Gia công khuôn cánh quạt

  • Thread starter Hoang Khanh
  • Ngày mở chủ đề
H

Hoang Khanh

Author
Đồ gá để khoan thì theo em nó giống như đồ gá khi phay bánh răng côn, khi đó người ta dùng đầu phân độ. Chắc phải tìm tài liệu về món này rồi, sách kỹ thuật phay chỉ có cái hình nhỏ quá.
 
Last edited by a moderator:
L

Liễu Ngân Đình

Author
Việc của cậu là thiết kế khuôn hay lo việc vẽ ra không ai làm được???
muốn đạt trình độ, vẽ ra không ai làm được thì hoặc là thằng Điên hoặc là Thiên tài mới làm được.
Mình là người bình thường thì lo gì vấn đề đấy.
Vậy là phải bày cách gá và khoan rồi.
Mục đích là để 2 đường khoan giao nhau chứ không cần độ chính xác cao. Vì thế người ta sẽ làm 1 cái giá đỡ dạng chữ L để đỡ cái lõi. kẹp chặt cái chữ L này lên cạnh bàn máy khoan cần, đặt vật lên, kẹp chặt vật lên cạnh bàn máy khoan. Chú ý, do cạnh bàn máy khoan cần cũng có rãnh nên có thể bố tri 1thanh đỡ cạnh chữ L. Và do chữ L đã để nghiêng 1 góc được căn bằng Thước góc để khi khoan, 2 mũi khoan giao nhau.

Cách 2, thông thường, máy Khoan Cần đã mua đủ bộ bàn, thì có 1 bàn gá có khả năng nghiêng, vì vậy có thể kẹp vuông góc chi và thanh đỡ chữ L rồi nghiêng bàn máy và phay rồi khoan.

Cách 3, Có một số máy khoan cần có thể nghiêng được đầu máy, nên chỉ cần kẹp chặt chi tiết vào chấu cặp máy tiện, kẹp lên bàn máy và nghiêng đầu máy để phay và khoan.

Mèng ơi! Còn lo không khoan được nữa hay thôi???
Lo thiết kế cái giàn đẩy và kết cấu phần đuôi khuôn đi. Lo chi ba cái chuyện vặt vãnh này chứ.
 
Last edited by a moderator:
H

Hoang Khanh

Author
Chuyện khoan như thế em cũng đã tìm hiểu, nói chung là với người thợ khá một chút thì làm được ngay.
Chiều em post phần dàn đẩy lên.
 
Last edited by a moderator:
H

Hoang Khanh

Author
Cái giàn đẩy em làm. Hình trụ tròn màu vàng là lò xo để hồi 2 tấm đẩy tấm giữ về vị trí ban đầu, 2 tấm này và ống lót được giữ lại bởi tấm kẹp sau

 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Em không thấy độ dầy của khuôn là hơi quá??
phần khuôn chứa lõi cánh là quá dầy, làm sao đường nước phát huy được hiệu quả?
Em xem xét kỹ cái Máy ép nhựa chưa? phần chứa dàn dẩy ấy, khi em lắp khuôn lên máy, phần dàn đẩy có hoạt động tốt với máy ép?

Vì không nhìn được rõ, tốt nhất. em chụp ảnh cận cảnh bộ dàn đẩy, như vậy anh mới thấy rõ từng tiểu tiết một.


CÓ CẢM GIÁC KHÔNG LÀM VIỆC ĐƯỢC KHI ĐƯA LÊN MÁY ÉP.
 
H

Hoang Khanh

Author
Em post lại giàn đẩy. Anh Đình cho em biết tại sao dàn đẩy không làm việc được không ? Anh Đình có thể cho em biết tên của máy nhựa anh dùng để phun cho khuon cánh quạt được không ?




 
Last edited by a moderator:
L

Liễu Ngân Đình

Author
vẽ từng cái lò xo một, không phải là vấn đề khó, vì mình chỉ cần đại khái thôi, đúng không.
Nếu em vẽ rõ được từng cái lò xo một, sẽ dễ hơn cho anh, chứ túm tụm thế này, khó hiểu rõ lắm.
Anh thì ko có lắp cái khuôn cánh quạt nào lên máy ép nhựa nào bao giờ nên chẳng biết nó thế nào cả.
Hè hè, đừng thất vọng nhé, đừng dật mình nhé
:24:

Theo anh thì em nên làm cái kết cấu Khuôn kia ngắn lại tương đối so với cái bên có đậu phun.
Thiết kế dàn đẩy lòi ra ngoài đi, đừng làm như vậy, em tưởng là tiện ra 1 cái vành tai để kẹp lên máy nhựa dễ dàng vậy sao? Vô hình chung, cái này sẽ hạn chế quá trình tháo và lắp khuôn lên máy.
Em sửa đi, hôm nào rảnh, anh đưa lên bản vẽ để em tham khảo (tự vẽ đấy, he he he)
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Mr.Quyền có ý kiến gì thì góp ý thêm để KS tương lai hiểu hơn, anh sợ là anh truyền đạt hơi bị dở.:106:
 
H

Hoang Khanh

Author
Tiếp thu ý kiến của anh, sẽ sửa ngay cái khuôn đực, thực ra sửa rồi nhưng nghĩ thế nào lại không làm. Mà làm thế thì độ dày 2 khuôn chỉ khoảng 260 mm thôi anh Đình, lúc trước anh bảo là ít nhất phải 400mm ?

Em chỉ dùng có duy nhất cái lò xo để hồi tấm giữ và tấm đẩy đó, cái lò xo đó em lấy từ catalogue của Misumi, thực ra hình ảnh họ đưa ra chỉ là một khối trụ như vậy, còn chi tiết từng vòng thì phải tự mình dựng hình. Dựng cái này đại khái thì không khó.

Phần dàn đẩy lòi ra ngoài nghĩa là 2 tấm đế và tấm giữ sẽ được đưa hẳn ra ngoài tấm kẹp sau phải không anh Đình ?
 
Last edited by a moderator:
H

Hoang Khanh

Author
Phần giàn đẩy em đặt ra ngoài tấm kẹp sau, kèm thêm lò xo phần màu đỏ có các thông số như sau (từ catalogue của Misumi): cao 70 mm, đường kính ngoài: 70 mm, đường kính trong là 38,5 mm, độ nén 50%, bước xoắn (pitch) thì không có, phải mua mới biết. Khi lắp vào thì nén sẵn 1 đoạn khoảng 2 mm.






Lõi bầu quạt làm lại đường nước, độ nghiêng giữa 2 đường là 14 độ, đáy lỗ cách mặt trên lõi bầu khoảng 10 mm





 
Last edited by a moderator:
L

Liễu Ngân Đình

Author
Chiều dầy khuôn đực và cái chẳng nhẽ lại bỏ qua mấy tấm đệm. Mình làm thì phải thấy sự hợp lý của đường nước và các chi tiết kèm theo nó, thì nó mới thành tổng khuôn.
Khi đưa dàn đẩy vào trong như em đã thiết kế thì đấm vào để đẩy sản phẩm ra, chắc chắn được, còn nó có tự hồi không thì 60% sẽ không sau 1 thời gian làm việc.
Chính vì vậy mà phải đưa nó ra ngoài.
Tại sao thì em suy nghĩ nhé,
Như vậy là ta phải làm 1 cái Khung để chứa cái dàn đẩy lồi ra ngoài này đấy. Em thiết kế đi.
Tia sáng cuối đường hầm đã thấy manh nha, nhưng để đi đến nơi còn nhiều điều bàn tính.
Những nhình em vừa Post, anh không thấy gì.
Để lúc khác nhìn 1 thể vậy.
 
H

Hoang Khanh

Author
Ý anh là cái lò xo sau một thời gian làm việc không còn co giãn được nữa ? Thiết kế dàn đẩy ra ngoài tức là 2 tấm đẩy và tấm giữ ra ngoài khỏi tấm kẹp sau, khi đó trụ tròn đẩy sản phẩm trên máy nhựa nối trực tiếp vào tấm đẩy ? Vậy thì có cần lò xo không vì 2 tấm này được kéo ra, đẩy vào hoàn toàn bằng trụ tròn đó ?

P/S: Anh Đình nhìn hình không rõ hay là em dựng hình anh không thấy tương lai sáng sủa vậy anh ? vì em phóng to lên thì nhìn cũng rõ lắm.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Hình ảnh của em đưa lên không thấy gì hết.
Cái dàn đẩy ấy đưa ra ngoài là để tránh hiện tượng Xi Lanh mà em đã làm. Như vậy là khi bị đẩy ra, nó sẽ không cần sự kéo về mà vẫn tự hồi về nhờ những lò xo.
Nếu làm như em sẽ bị xy lanh từ các cọc đẩy với lỗ đẩy đến phần dàn đẩy cũng bị xy lanh, như thế là đầu cuối đều xy lanh. Điều kiện làm việc là Khắc nghiệt nên vấn đề Sạch bụi là không thể, phần Dàn dẩy sẽ bị kẹt bẩn, thêm nữa là bị mút không khí, sẽ giảm tính đàn hồi của lò xo, không phải là lò xo không đẩy mạnh được mà do bị mút và ma sát nhiều nên không thể đẩy nhanh cả dàn đẩy lùi về được mà phải từ từ, như thế là bên Cái đã lao vào để ép cái mới. va chạm mạnh sảy ra, không tốt cho mặt khuôn bên Cái.
Nếu làm lồi ra sau lưng Đực, ưu điểm rõ ràng có thể thấy được.
Đến đây, em hiểu chưa??? nếu chưa hiểu, anh sẽ giải thích thêm. Vì thời gian ngắn ngủi nên anh ko thể viết tiếp.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Nhìn được hình 1 cách rõ ràng và sắc nét thì lại sợ đến Tái xanh, tái xám mặt mày.
1- Lò xo sẽ được bố trí, mỗi cái cọc đẩy là 1 cái lò xo
2- Do dàn đẩy sẽ lộ ra ngoài nên cần 1 miếng gọi là Tấm dẫn cọc đẩy. Nó vừa dẫn cọc đẩy vừa là tấm chặn Lò xo.
3- Cọc đẩy sẽ phải phân Tầng (đưa lên Tiện thì nò là Tiện Bậc): Đoạn đầu nhỏ để đẩy sản phẩm, phần sau to để tăng cứng cho cọc.
4- Đường nước cho Lõi bầu quạt cần thay đổi bố cục ngay, Tất cả các mũi khoan có cùng 1 tâm đến, làm như em, khả năng đi lệch là hoàn toàn sảy ra với tần suất cao. Khi em ép nó vào cùng 1 tâm đến thì dù lệch lạc cỡ nào, nó vấn có phần giao thoa lớn nhất. Làm như em thiết kế, nhỡ khoan lệch do mũi khoan đi lệch vì me cắt không cân hay bất cứ lý do nào, hoặc 2 mũi khoan không giao nhau, hoặc sẽ giao nhau ít nhất. Ta đang cần nó giao nhau là lớn nhất cơ mà.
Em có thấy rằng cách bố trí đường nước như vậy sẽ làm áp lực nước yếu không???
Chẳng động não gì cả, hì hụi làm không sáng tạo. Đáng trách.
Em làm thêm 1 hệ thống cấp nước cho nửa còn lại đi. Như vậy ta sẽ có 2 đường vào và 2 đường ra cho Lõi cánh. Chẳng phải làm thế này, lõi sẽ được làm mát cao hơn là 1 đường vào, 1 đường ra hay sao?
Cái lỗ nghiêng của đường nước giao thoa kia thì miệng lỗ không thể tròn vành vạnh như thế được. Ban đầu anh đã nói là phải thả mũi Phay vào để tạo mặt phẳng cho mũi khoan. Vậy chỗ đấy khá hầm hố chứ không đẹp đẽ như hiện nay. Nó sẽ có vết nghiêng của dấu ấn Dao phay thả xuống, giống 1 cái Tán mở lỗ xỏ bulon vậy và bị Nghiêng.
5- Trên vành của Lõi bầu cánh có các lỗ nhỏ và lỗ suốt để làm gì thế? (trừ 4 lỗ bắt bulon). Nếu định vị thì chỉ cần 1 thằng đã đủ khóc rồi, ép nhiều thế, khác gì Hàn ghép 2 mảnh với nhau. Lấy ra sửa chữa kiểu gì bây giờ??? Tương tự với Kết cấu cả bộ khuôn, chỗ nào cần định vị, em chỉ nên cho 1 chốt định vị thôi, đừng cho trên 2 cái, nếu nhiều quá chắc lấy Vam (CẢO) ra, thi xem bắp tay ai to nhất cũng nên. he he he
6- Cái Tán của Cọc đẩy nên làm hình thang Côn để khi tháo ra, lắp vào không bị lệch cữ sau khi sửa nguội. Đừng quan tâm gia công thế nào. (gợi ý là đem cắt dây)
 
Last edited by a moderator:
H

Hoang Khanh

Author
1. Lò xo cho cọc đẩy, em cũng có nghe nói đến rồi nhưng có người bảo làm khuôn xịn như của Nhật, Đài Loan mới làm, mình thì khỏi, bây giờ nghe anh nói em cũng muốn làm, đặt nó ngay trong lõi cánh, hay xuyên suốt chiều dài cọc đẩy vậy anh Đình?

2. Em đang suy nghĩ về cái dàn đẩy đó, cái này chẳng giống mấy cái khuôn mà em từng thấy nên hình dung còn khó.

3. Chọn lại cọc đẩy thì không khó lắm, tiếp thu ngay.

4. Cái lỗ đặt dao phay thì em tiếp thu rồi nhưng không vẽ vào thôi.
Cái đường nước em cũng đau đầu từ hôm qua tới giờ, chạy thử trên Moldflow thì không tài nào làm nguội được phần dày nhất trên gân bên hông cánh quạt. Đặt thêm đường nước vào thì sợ yếu khuôn, giờ nghe anh nói thế thì làm việc ngay, cái đường nước này đúng là đắt giá, gần đây em mới hiểu anh nói là bộ khuôn này ăn nhau ở cái lõi bầu quạt.
Có lẽ phải giảm đường kính xuống còn 4 mm cho mấy cái đường nướ này,để 5 mm thì to quá.

5. Em làm theo sách vở đấy mà, 2 chốt mà lắp chặt thì sau này lấy ra thì không biết tháo ra thế nào, ngồi xuất bản vẽ Autocad tuần sau nộp cho Thầy ký mà cứ lẩm bẩm làm sao lấy ra được ? Coi chừng khi bảo vệ mà bị hỏi là chết, cảm ơn anh Đình chỗ này (tất nhiên các chỗ khác cũng cảm ơn rồi)
Các lỗ nhỏ để bắt 8 bu lông với tấm đế mà anh nói hôm trước.

6. Cái cọc đẩy em lấy từ catalogue của Misumi anh ạ, chỗ em thực tập cũng đi mua cọc đẩy, bạc của Misumi thôi nên họ bán thế nào mua thế ấy.
 
Last edited by a moderator:
L

Liễu Ngân Đình

Author
1- Với 8 cái lỗ nhỏ ấy thay bằng 4 cái lỗ to để bắt bulon M8 hoặc 6 đi. Vừa khỏe vừa đơn giản, vẫn đảm bảo yếu tố kỹ thuật.
2- Cọc đẩy nằm trong Lò xo, chuyện này có gì mà ghê gớm đâu, VN bán đầy loại lò xo này. Nó sẽ nằm từ tấm đỡ tán cọc đẩy đến tấm dẫn hướng cọc đẩy, tức là nằm ở ngoài thằng Đực. THế nó mới hồi dàn đẩy lại chứ.
Cái cọc đẩy này tự thiết kế là chủ động nhất, nếu mua hàng sản xuất đại trà thì lại phải chích và hàn cố định cọc, thuận tiện cho chế tạo, khó cho sửa chữa.
3- với 2 phần đường nước, em bố trí cẩn thận kẻo sai. Vách ngăn Vàng đối diện nhau. 2 đường vào ở 1 bên, 2 đường ra ở 1 bên. Như vậy mới đảm bảo áp lực nước đồng đều. Lỗ khoan cứ giữ fy5 đi, fy4 hơi bị nhỏ vì khoan sâu, sẽ yếu.

Như từ đầu anh nhấn mạnh, bộ khuôn này nó chẳng giống những bộ khuôn thông thường chính là ở bộ phận làm mát lõi, hệ thống cọc đẩy và kết cấu dàn đẩy. Đặc biệt là cái Lồng bảo vệ cái Dàn đẩy này có tác dụng bảo vệ dàn đẩy và gá khuôn lên Máy ép Nhựa.
Nhìn cái Vỹ của nó hơi bị hoành tráng đấy, tưởng tượng thôi cũng thấy nó khá lập dị, em cứ vẽ đi, mai mốt anh rảnh, anh vẽ cho coi. Giờ đi cầy tiếp đây.
 
Last edited by a moderator:
H

Hoang Khanh

Author
Anh Đình khoan đi cầy vội, cho em hỏi cái đướng nước thứ 2, lỗ khoan này em có thể bắt đầu từ ngay 2 lỗ khoan đầu không ? Vì diện tích phần lõi nhỏ quá, hay làm lỗ riêng biệt ?
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Tự thêm thắt những cái phụ nhé, anh vẽ vội buổi nghỉ trưa, chỉ được thế thôi;



 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Anh Đình khoan đi cầy vội, cho em hỏi cái đướng nước thứ 2, lỗ khoan này em có thể bắt đầu từ ngay 2 lỗ khoan đầu không ? Vì diện tích phần lõi nhỏ quá, hay làm lỗ riêng biệt ?
Ha ha ha ha,
con Gà này định trốn nước Sôi.
Chạy đằng nào cho thoát khỏi tay Sờ Mót nhỉ???
Nghĩ đi, 36 kế, không nhẽ lại ko dùng được kế nào.
Tất cả, cơm đã dâng tận Miệng rồi, ăn nhiều rồi, giờ muốn ống nước mà không tự uống là Chết Nghẹn luôn.
Ha ha ha ha

Dùng cả mớ phần mềm phân tích lung tung đường đi của Nhựa, đường tản nhiệt, v,v..... thế mà chẳng có cái phần mềm nào nó chỉ cho chỗ đặt đường ống nước.
Đúng là phần mềm vô dụng quá.
Các chú thấy hậu quả của sự ỷ lại vào Công nghệ chưa???
Nó rất tốt cho các bạn trẻ vì nó tổng hợp kinh nghiệm của những Lão Già ( Khôn đâu đến Trẻ, Khỏe đâu tới Già).
Nhưng nó chỉ thực sự hữu dụng cho những người miệt mài lao động thôi, chứ những gì các bạn học được ở Trường chỉ như việc biết vận hành 1 cái máy phay, máy tiện. Tức là ta biết quay cái tay quay này thì cái gì lao vào làm việc hoặc rút ra mà thôi. Còn để làm ra những sản phẩm Tinh Sảo, có hàm lượng Chất xám cao lại là kỹ năng, sự thuần thục, sự thông minh sáng tạo và sự miệt mài lao động mới có được.

Tất cả được tổng hợp lại bởi 1 câu: THUẬN THEO TỰ NHIÊN
Để làm được theo câu này, đòi hỏi kiến thức và trí tuệ chứ ko phải kiểu Hiệu ứng Con Vẹt Già.

Good Luck.
 
Top