Vệ tinh và giám sát chất lượng nước

tnd2000

New Member
Author
Không có gì bất ngờ khi chúng ta đều đang sinh sống dựa vào tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất, đặc biệt là dựa vào Nước! Nước chiếm tới 60% thể tích cơ thể và bao phủ 71% bề mặt hành tinh của chúng ta. Nhưng chúng ta đang dần lãng phí nguồn tài nguyên này.

Tuy rằng nước ở khắp mọi nơi nhưng không phải là vô hạn. Điều hiển nhiên nhất là chúng ta đang làm ô nhiễm chính những nguồn nước mà chúng ta đang sử dụng. Liên Hợp Quốc cũng đã khẳng định rằng sự mất mát về dân số hàng năm từ việc sử dụng những nguồn nước không an toàn nhiều hơn cả chiến tranh hay bạo loạn.
Theo Planet Snapshots, nhóm tác giả sẽ bàn luận một vài nguyên nhân khiến nguồn nước bị ô nhiễm và một số trường hợp mà việc sử dụng dữ liệu vệ tinh có thể giúp chúng ta đưa ra những giải pháp cho bài toán GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC và hỗ trợ khắc phục ô nhiễm nguồn nước.


PlanetScope • Hồ Shala, Abijata, & Langano, Ethiopia • 18/10/2021

Trường hợp số 1: Vấn đề tảo nở hoa
Các trang báo tại Mỹ đã đưa tin về một sự kiện vào tháng 4/2023 về việc có khoảng 13 triệu tấn tảo nở hoa, khiến không khí tại hàng nghìn kilômét dọc eo biển Atlantic cũng bị ô nhiễm (mùi amoniac và trứng thối) và hơn hết là gây ô nhiễm trên biển. Bởi sự kiện này xuất hiện hàng năm nên các dự án như SargAssure đã ứng dụng dữ liệu vệ tinh để theo dõi quá trình di chuyển của tảo trong các nỗ lực cảnh báo khả năng trôi dạt của chúng.


PlanetScope • Sản phẩm SargAssure cho thấy tảo tích tụ trên bờ biển Caribê - Mexico

Tảo nở hoa cũng đã trở thành một vấn đề mang tính rộng rãi và được nghiên cứu nhiều trong các đề tài về giám sát chất lượng nước trên các vùng biển. Nguyên nhân của việc tảo nở hoa là do phú dưỡng, chủ yếu là nitơ và phốt pho. Cuối cùng, hình thành các khu vực ô nhiễm trên biển có thể gây ảnh hưởng xấu tới nguồn nước sử dụng và có thể toàn bộ hệ sinh thái xung quanh chúng ta.


PlanetScope • Hồ Thái Hồ, Trung Quốc • 15/6/2022

Trường hợp số 2: Ô nhiễm do xả tràn nước thải
Một trường hợp khác mà ảnh vệ tinh được sử dụng là việc giám sát xả tràn nước thải gây ô nhiễm trên các khu vực đường thuỷ do cục bản đồ Anh đảm nhận. Họ đã kết hợp sử dụng dữ liệu vệ tinh và các mô hình Trí tuệ nhân tạo để dự đoán sự kiện xả tràn, với khả năng dự đoán chính xác tới 91.5%.


PlanetScope • Northmoor Green, Somerset, Quốc gia Anh • 7/12/2022 — 13/01/2023

Trường hợp số 3: Bồi lắng cặn bùn, cặn phù sa
Thậm chí khi không bị ô nhiễm trực tiếp, việc quản lý tài nguyên nước và nhận biết về các hiện tượng của động lực học chất lỏng có thể giúp các cơ quan quản lý đảm bảo họ cung cấp nguồn nước sử dụng đủ an toàn. Việc làm sạch hồ chứa là một thực tế đáng nhắc tới. Do đó, việc xả nước tại các công trình thuỷ lợi cũng cần được giám sát chặt chẽ (ví dụ như công ty EOMap sử dụng dữ liệu vệ tinh để giám sát sự bồi lắng trầm tích).


PlanetScope (ảnh nền) & SkySat (ảnh cận cảnh khu vực được phóng to) • Đập Tam Hiệp, Nghi Xương, Trung Quốc • 20/7/2020 & 24/8/2020

Kết luận
Qua một số trường hợp kể trên, chúng ta thấy rằng nước vẫn luôn là nguồn tài nguyên cần được đặc biệt quan tâm. Cho tới hiện tại, việc duy trì một nguồn nước sạch bền vững, là điều có thể thực hiện được khi chúng ta ứng dụng vệ tinh và các dữ liệu của chúng vào thực tiễn để giải quyết những thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt.
—-----------------
Để đọc thêm nhiều bài viết hơn về lĩnh vực này, truy cập website: https://truetech.com.vn/changedetection/
 
Top