến trên. Nhiệm vụ của thiết kế dao tiện định hình mấu chốt nằm ở góc trước cái này được phép trọn trong các sổ tay vì tính toán nó rất phức tạp. Còn để mài sắc dụng cụ cắt như tiện định hình chỉ có người không qua tính toán thiết kế dao mới nói mài sắc bằng cách mài mặt sau, xin thưa không ai có thể chế tạo từng đá mài cho mỗi dao tiện định hình để mài mặt sau cả vì mặt sau của mỗi dao định hình (vì tính chất đặc thù của nó) không có 2 con dao dùng để gia công 2 chi tiết khác nhau lại có profil mặt sau giống nhau hết nên để mài mặt sau dao định hình phải có một đá mài riêng cho mỗi dao (tốn kém và dễ gây ra sai lệch profil dụng cụ) và với dao định hình mặt trước là mặt phẳng nên phương án đưa ra là mài mặt trước để đảm bảo profil dụng cụ một cách đơn giản nhất và ít tốn kém.
2. Khi tiện, dao phải gá ngang tâm vì như thế mới gia công đúng hình dáng yêu cầu (theo biên dạng của dao).
Cái này hoàn toàn sai về bản chất. Không phải cứ gá ngang tâm chi tiết là có hình dạng yêu cầu của chi tiết. Gá dao tiện định hình có 3 cách gá: gá ngang tâm, gá nghiêng và gá nâng. Thực sự mà nói, gá ngang tâm đạt độ chính xác thấp nhất so với yêu cầu, và chỉ tốt nhất với tiện trụ trơn với đường kính trụ không thay đổi. Với các chi tiết định hình thì tùy vào độ phức tạp của chi tiết mà có thể gá nghiêng với góc nghiêng tính toán. Gá nâng nhằm đảm bảo cho các bề mặt có biên dạng chủ yếu như hình côn đảm bảo độ chính xác profil khi gia công bằng dao tiện định hình. Phương án gá thẳng chỉ có sinh viên khi tính toán thiết kế dao tiện định hình chọn thôi vì theo phương án này việc tính toán đơn giản hơn so với gá nghiêng và gá nâng. Nhưng thực tế chi tiết yêu cầu độ chính xác cao hơn thì phải gá nghiêng hoặc gá nâng tùy theo độ phức tạp của profil chi tiết.
3. tmax tính như bạn đã nêu như vậy thì khi đó lực cắt sinh ra sẽ lớn nhất.
tmax chính là chiều sâu lớn nhất của profil dao. Nguyên nhân tính theo tmax chính do kết cấu dao tiện định hình quyết định bởi chiều sâu lớn nhất tmax và chiều dài L của chi tiết. Nhiệm vụ thiết kế dao tiện định hình chính là tính toán cho các yếu tố kết cấu của dao nên phải tính theo tmax là chuyện đương nhiên. Chứ không phải nguyên nhân là tmax sinh ra lực cắt lớn nhất. Vì dao tiện định hình cả hình tròn và lăng trụ đều đảm bảo khả năng chịu lực cắt lớn do đặc thù kết cấu dao.
4. Em phải có sổ tay thiết kế dao hoặc sổ tay chế tạo máy có nội dung này để có các giá trị tham khảo góc độ của dao khi thiết kế. Việc chọn giá trị các góc về cơ bản liên quan đến ảnh hưởng của chúng đến độ chính xác gia công cũng như những vấn đề khác liên quan. Điều này em đã học trong môn nguyên lý cắt (một vài yếu tố cơ bản chính bản thân em đã giải thích trong bài viết của em rồi đấy).
Với ý kiến này em hoàn toàn đồng ý với "thầy" ME vì nó rất chung chung. Sổ tay thiết kế của mỗi dụng cụ đều có các giá trị tham khảo và thậm chí quy định cho việc chọn các thông số hình học theo các điều kiện đầu vào do việc tính toán và theo thống kê cho ra các thông số đó. Nhưng thường nó thừa hơn so với tính toán rất nhiều nếu đơn giản ta nên tính toán chính xác theo các công thức chính xác. Đó chính là lời khuyên của các thầy là các Giáo Sư và phó Giáo Sư bên bộ môn Công nghệ Chế tạo máy ĐH BK Hà Nội.
Còn một điểm nữa cũng phải nói thôi. Xin lỗi ở đây không nói đến vấn đề các trường đào tạo như thế nào nhé. Chúng ta không thể biết làm một cái gì đó nếu chúng ta không làm nó. Theo quan điểm của riêng em thì việc đưa một đồ án thiết kế dụng cụ cắt vào chương trình học là một điều tuyệt vời đấy. Vì Công nghệ chế tạo máy mà không biết công cụ mình đang sử dụng được làm như thế nào thì .... Cái này các bạn tự nhận xét nhé.
Cảm ơn mọi người đã đọc hết bài viết này. Và xin lỗi thầy ME nếu có gì không phải.
 
Cross học lớp nào đấy?
Mình cũng đang làm đồ án dao.Làm gần ngon hết rồi còn mỗi mấy cái sai số của đuôi én dao tiện lăng trụ và mấy cái thông số về rãnh then của dao phay lẳn răng là chưa tra dc ở đâu!Hôm nay lên tầng 5 thư viện tìm mãi mà ko thấy quyển nào !

- chọn tmax làm chuẩn để tính toán chọn dao chọn góc trước góc sau vì tại với những điểm nằm dưới điểm cơ sở thì càng xâ tâm chi tiết thì góc sau càng tăng, mà góc sau phải lớn hơn 1 giá trị nào đó để giảm lực ma sát do đó phải chọn tại điểm tmax

- các giá trị trong sổ tay là các giá trị thực nghiệm dc lấy ra từ kết quả thực nghiệm với điều kiện khắc nghiệt nhất,nguy hiểm nhất nên nó thừa bền trong các điều kiện làm việc ko mấy khắc nghiệt là đúng rồi

- việc gá thẳng hay gá nghiên gá nâng thì tùy theo yêu cầu về độ chính xác và hình dáng của chi tiết thôi

Cross có biết 2 cái hình tròn tròn ở 2 bên đuôi én của dao tiện định hình lăng trụ để làm j ko?
trên cái đuôi én có 1 đoạn bị lõm vào thì cái đó dùng để làm j?
Góc ăn khớp trên bánh răng tiêu chuẩn là 20 độ,vậy thì làm thế nào để góc ăn khớp của nó là 22 độ chẳng hạn (Mình nghĩ là phải dịch chỉnh)
 

ME

Active Member
Hi Cross!
Đúng như câu hỏi trên thôi. Em đang là sinh viên năm thứ 4 trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Bấy lâu nay tham gia diễn đàn nhưng không lần nào qua bên dụng cụ cắt để xem các bài viết nhưng lần này sang thăm bên này quả thật thất vọng vì ME có nhiều bài được các bạn trong diễn đàn thx và có những người gọi là thầy. Em cũng nghĩ đó là thầy thật và giờ thì phải nghi ngờ rồi.
Như tôi đã nói là tôi không được học về dao cắt nên chỉ có vài ý như vậy thôi. Do vậy bạn thất vọng với kiến thức của tôi về dao cắt là phải thôi. Đâu phải ông thầy nào cũng hiểu biết nhiều như các thầy ở BKHN đâu. Những ý kiến của tôi nếu trên cũng là vài kiến thức nho nhỏ tôi học được cũng như đọc trong các sách, chính các thầy BK Hn viết đấy. Còn các ý kiến của bạn thì để các chuyên gia về dao cắt ở điễn dàn này bàn thêm, tôi "không đủ sức".
Bạn cũng không cần quan tâm tôi là thầy hay làm nghề gì. Đơn giản tôi là thành viên của Meslab thôi.
Thực ra câu hỏi của bạn rằng tôi có phải là thầy hay không mà ám chỉ rằng bạn chê kiến thức của tôi không xứng đáng làm thầy. Bể học mênh mông bạn ạ. Bạn không thể am hiểu hết các vấn đề ngay chính chuyên môn của bạn đâu. Tính tôi không giấu dốt. Tôi luôn luôn học hỏi. Học từ đồng nghiệp, từ bạn bè và cả chính từ sinh viên. Trong một bài viết trong topic này tôi cũng nói là muốn học hỏi thêm về thiết kế dao.
Khi nào có thời gian tôi sẽ quay trở lại với các ý kiến của bạn trong topic này.
 
Last edited:
Thầy ME nói đúng rồi. Nói thật với bạn Cross nhé trên đời này không phải ai cái gì cũng biết cả. Thầy ME nói có chỗ nào chưa chuẩn thì cùng nhau bạn luận. Bạn nói nặng lời quá
Hôm mình trả lời về thước cặp và Panme thì cũng chưa nêu ra nguyên tắc ABBE (lâu quên mất tên)
 
Xin ủng hộ các thầy nhé. Diễn đàn là nơi giao lưu học hỏi mà. Nếu ai cũng giỏi cả thì cần chi MES nữa phải không thầy ME, giang061983, tuongx...? Hãy vì một tinh thần MES các bạn nhé.
 
@Cross Nếu như bạn đọc thấy câu này
Hy vọng bạn nào đã học hoặc cơ nguyên cứu sâu về dao cắt sẽ giải thích đích đáng và chính xác hơn.
Để không viết lên những lời này
Bấy lâu nay tham gia diễn đàn nhưng không lần nào qua bên dụng cụ cắt để xem các bài viết nhưng lần này sang thăm bên này quả thật thất vọng vì ME có nhiều bài được các bạn trong diễn đàn thx và có những người gọi là thầy. Em cũng nghĩ đó là thầy thật và giờ thì phải nghi ngờ rồi.
Thì mình nghĩ bài viết của bạn sẽ rất hay đấy. Mọi người gọi là thầy ME là thầy chỉ là cách mọi người tôn trọng nhau và cũng là cách mọi người nói lên sự tôn trọng những người làm công tác giảng dạy mà thôi chứ trong diễn đàn có rất nhiều thành viên không biết mặt thầy ME chứ đừng nói đến việc là học trò của thầy. Bạn đừng nên xem việc này quan trọng vậy nhé.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Đúng như câu hỏi trên thôi. Em đang là sinh viên năm thứ 4 trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Cross viết bài này là chép lại hay đúc rút từ kinh nghiệm? Cho hỏi chân tình nhé!
Những gì Cross viết đúng đấy, tôi làm rồi và nhận thấy điều này nhưng do chưa đọc sách nhiều nên không biết có sách viết hay không.

- Tiện ngang tâm thì lực cắt trung bình so với tiện dưới tâm và trên tâm.
- Tiện Trên tâm sẽ nhẹ nhưng dễ bị hớt lưng dao, bị gằn vật tiện, nếu là tiện vật thô thì tránh tiện trên tâm do có thể vật không tròn đều mà đẩy dao khỏi gá. Tiện kiểu này không được ưa chuộng. Lực cắt nhỏ.
- Tiện dưới tâm lực cắt quá lớn, hơi nặng khi gia công, phoi bị cháy do bị cắt gọt cưỡng bức, bề mặt gia công mịn hơn so với tiện ngang tâm và trên tâm.
- Tiện gá lệch dao (nghiêng) thường kết hợp với tiện trên tâm hoặc dưới tâm để có lực cắt gọt tốt nhất và cho ra bề mặt tiện đẹp nhất. Được dùng nhiều trong tiện tinh.

Chú ý: Tâm là Tâm ảo nên trên tâm hay dưới tâm cũng chỉ là ảo và sự so sánh tương đối ấy cho ra cách thức tiện là trên hoặc dưới 1 chút so với tâm ảo.

Mài dao Tiện tưởng đơn giản nhưng thực sự khó khăn, nếu không được thầy hướng dẫn, tôi loay hoay cả buổi cũng không xong, thầy chỉ bảo mấy phút có demo thì sau 15p, tôi đã mài được 1 loại dao. Qua đó mới thấy chẳng dễ dì để tạo góc dao tiện như trong sách.
Qua sự chỉ bảo từ thực tiễn của Thầy, tôi được biết không phải dao nào cũng mài giống sách, vì còn phụ thuộc vào tính chất công việc. Không phải góc cắt nào cho từng loại Phôi cũng giống nhau mà phải mài khác nhau cho từng loại phôi thì phoi mới thoát và Tiện mới Ngọt được. Nếu cứ làm như Sách, sẽ dẫn đến với Phôi này thì ngon, phôi kia thì ko. Vấn đề của Sách là không sai, ta cần vận dụng cho từng trường hợp cụ thể.

Không làm thì không biết, làm rồi mới biết thế nào. Kỹ Thuật Mà.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Hi Cross!

Như tôi đã nói là tôi không được học về dao cắt nên chỉ có vài ý như vậy thôi. Do vậy bạn thất vọng với kiến thức của tôi về dao cắt là phải thôi. Đâu phải ông thầy nào cũng hiểu biết nhiều như các thầy ở BKHN đâu. Những ý kiến của tôi nếu trên cũng là vài kiến thức nho nhỏ tôi học được cũng như đọc trong các sách, chính các thầy BK Hn viết đấy. .
Bác cũng biết các thầy BKHN dịch từ Nga Xô mà. Đó là chuyện ngày xưa, còn chuyện ngày nay là dịch từ Japan, USA, DIN từ tiếng Anh ra.
Để viết được sách là cả vấn đề về nghiên cứu chiều sâu cũng như đầu tư trang thiết bị thí nghiệm. 1 vấn đề nan giải.
 
Thực sự hôm qua đọc hai lần của bạn cross không hiểu bạn định nói gì và cũng định xoá ngay vì nó có phần hơi thái quá,xong tôi chờ thầy Me và mọi người phản hổi.Tính chất xây dựng của bạn quá ít bạn dựa trên sách vở rồi nhận xét thật buồn cười,bạn đã dùng một câu"theo kinh nghiệm"thiết nghĩ bạn lạm dụng từ này rồi.
Hoặc bạn muốn thể hiện một chút hoặc bạn đã đọc không kỹ các bài viết để reply nên bạn quá vội vàng đưa ra những lời nhận xét tớ cũng như bạn thôi đang là sinh viên.Công nhận bạn có chút kiến thức xong đa phần bạn chi "nghe"thôi đúng không?.
Bạn có biết trong tiện ( chỉ tiện trụ thôi) khi nào gá ngang tâm cao tâm hay thấp tâm không ạ????
Tại sao người ta lại có thể chọn gá ngang tâm ,cao tâm hay thấp tâm cũng chỉ với vật liệu của chi tiết đó và cũng với chính con dao đó,tuỳ điều kiện người ta sẽ gá.Các khái niệm cao , thấp, hay ngang theo mình được nhớ (mình học chóng quên lắm) là sự so sánh tương đối tương quan giữa tâm của chi tiết và tâm dao.
Tôi học môn này ở năm thứ ba, một thầy có thể nói kỳ cựu về dao được đào tạo bên Liên Xô(Nga) về.Khi giảng về các khái niệm "gá" thầy nói khá sơ vì thầy bảo có nói rất kĩ thì càng trừu tượng bao giờ các em ra trường mắt nhìn tay sờ mới biết được.Gần đây đi thực tập công nghệ ở một nhà máy,mọi người trong phòng nói chuyện và hỏi nhau.
Khi dùng một con dao một vật liệu và khi trong cùng một điều kiện gia công làm sao để cho ra các phoi khác nhau và chất lượng bề mặt sau đó ảnh hưởng như thế nào. Đa phần các chú các anh ý cũng thuộc lão làng trong nghề mà cũng tranh luận khá lâu và đưa ra nhiều quan điểm khác nhau. Khi không đưa ra được vấn đề cuối cùng cần rút thì hỏi một bác thợ lâu năm bác ý phân tích còn rạch ròi hơn cả các"chuyên gia". Tất cả chỉ biết "À" tớ thấy buồn cười chả lẽ một ông kỹ sư lại không bằng một Ông công nhân cứng tay sao. Mọi sự đều giải thích bằng kinh nghiệm thực tế được đúc kết và kiến thức thật sự nó là biển lớn.
P/S: Nếu Bạn Cross và mọi người đồng ý em xin được xoá bài này.Lý do tốt cho bạn ý thôi và vấn để chủ toppic đưa ra hình như cũng chưa được giải quyết.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Sửa bài thôi Y à.
Dù dì cũng có chỗ đúng chỗ chưa đúng.
 

ME

Active Member
@ Yopo: Không nên xóa bài nào cả em ạ. Tôi cũng rất thích SV tranh luận mạnh mẽ các vấn đề mà thầy giáo đưa ra. Ở trong bài của Cross nếu có thái quá một chút cũng không sao. Ở đây tôi cũng muốn học hỏi thêm mà vì như đã nói ở đầu topic này là cái món thiết kế dao này tôi "gà mờ" lắm.
@ LND: Tôi chắc chắn rằng số lượng tài liệu Anh, Đức, Mỹ, Nhật... (ngoài Nga Xô) tôi đọc nhiều hơn LND. Đọc đi đọc lại thì thấy sách Nga họ viết rất kỹ, có vẻ như không giấu nghề. Sách tiếng Anh như thế chắc chắn là có nhưng không dễ tìm tí nào. Hơn nữa với tính chất thiết kế dao cơ bản như chủ topic đưa ra thì nói chung các sách cũng viết như nhau mà thôi. Do đó chú Đình đừng nên chê nguồn sách Nga vội. Tôi còn có ý định học thêm tiếng Nga để đọc sách của họ đấy chú Đình ạ.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Bác này, em có chê Nga đâu, Có nhiều cái hiện nay người ta chê Nga nhưng khi dùng đồ cũ của Nga thì lại khen, có khi còn nức nở hơn Nhật ấy chứ.
Sách là em ít đọc lắm, lúc nào cần thì Tra, mà lâu lắm rồi chẳng có việc gì dùng nó, hôm rồi Mama em cho ra cân Giấy vụn rồi, cáu quá.

Nói gì thì nói, thời của em vẫn phải sài đồ Nga, nên bây giờ nói đến mấy cái Vật liệu khác Nga là em Tịt.
Nga muôn năm :55: cho mượn cờ Mỹ tí :1:
 
Các thầy cho em hỏi 1 câu với ạ. Tại sao khi hàn mảnh hợp kim cứng vào thân dao người ta lại hay dùng đồng Cu để hàn???
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
không những dùng "đồng Cu" mà người ta còn dùng cả Hàn the nữa.
Sửa lại cái từ "Đồng Cu" bằng từ gì cho thích hợp đây, anh bạn?
 
Status
Not open for further replies.
Top