Gia công khuôn cánh quạt

  • Thread starter Hoang Khanh
  • Ngày mở chủ đề
H

Hoang Khanh

Author
Đay là đường nước em làm lại:



@QuyenQCM: "áo khuôn" là gì vậy anh QuyenQCM ? Em ở trong thành phố Hồ Chí Minh nên từ vựng hơi khác anh một chút. Công ty em thực tập hay trong trường cũng chỉ sử dụng các từ: lõi đực (chày), lõi cái (cối), tấm đực, tấm cái, tấm trước, tấm sau, tấm đỡ, bạc, chốt đẩy (ty đẩy, ty lói), chốt hồi (ty lùi)...

Em cũng cố gắng liên hệ để tới các công ty làm khuôn quạt, nhưng người thì hẹn gọi điện thoại sau nhưng tới ngày hẹn thì không liên lạc được (lần sau cũng thế), có công ty thì cho em kết cấu khuôn như anh Đình và anh QuyenQCM góp ý vậy

Các anh góp ý thêm cho em nhé
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Áo là cái mà em dùng để bọc cái Chầy và Cối ấy.
Thực ra anh ko tin em làm áo, nhưng nhìn đi nhìn lại, thấy rất giống áo. Chốt lại không dám khẳng định.
Hàng của anh đây, nhòm qua nhé.







 
Last edited by a moderator:
L

Liễu Ngân Đình

Author
Tấm đệm vẫn cần phải có, nên hãy làm tấm đệm hình Tròn, bằng đường kính của Khuôn, Biến cái hình Chữ nhật của em thành hình tròn, Biến 4 cái Chốt thành 1 dãy các Chốt to xung quanh (10 cái), Mấy cái Bu long bắt xung quanh Đế với Đệm của em, trải nó thành 1-2 vòng tròn cỡ 10 -20 cái bắt chặt.
Hầm hố thế mới khỏe. Nhưng nhìn kết cấu vẫn nhỏ gọn

Lúc nào rảnh, post cái Lõi Bầu Quạt có hình cắt nhé, đưa hình xa xa thế thì tưởng tượng khó lắm.
Xem lại cái mục này nhé.

 
Last edited by a moderator:
H

Hoang Khanh

Author
Hàng của anh đúng là trời cao đất dày, anh nói đọ hàng làm em khiếp quá.Cái đường nước của em là do một học viên của thầy hướng dẫn từng mua khuôn cánh quạt của Đài Loan gợi ý, anh ấy chỉ nói sơ sơ là làm đường nước hình cung và em thì chỉ nghĩ được đến thế. Anh cho phép em học hỏi đường nước của anh nhé.

Mà hình như ống đưa nước vào của anh hơi nhỏ, của em là fi18 (mm) (em chỉ làm đường kính khuôn là 540 mm).
Như vậy là phần áo khuôn (tấm đực, tấm cái) trong thực tế người ta không dùng mà chỉ dùng 6 tấm còn lại là: tấm đẩy, tấm giữ, tấm trước, tấm sau, tấm đỡ, tấm đực phải không anh Đình ?Thực ra cái áo khuôn đó là em theo sách, cái khuôn nào cũng có nên làm theo, còn chỗ thực tập thì có khuôn có, có cái không.

Còn chốt thì em có làm để định vị lõi đực và lõi cái. Em cũng thấy 4 cái bu lông gắn 2 lõi vào áo khuôn là hơi ít nhưng chưa tính bền khuôn nên chưa biết là bao nhiêu là vừa. 4 bu lông đó là M20 vì chỗ em thực tập làm khuôn cho coppha cũng chỉ dùng M20 để gắn lõi.

Tổng độ dày của 2 lõi là 250 mm, em nghe nói là ít nhất phải như thế, nhưng nhìn đường nước của anh như thế thì anh cho em ý kiến là có nên sửa thành 350 mm ?
 
Last edited by a moderator:
L

Liễu Ngân Đình

Author
2 cái lỗ ấy thì em khoan thế nào, tùy em.
Miễn sao 2 cái Cút nước phải bắt vào được
Tổng độ dày 2 mảnh lên tới 400mm mới Khỏe. Nhưng nhớ là 2 tấm không có độ dày giống nhau.
Em đưa lòng khuôn sang phần Lõm vừa dễ Nguội và vừa dễ làm mát, nếu em làm như thế, sẽ dễ bị nhăn nhó cánh do Nguội không đều.

Các bộ phận khuôn mà em nêu thì cũng tùy từng trường hợp mà áp dụng.
Sau này đi làm, em chỉ cần nhìn kết cấu bộ khuôn và hình dáng sản phẩm sẽ rơi ra, em sẽ biết ngay đẳng cấp của người Thiết kế và gia công.
Nó không những là Công nghệ mà còn là Trí tuệ nữa, nếu thừa thì bộ khuôn bị cứng nhắc mà không có tác dụng gì ở phần thừa. Nếu hàng ra không đẹp thì chắc chắn sẽ thiếu sót gì đó, nếu em nhìn bộ khuôn mà đoán được bệnh của sản phẩm thì là Đại Cao Thủ rồi đó. Nếu đưa ra được biện pháp giải cứu là giỏi, nếu Thêm hoặc Bớt chút xíu mà Thành công thì cũng gọi là ĐẠI CAO THỦ.

Làm Khuôn mẫu nói riêng và cơ khí chế tạo nói Chung: Làm ra thì dễ, sửa sai thành đúng mới khó.

Chú ý: Anh làm nhoáng nhoàng, em phải nắm cái Thần chứ đừng bệt hay tưởng anh làm bài hộ em.
 
H

Hoang Khanh

Author
Đây là kết cấu khuôn em mới làm lại.

Đây là 2 mặt cắt của khuôn.




Và đây là lõi bầu quạt





Em có một số thắc mắc:
1. Đường kính và chiều dài của các chốt định vị khoảng bao nhiêu là vừa ?
- Đường kính chốt giữa khuôn đực, cái và tấm sau, tấm trước là 30 mm, dài 45 mm
- Đường kính chốt giữa tấm đẩy và tấm giữ là 10 mm, dài 16 mm
- Đường kính chốt giữa lõi bầu quạt và tấm đực, tấm đỡ cho lõi là 8 mm, dài 35 mm
2. Em dùng 14 bu lông M20 để liên kết giữa khuôn đực và khuôn cái với tấm sau, và tấm trước, như thế là đủ ?
- Dùng 2 bu lông để bắt lõi bầu quạt và khuôn đực ?
- Thanh chống tạo trụ tròn cho cánh quạt (ở giữa lõi bầu quạt) có cần dùng bu lông để bắt với tấm đỡ cho lõi bầu quạt ?
3. Có cần làm đường nước làm mát cho lõi bầu quạt ?
4. Nhựa làm khuôn là nhựa PC, còn thép làm khuôn cái và đực là 2311, thép làm các tấm CT3 ?
Anh Đình góp ý cho em nhé.
 
Last edited by a moderator:
L

Liễu Ngân Đình

Author
Dạo này tớ bận, ko giúp bạn được nhiều.
góp ý sơ bộ thế này:
+ Dàn đẩy đâu???? nó là yếu tố quyết định, nếu chỉ vẽ cho có như thế thì không hoạt động được tức vô dụng. Nhìn đường dẫn cọc đẩy, tôi có cảm giác cậu làm chưa đúng.
Hãy làm cái lỗ ở phần nhựa to cỡ fy8,1mm vì cọc đẩy fy8mm, phần mở chỉ cần fy9mm là đủ, chiều dài để cọc đẩy hoạt động dài khoảng 15mm-20mm, chứ để như cậu thì tôi đoán chừng 5mm, ngắn quá.

+ Khe tạo gân tăng cứng của Lõi bầu cánh côn thế thì khó nguội lắm, nhanh mòn điện cực xung.
+ Hình như đường nước, cậu chỉ làm ở Cối hoặc Chày, khuyên cậu nên làm cả 2 và phải dát 1 tấm BÍCH lên Rãnh đường nước chứ không phải làm 1 tấm đặt lên như thế, sẽ bị phì nước đấy.
+ Chưa có đường nước cho Lõi bầu cánh, nếu không có thì coi như sản phẩm hỏng, kẹt khuôn.
+ Dùng 4 bulon để bắt chặt cái Lõi bầu cánh này mới vững, chứ 2 con thì yếu quá, ky bo.
+ Cái thanh trống giữa Lõi bầu quạt cậu định dùng Bulon bao nhiêu để chống đỡ???
dùng hẳn 1 tấm đệm mà bắt chặt tấm đệm này vào đáy Lõi bầu quạt, vừa tăng cứng, vừa chặn đường nước vừa trống đỡ cái lõi này. Nhưng cho nó 8 con bulon 4 hoặc 6 nhé, đừng ky bo nữa.

Trước mắt thế đã.
+ Làm thế nào để kẹp bộ khuôn này trên máy ép nhựa nhỉ???
 
H

Hoang Khanh

Author
1. Dàn đẩy: em quên chưa đưa vào khuôn. Đúng là em làm chiều dài phần đẩy chỉ có 5 mm, em sẽ sửa lại.

2. Khe tạo gân tăng cứng cho lõi bầu cánh em sẽ sửa lại là vách đứng.
3. Em làm đường nước ở cả hai nửa khuôn mà anh. Phải làm tấm bích vì áp suất nước phun lớn phải không anh ? Em làm có 1 rãnh nhỏ để lắp đường sin nước, cái này em thấy ở công ty thực tập, em sẽ sửa lại thành mặt bích sau.
4. Đường nước của lõi bầu quạt em chưa biết đưa nước vào thế nào, khoan thẳng từ ngoài vào như đường nước của 2 lòng khuôn thì cách này không tốt, nếu đưa từ dưới lên thì em chưa hình dung ra đưa như thế nào, anh Đình gợi ý cho em chỗ này được không ?
5. Phần bu lông bắt lõi bầu quạt: em khoan 4 lỗ, 2 lỗ để định vị, 2 lỗ lắp bu lông, có lẽ cần tăng đường kính phần dưới của lõi bầu quạt.
6. Thanh chống lõi bầu quạt em dùng 1 bu lông M6 để bắt vào tấm đệm.
7. Kẹp khuôn lên máy ép nhựa: ý anh là phần diện tích tiếp xúc giữa mỏ kẹp và khuôn khi gắn lên máy nhựa quá nhỏ, không đủ lực kẹp ? Vậy là cần tăng đường kính của 2 tấm trước và sau ?

Lỗ phần nhựa sao lại làm tới 8 mm vậy anh ? Phần trụ của cánh quạt bình thường em thấy khoảng 5 mm, em không hiểu chỗ này lắm.
 
Last edited by a moderator:
L

Liễu Ngân Đình

Author
Theo tớ thì cứ dùng hết mác C45 đi, chứ CT3 thì sợ rằng bộ khuôn này lớn quá, nó không đủ sức chịu đựng đâu. Dù sao nó cũng mềm quá, phù hợp với những bộ khuôn vừa và nhỏ, chi tiết sản phẩm đơn giản.

+ Khe tạo gân tăng cứng em cứ thiết kế nó côn khoảng vài phút, để người ta Nguội nó thì theo cái được gọi là Tại Thiên, tức là do trời, tự nó sẽ có góc côn mở.
+ Cái Rãnh nước thì tiện mặt thấp xuống 1 chút vì sau khi đặt vòng đệm cao xu vào rồi tì miếng Bích lên và Tán vành xuống thì phần này sẽ bĩ lồi lên.
+ Đường nước của Lõi bầu quạt, em thử suy nghĩ theo cách nghĩ rằng dùng những mũi khoan để tạo thành 1 đường nước chạy vòng tròn từ trên xuống dưới.
Cái này hơi bị khoai, nhưng thử tư duy xem sao.
+ Cái Chốt đẩy, anh lấy ví dụ là fy8 để em dễ hình dung, còn thực tế nó là bao nhiêu, I DON'T KNOW
+ Đường kính tán bầu dưới em đừng vội quan tâm, vì em còn 1 tấm đệm sẽ thay thế cho cái tán này. Nhưng dù trường hợp nào, cũng đừng Ky bo có 2 bulon bắt chặt.

+ Vấn đề kẹp khuôn lên máy ép nhựa thì phụ thuộc vào kích thước bàn máy ép nhựa. Với 1 bộ khuôn lớn, nặng cỡ 800-900Kg thế này, em không thể kẹp sơ sài, đơn giản được.
Vì có cơ cấu hoạt động của dàn đẩy nữa nên Khuôn còn lớn hơn thế này nhiều. Khi đẩy sản phẩm, các Cọc đẩy (Chốt đẩy) có thể lòi ra khỏi mặt khuôn 100-150mm.
Còn mặt chứa Đậu phun thì làm 1 cái tán rộng hơn để kẹp.

Chú ý:
+ Đừng thết kế tấm Vuông , vì tổng thể khuôn đang Tròn, bên cạnh đó giá vật liệu sẽ rẻ hơn (VN còn nghèo mà).
+ Tiểu tiết: để gắn được vòng cao su ở đường nước, cần có keo dính nữa chứ không để không bao giờ.


Cái ô chữ nhật ở gần cái vòng cao su: Là cái gì thế?
Ch
 
H

Hoang Khanh

Author
Em đang sửa lại cái khuôn, tối nay post lên.

Còn ô chữ nhật vòng cao su là em lắp chốt định vị fy 30 đấy anh.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Nó giữ cái gì cái gì mà cần đến định vị?
chỉ là tấm đệm thôi mà.
Có đến 14 con Bulon bắt chặt rồi, thêm cái cữ định vị có tác dụng gì đâu.
 
H

Hoang Khanh

Author
Đây là bộ khuôn em làm lại. Phần đường nước cho lõi bầu quạt làm giống như 2 khuôn cái và đực. Khoan đường dẫn nước từ ngoài khuôn đực để đưa nước vào trong.
2 tấm kẹp trước và sau tăng đường kính tới 600mm để kẹp lên máy nhựa dễ dàng hơn
Cập nhật thêm 6 ty đẩy








 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Nhìn cái đường nước mà chú sáng tác, cười vỡ bụng mất.
Nếu làm để cho có, cho đủ thì ok
còn làm để sài thì cái này vô dụng.
nhìn coi, nhựa nằm ở đâu mà làm đường nước ở đây?
đã gợi ý là phải khoan mà.
Tiện thể, sửa lại đường nước của khuôn luôn nhé, cách xa thế thì chưa kịp làm mát đã dỡ khuôn rồi, sản phẩm hỏng vẫn hoàn hỏng vì nhăng.

Kể chuyện ngoài luồng tí cho chú có kinh nghiệm: Mấy ông làm khuôn giá rẻ, tại sao giá thấp thế mà các ông ấy vẫn nhận làm?
1- Phôi CT3 làm Chầy, cối, các phụ kiện khác đại bộ phận là mác thép kém hơn, có khi còn là C11, C20, v.v... Tạp phế lù luôn. Nếu thực sự cần phải C45 thì cho nó cái Lõi, còn lại là đóng vành, mặc áo, gá đùm, v.v...
2- Tại sao sản phẩm vẫn nuột? Đơn giản là họ làm rất cẩn thận vì họ biết mình làm đểu mác thép, biết là tuổi thọ không cao nhưng phải làm vì miếng cơm manh áo.
3- Ăn được mác thép rồi, sắt vụn cũng phải tận dụng rồi, vậy ăn được gì đây???? Phoi, cứt sắt, ăn được mà. Thế nên đường nước của khuôn Nhựa, Đúc được Phay, Tiện, Khoan tẹt. Có cảm giác là cách lòng khuôn chừng 5mm. Đục khoét kinh luôn.
Nhưng đó lại là ưu điểm vì nó truyền nhiệt và tản nhiệt tốt nên sản phẩm ra vẫn cứ ầm ầm, còn mấy ông nhà Nát và mấy ông Đại Hại thì cứ nghĩ mình có máy xịn, phôi tốt mà sao ko làm được như người nghèo.
Đương nhiên, tuổi thọ của bộ khuôn là không cao, vì mác thép không tốt. Nhưng không sao, Kinh tế thị trường tính đến sự có lãi chứ ko tính vấn đề Nồi Đồng, Cối Đá.


Quay lại chuyên môn:
Bận quá, ngó qua thôi, chưa ngắm kỹ.
Thu tấm đệm phần Lõi bầu quạt lại đi, nó chỉ là tấm Chặn thôi.
Thiết kế giàn đẩy và cơ cấu đẩy sản phẩm của giàn đẩy đi.

Nhớ lắp mỗi bên Chầy, Cối 2 cái Bulon cân khuôn để treo nhé, nó là tiểu tiết, nhưng không có nó thì toi, thực ra bây giờ làm là sơm vì chưa có tổng khuôn, nhưng cứ làm đi, mai mốt Tớ quên là khổ cậu đấy.
Thầy hỏi: Làm thế nào để đưa khuôn lên máy ép?
Trò Hoang Khanh: ...........?
he he êh
 
Last edited by a moderator:
L

Liễu Ngân Đình

Author


COPY về máy mà phóng to nó lên cho Khỏe, nhìn ảnh bé bé này. khó nhìn quá.
 
Last edited by a moderator:
H

Hoang Khanh

Author
1. Đường nước mà anh gợi ý cho em có phải là sau khi khoan lên, anh sẽ đặt 1 tấm thép khoảng 2-3 mm vào giữa lỗ khoan (để hở phần đáy lỗ), khi đó nước chạy lên rồi sẽ chạy xuống ra ngoài, bên trong lỗ sẽ có 2 dòng chảy đối lưu ?

2. Phần giàn đấy: Theo em thấy thì trên máy nhựa có 1 bộ phận để đẩy tấm đẩy và tấm giữ khi phun nhựa và làm mát xong, khi đó sản phẩm rớt ra ngoài nhờ 6 ty đẩy

3. 2 cái bu lông cân bằng để treo em quên đưa vào thật. Khi đi thực tập em thấy công nhân mặc định biết làm cái đó rồi nên quên mất.

4. Đường kính phần chóp bầu quạt là 65mm, khoảng cách từ phần trên lõi bầu quạt tới khuôn cái là 1,017 mm (do độ co ngót của nhựa PC là 1,016-1,018)
 
Last edited by a moderator:
L

Liễu Ngân Đình

Author
Đôi lúc người ta không biết phải cải tiến thế nào nên đành Cải biên để giả vờ cải tiến, thực chất là khó quá, chẳng làm được, nên đành nhờ bọn SV làm hộ để mình ngồi đãi Cát tìm Vàng.
Chuyện này có từ lâu rồi, giờ vẫn tiếp tục phát huy.
Hôm nay, ngồi nói chuyện với 1 cậu Kỹ sư tốt nghiệp loại Khá, vừa ra trường thuộc ĐH KTCN Thái Nguyên mà buồn cười quá đỗi khi cậu ấy không thể nói nổi về môn học CAD, môn học CAM, môn học CNC vì cậu ấy thực sự sốc khi nhận ra kiến thức của mình học được hình như trong CAD có CAM mà trong CAM lại có CNC và trong CNC có CAM trong CAM lại có CAD.
Rút cục lại là lộn tùng bậy, chẳng biết đằng nào mà lần.
Hỏi cậu ấy biết nhiều về máy nào nhất, cậu ấy bảo là máy Tiện vạn năng. Cho 1 catalog máy tiện vạn năng, cậu ấy dịch cũng tạm nhưng khi hỏi: chỉ ra cái thể hiện thông số Bed wide thì cậu ấy chịu luôn.
Lúc này cậu bé ôm đầu, tôi đành nói chuyện phiếm chứ không nói chuyện chuyên ngành nữa.
Thật tội cho cậu ấy.

Giờ giúp cậu này làm 1 bộ khuôn cánh mà có cảm giác, cậu này bảo vệ luận án Tiến sỹ vậy.
Kể ra thì 1 SV có thể thiết kế 1 bộ khuôn Nhựa được, nhưng giao cho người ta làm 1 bộ khuôn cánh quạt thì quả là quá khó, nếu không mất 2 năm kinh nghiệm ngồi gãi khuôn thì làm sao mà biết cách chọn kiểu khuôn. Coi như vấn đề làm ra cái Cánh này chẳng cần nó Quay, nhưng rõ ràng kết cấu khuôn này là chẳng giống ai, đơn giản mà đòi hỏi kiến thức quá cao, so với 1 ông Kỹ sư tương lai.
Đúng là Đại Hại
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
1. Đường nước mà anh gợi ý cho em có phải là sau khi khoan lên, anh sẽ đặt 1 tấm thép khoảng 2-3 mm vào giữa lỗ khoan (để hở phần đáy lỗ), khi đó nước chạy lên rồi sẽ chạy xuống ra ngoài, bên trong lỗ sẽ có 2 dòng chảy đối lưu ?

2. Phần giàn đấy: Theo em thấy thì trên máy nhựa có 1 bộ phận để đẩy tấm đẩy và tấm giữ khi phun nhựa và làm mát xong, khi đó sản phẩm rớt ra ngoài nhờ 6 ty đẩy
Anh ko phải Tôn Ngộ Không nên không đặt được cái tấm thép nào vào cái lỗ khoan mà em tưởng ra. he he he
Cả giàn đẩy có cái Cọc, chốt, thanh đẩy chứ Ti toe cái gì, dân trong đấy chắc gọi là cái gì đó chứ ai lại gọi là cái Ti, nó có ngắn cũn cỡn đâu mà gọi nó thế, nếu nó nhỏ như cái bơm mỡ máy thì người ta mới gọi nó là cái Vú mỡ, Ti bơm mỡ, Núm bơm mỡ.

Chú ý mấy cái đường nước: Cái lỗ khoan ra ngoài vỏ thân khuôn, cần có 1 nhát dao Phay vào đó thì cái lỗ ấy mới khoan được.
Cái Lỗ để bắt Bulong cân máy cũng phải có 1 nhát Phay mặt.


Đằng nào cũng chỉ là ĐỒ ÁN GIẤY, hay là cậu chơi luôn quả Khuôn tự cắt Đậu (Khuôn đậu Kim, Khuôn giấu đậu, v.v...)
Làm phát này, thầy của cậu quỳ sụp xuống gọi cậu là Tổ sư cũng nên ấy chứ.
Từ trước tới giờ, bộ khuôn cánh dạng này chưa có ai làm, Tây, Nhật, Mỹ thì làm lâu rồi.
 
Last edited by a moderator:
H

Hoang Khanh

Author
Ý của em là thế này:





Đường nước của anh có rất nhiều ưu điểm, em cũng muốn làm theo như thế nhưng đồ gá để khoan những đường xiên như thế thì khoai thật. Cảm ơn anh đã gợi ý cho em.
Công ty em thực tập thì gọi thanh trụ tròn đẩy sản phẩm là ty đẩy đấy anh Đình.
 
Last edited by a moderator:

QuyenQCM

Active Member
đường nước làm mát không nhất thiết phải theo lối mòn của những người đi trước,nó phải tuỳ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất máy móc và công nghệ của công ty thôi,nhưng nó phải đảm bảo 1 yếu tố duy nhất đó là làm mát
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Cái này đâu cần đồ gá cao siêu gì đâu, chỉ cần cái đầu người thợ thôi.
Vì khoan 2 cái lỗ này sao cho giao nhau, nó đòi hỏi kinh nghiệm người thợ nhiều hơn là yếu tố đồ gá.
Khoan này là khoan sâu, nên sẽ khoan trên máy khoan cần, trước khi khoan thì dúi mũi Phay xuống tạo mặt phẳng rồi khoan. (vẫn gá kẹp trên máy khoan cần) không cần đồ gá chuyên dùng.

Mũi khoan của em có nhước điểm là gần vỏ quá, tốt cho phần nhựa ở vỏ, còn phần nhựa ở lõi và phần tăng cứng lại bị hạn chế, đặc biệt phần lõi bị hạn chế. Thêm nữa là nước bị Quẩn, không tản nhiệt tốt.
Cả cụm này rất nóng, nếu làm mát không tốt, sản phẩm không thể cân bằng được.
 
Top