chú cho cháu hỏi ....sau khi chỉnh bắt điểm đc rồi nhưng khi vẽ xong cái ovan cháu muốn đô kích thước ở 2 điểm quadrant của đường tròn nhưng sao ko bắt điểm chú ạ ?
Để đo kích thước ôvan tại hai điểm quadrant của đường tròn, khi đo giữ phím Shift và click chuột trái vào hai cung tròn, kéo ra, chọn chỗ đặt kích thước ! Nếu dùng lệnh Measure thì sử dụng lựa chọn Max, min như chú DCL đã nói.
 


bác nào xài sw xin cho mình hỏi tý nhé,sw có thể xoay Front Plane theo tọa độ như kim đồng hồ không? để có thể vẽ dể dàng bất kỳ ở độ nào,vd như 2 hình đơn giản ở trên.mình đã thử nhiều cách nhưng gốc cạnh của Front Plane đều giống nhau .bác nào giúp mình với cám ơn rất nhiều...
Trong vùng Sketch cũng như vùng Part, bạn có thể xoay View đi 1 góc bất kỳ để dễ quan sát. Cách làm như sau: Nhấn phím Alt + phím mũi tên ( -> hoặc <- ). Bạn có thể vào System Options / View, thay đổi giá trị trong khung Arrow keys để có góc xoay theo ý mình.
 
Last edited:

worm

Well-Known Member
Moderator
@DCL, Phuong Thao và mọi người:
Hiện giờ, đang có một bản vẽ như sau, mọi người có thể chỉ giúp cách dựng 3D trong SW một cách nhanh nhất được không? Chú ý là kích thước R500 chỉ có trên hình khai triển.


Đã làm theo trình tự sau (nhưng mất thời gian): dựng 3D từ hình chiếu cạnh ---> Sheet Metal ---> Flat (để lấy chiều rộng khai triển) ---> new part ---> sketch (hình khai triển) ---> sheet metal ---> deform ---> extruded cut . Nếu cắt ngay trên hình khai triển đầu tiên thì khi quay lại part design chỉ hiển thị dạng tấm nguyên ban đầu.

1. Dựng hình chiếu cạnh:


2. Extrude:


3. Convert to sheet metal:


4. Flatten Sheet:


5. Dựng hình khai triển:


6. Cắt phần thừa:


7. Phôi khai triển:


8. Quay lại part design: vấn đề là hình phôi khai triển bị suspend cùng với flatten ---> làm thế nào để đồng bộ trở lại với part design (vì nếu làm được theo cách này là dựng hình nhanh nhất).


 
Last edited:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
@Worm,

Đến bước 5, sau khi vẽ xong biên dạng, cậu không cắt mà Extrude thành một tấm mỏng nữa. Trên tấm đó, dùng lệnh Sketched Bend để uốn tấm này theo tấm trước là OK.
 

worm

Well-Known Member
Moderator
@Worm,

Đến bước 5, sau khi vẽ xong biên dạng, cậu không cắt mà Extrude thành một tấm mỏng nữa. Trên tấm đó, dùng lệnh Sketched Bend để uốn tấm này theo tấm trước là OK.
Làm thế không được ông bác ạ. Bác phải chú ý là ở bước 5, em dựng sketch đó trên hình khai triển ---> khi quay lại part thì nó sẽ bị suspend và nếu chỉ extrude cũng không uốn được (vì k phải sheet metal).

P/S: bác chú ý là trên bản vẽ, hình khai triển và sản phẩm đều không đủ kích thước để dựng chính xác.

  • sản phẩm: thiếu kích thước cho biên dạng cong R500 khi bị uốn.
  • khai triển: thiếu chiều rộng, chỉ có bk biên dạng cong (R500) và các kích thước dài + góc theo bản vẽ sản phẩm
 
SLW có công cụ lập trình hỗ trợ VBA và cũng tương tự như Inventer có thể lập trình trên VC++ cái này trước có load về đọc nhưng không thấy nó giúp ích gì nên không đọc nữa xoá mất rồi bạn cứ searh VC++ or VBA là thấy thôi àh:67:
 
O

ongquetm

Ghép lò xo với trục???

Các bác trong diễn đàn chỉ cho em cách lắp ghép lò xo với trục trong solidworks với, em làm không được.
Nó giống cái hình em đính kèm dưới đây:

 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Cậu ràng buộc tâm của trục trùng với tâm của lò xo và một đầu lò xo tiếp xúc với mặt đầu của ê-cu.
 
K

khuat thuy

@Worm.

Theo tôi đến bước 4 thay vì dùng lệnh Flatten ta dùng lệnh Unfold sau đó làm tiếp các bước 5,6,7 như bạn đã làm, bước 8 ta dùng lệnh Fold là xong.
 
Last edited by a moderator:
@worm :
1. Bản vẽ khá đầy đủ để dựng sản phẩm. từ cung R3 và R11(tâm đã được xác định trên bản vẽ) vẽ cung tiếp tuyến với hai đường tròn này bán kính 500.
2. Khi bạn hiểu lý do tại sao người thiết kế dựng cung này rồi thì cũng không nêu cầu kỳ quá. nó chỉ là đường cong mỹ thuật. tạo dáng cho sản phẩm. vị trí này lắp động cơ của xe R500 không ảnh hưởng gì đến việc lắp ráp cả.Tại sao cứ phải dùng sheetmetal mới dựng được trong khi bạn có thế dùng lệnh vẽ part trong solid để dựng được nó.
3. Việc khai triển một hình như trên ban có thể làm theo cách chuyền thống là khai triển theo đường trung bình là ra phôi để gấp. hoặc nếu cầu kỳ để lấy biên dạng của R500 thì dựng 3D rồi cho qua Rhino để khai triển (nếu bên bạn chế tạo chi tiết này). Tớ đã dùng sheetmetal -SW để khai triển bản vẽ dập rồi nhưng hệ số dãn K cho vào không đúng nên phần mềm khai triển không đúng như thực tế được.
4. Mình nghĩ để bảo vệ bản quyền của người đặt hàng công ty bạn. không nên post tên công ty đó lên bản vẽ hoặc xóa tên công ty rồi post bản vẽ lên cho anh em tham khảo Worm nhé.
 

TYA

Well-Known Member
mô phỏng ly hợp ? How ..........

Thực ra hình này không định post mục này và vấn đề chỉ vừa nảy ra.

Số là có 1 bài hỏi về ly hợp siêu việt gì đó , cãi nhau cũng lằng nhằng lắm.... và đồng chí "sâu" đã block nó rồi....

Hình này vốn để minh họa cho bài đó ( do sẵn có file sw nên tiện tay giúp). Định là pot nguyên cả file sw để cho asker tự xoay xuôi ngược xem nó hoạt động ra sao

>> Nhưng vấn đề là SW không mô phỏng được cơ cấu này.Ngay trước khi pot mới nhận ra, định đưa mỗi hình ảnh lên mục ly hợp đó.

Nhân tiện topic đó đóng cửa, xin nêu vấn đề ra đây : SW có mô phỏng cơ học với sự ma sát ??????

Đây là hình. Pá kon xem xong hiểu ngay nguyên lý - tên gọi thôi ta bỏ qua - thực tế nó hoạt động nhưng trong sw nó "trơn tuột" !






Theo chiều quay trên hình, chi tiết có then hoa quay sẽ dẫn con lăn trụ (màu trắng) quay theo(chứ không quay tròn quanh tâm)(*) (=lực ma sát), con lăn sẽ dẫn áo ngoài cùng quay (đương nhiên do lực từ tiếp điểm).


>>>Nhưng trên chế đọ mô phỏng physical của sw không thể hiện được, - có mỗi chi tiết trong cùng quay thôi
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Chú DCL ơi cho cháu hỏi có thể sử dụng bảng tính Excel trong bản vẽ Assembly được không ạ
Đương nhiên là được, nhưng để làm gì?

Cậu lưu ý rằng trong Assembly thì việc tạo các bảng thiết kế và bảng liệt kê vật liệu đều có các lệnh riêng chứ không nên chèn bảng Excel thông thường rồi gõ tay nhập liệu đâu đấy!
 
Đương nhiên là được, nhưng để làm gì?

Cậu lưu ý rằng trong Assembly thì việc tạo các bảng thiết kế và bảng liệt kê vật liệu đều có các lệnh riêng chứ không nên chèn bảng Excel thông thường rồi gõ tay nhập liệu đâu đấy!
Cháu muốn làm một số kết cấu dạng khung tiêu chuẩn (Assembly) điều chỉnh được theo các kíc thước bao (dài x rộng x cao). Cháu đã làm bảng tính trong các part rồi Assembly chúng lại thì các bảng tính không chỉnh sủa được trong Assembly. Và các phần tử liên quan với nhau cũng không tự động thay đổi kích thước khi ta thay đổi 1 trong số chúng(Vì bảng tính chỉ được thực hiện trong Part). Chú chỉ cháu cách tạo bảng tính trong Assembly với .
Cảm ơn chú nhiều!!!
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Có nhiều cách để giải quyết 1 vấn đề, cậu chịu khó cụ thể hóa một chút nữa chứ mơ hồ như thế này thì tớ chẳng biết tư vấn thế nào!
 
C

chim canh cut

Help me!solidwork

Mình đang tập tành ngâm kiú SLW.Từ trước giờ chỉ xài Mechanical desktop thôi.
Do vậy nhờ các anh chị chỉ giúp.Mình đã làm xong 1 máy ép.Giờ mình muốn làm 1 máy khác giông máy cũ luôn.Nhưng kích thước lớn hơn và các chi tiết bên trong cũng lớn hơn.Mà muốn dựa vào máy ép cũ để chỉnh sửa.Mà vẫn muốn giữ lại toàn bộ chi tiết của máy ép cũ đó vì vẫn còn dung đến nó.Mong các anh chị chỉ giúp
 
Theo mình đoán thì bạn thiết kế riêng các part,rồi ghép lại trong assembly,nay bạn muốn thay các part khác vào mà vẫn muốn giữ lại part cũ? Nếu vậy thì có 2 cách:
-1 là bạn chép các part đó ra 1 folder khác,sau đó chép các part khác vào folder cũ
-2 là bạn đổi tên các part đó thành tên khác,sau đó chép thêm các part mới vào
Cả 2 T/H thì máy sẽ báo ko tìm thấy part cũ,và hỏi bạn chỉ đường dẫn đến từng file part bị thiếu,lúc này chỉ cần chỉ vào từng part mới tương ứng là xong
 
Last edited:
@ Chim canh cut:
- Hồi còn SV mình luyện món Mechanical desktop. Part trong đó đặc biệt lắm,,paste sang Cad còn không được huống chi là bạn muốn chuyển sang SW.
- Nếu bạn chuyển được đuôi của file trong Mechanical desktop sang đuôi .Sat thì SW sẽ nhận được. Nhưng chưa chắc nó đã nhận được hết các chi tiết của bạn vẽ trên MD. Và sẽ gặp rất nhiều lỗi trong SW khi chuyển đuôi file kiểu này.
- Bạn đang luyện SW thì nên thiết kế máy mới to hơn của bạn từ đầubằng SW bạn sẽ thấy nhiều điều thú vị và cả những khó khăn . Nhưng khi sản phẩm hoàn thiện bạn sẽ cảm thấy phấn khích vì đã chinh phục được thằng SW này. Chúc bạn thành công nhé.
- Bạn nhớ post sản phẩm đầu tay lên mục SW và sản phẩm cho anh em chiêm ngưỡng nhé.
 
Có nhiều cách để giải quyết 1 vấn đề, cậu chịu khó cụ thể hóa một chút nữa chứ mơ hồ như thế này thì tớ chẳng biết tư vấn thế nào!
Khả năng diễn đạt của cháu hơi kém nêncó thể trình bày vấn đề không được đầy đủ rõ ràng lắm.Cụ thể ý của cháu như thế này :
* Cháu muốn làm một kết cấu dạng khung bao gồm các kích thước chính dài x rộng x cao. Trong kết cấu này cháu dùng 3 loại thanh chính thanh đứng, thanh ngang,thanh bên (đây là 3 kích thước cháu muốn dùng để điều khiển các kích thước còn lại):
- Thanh đứng gồm các kích thước cao.Thanh ngang gồm các kích thước dài.Thanh bên bao gồm chiều rộng(chiều sâu của khung).
- Ngoài 3 thanh chính trên thì trong khung của cháu còn 1 số thanh phụ có kích thước phụ thuộc vào 3 thanh chính: kích thước thanh đứng phụ sẽ phụ thuộc vào kích thước thanh đứng chính(chiều cao), thanh ngang phụ sẽ phụ thuộc vào kích thước thanh ngang chính(chiều sâu khung)...
Cháu muốn tạo các kích thước phụ điều khiển được theo các kích thước chính để khi thay đổi các kích thước khung chính thì các kích thước phụ sẽ thay đổi theo. Như vậy khi cháu thay đổi những kích thước chính trong Assembly thì cháu sẽ nhận được 1 khung mới với hình dạng giống khung ban đầu(nhưng các kích thước đã được scale theo 3 kích thước chính đã thay đổi )
Cháu rất muốn học PP tạo bảng tính excel trong Assembly để áp dụng trong những trường hơp khác nữa. Rất mong chú chỉ bảo thêm.
Cảm ơn chú DCL nhiều!!!
 
Last edited:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
CÁC CẤU HÌNH CỦA ASSEMBLY

Trong thực tiễn thiết kế, ta thường gặp trường hợp phải xây dựng một số assembly tương tự nhau, nhưng gồm những thành phần có nhiều cấu hình khác nhau. Ví dụ những cái bàn về cấu tạo cơ bản thì giống hệt nhau, nhưng được chế tạo từ những tấm gỗ dài rộng khác nhau nên chúng có những kích thước khác nhau. Để làm rõ kỹ thuật thiết kế này, ta xem ví dụ thiết kế cái ê-ke, gồm có 1 cạnh vuông đứng, 1 cạnh vuông ngang và 1 cạnh xiên, các cạnh này có chiều dài khác nhau.

Ta dựng thanh vuông thứ nhất trong 1 tài liệu Part và dùng Design Table để tạo 2 cấu hình có chiều dài là 100 và 200. Để cho tiện, ta đặt tên cấu hình giống như chiều dài:



[LEFT]Tương tự, ta dựng thanh vuông thứ hai trong 1 Part khác, với các chiều dài là 150 và 250 và với các tên tương ứng:



[LEFT]Rồi lắp chúng trong 1 Assembly và dựng thêm thanh xiên trong Assembly này:



[LEFT]Do có sự tham chiếu hai thanh vuông mà thanh xiên sẽ tự cập nhật nếu các thanh vuông thay đổi chiều dài theo bảng Design Table.

Ta tạo các cấu hình cho Assembly này (Add Configuration...):



[LEFT]Cấu hình thứ nhất là 100x150:



[LEFT]Sau đó, kích hoạt cấu hình này, right-click thanh hồng và chọn Component Properties, chọn 100; right-click thanh xanh và chọn Component Properties, chọn 150. Như vậy là cấu hình này sẽ có các cạnh vuông như đã chọn.

Tiếp tục, tạo thêm 1 cấu hình 200x250 nữa cho Assembly:



[LEFT]Cũng làm với cấu hình 200x250 tương tự như đã làm với cấu hình 100x150, với các giá trị tương ứng.

Bây giờ, nếu kích hoạt cấu hình 100x150, ta sẽ có:


[/LEFT]
[/LEFT]

Và nếu kích hoạt cấu hình 200x250, ta sẽ có:



[LEFT]Tất cả các yếu tố tham chiếu đều được cập nhật tự động theo những thay đổi các cấu hình.

Hy vọng ví dụ đơn giản này sẽ gợi ý cho các bạn khi làm các thiết kế phức tạp hơn.
[/LEFT]
[/LEFT]
[/LEFT]
[/LEFT]
[/LEFT]
 
Top