Các vấn đề trong hoạt động phát triển sản phẩm

Nhiều doanh nghiệp Việt gặp khó khăn trong quá trình phát triển sản phẩm, không đạt được hiệu quả như mong đợi. Một số khó khăn có thể kể đến như quá trình phát triển sản phẩm trở nên phức tạp và rối ren, kế hoạch sản phẩm không liên kết chặt chẽ với chiến lược tổng thể của doanh nghiệp. Cùng Meslab tìm hiểu các nguyên nhân đang cản trở thành công của công tác phát triển sản phẩm tại các doanh nghiệp hiện nay.

1. Người làm sản phẩm không có mindset làm sản phẩm

Khi người làm phát triển sản phẩm thiếu mindset làm sản phẩm, đó có thể là một rủi ro đáng lo ngại cho doanh nghiệp. Thiếu sự tập trung vào nhu cầu của khách hàng có thể dẫn đến việc sản phẩm không đáp ứng được mong đợikhông thu hút được thị trường. Đồng thời, sự thiếu sót trong việc tạo ra giá trị cho khách hàng có thể khiến doanh nghiệp đánh mất cơ hội cạnh tranh và doanh thu.

Thêm vào đó, khi không có mindset sáng tạo và đổi mới, người làm sản phẩm có thể bỏ qua cơ hội để nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm. Điều này có thể khiến doanh nghiệp tồn tại trong sự trì trệ và không thể đáp ứng được sự thay đổi của thị trường.

Vì vậy, để đảm bảo được sự phát triển thành công của sản phẩm, các chủ doanh nghiệp nên tập trung vào xây dựng một môi trường làm việc, đào tạo và khuyến khích nhân viên nâng cao tư duy về phát triển sản phẩm.

2. Thiết kế sản phẩm không hướng tới giá trị khách hàng

Giá trị của khách hàng là yếu tố cốt lõi trong thành công của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn trao giá trị cho khách hàng, doanh nghiệp đó cần đem đến sự hài lòng và lợi ích tới khách hàng thông qua sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Một thiết kế sản phẩm không dựa trên việc giải quyết nỗi đautăng cường giá trị khách hàng mong muốn sẽ khó mà thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm đó. Để khắc phục vấn đề này, các doanh nghiệp nên áp dụng khung thiết kế Customer value proposition (CVP Framework) trong quá trình làm phát triển sản phẩm để tạo giá trị thực tế cho khách hàng.

3. Quy trình thiên về giải pháp, tuân thủ thay vì sáng tạo giá trị cho khách hàng

Một vài doanh nghiệp có hoạt động R&D nhưng chưa thực sự làm R&D hiệu quả khi tập trung quá mức vào yếu tố công nghệ, hoặc cố gắng tạo ra các sản phẩm đáp ứng đúng hợp đồng. Điều này dẫn đến sản phẩm tạo ra có công nghệ tiên tiến, độc đáo nhưng lại không “bán” được vì đó không phải là sản phẩm, giải pháp khách hàng mong muốn và tìm kiếm. Vì vậy doanh nghiệp cần sử dụng và áp dụng các phương pháp như tư duy thiết kế (design thinking), khám phá khách hàng,...để có góc nhìn và hiểu biết sâu sắc về “cái khách hàng muốn” từ đó xây dựng các sản phẩm đem lại giá trị thực sự cho họ.

4. Nhìn nhận sai lầm về vai trò của R&D

Trước thách thức của toàn cầu hóa và cạnh tranh quốc tế, hoạt động R&D giữ vai trò quan trọng và đòi hỏi tính tập trung cao độ của các doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này, mà thường chưa nhận ra tính đặc thù của R&D, coi R&D như phòng kỹ thuật, công nghệ dẫn đến hoạt động R&D không làm đúng chức năng cốt lõi là tạo ra thiết kế, công nghệ, giải pháp hiện thực hóa sản phẩm. Các doanh nghiệp cần trang bị, xây dựng cơ cấu phòng ban triển khai sản phẩm hiệu quả với chức năng Product & chứng năng R&D phối hợp để phát huy tối đa vai trò của R&D với doanh nghiệp, biến R&D sản “mềm” quan trọng của doanh nghiệp.

5. Cách làm sản phẩm không phát huy trí tuệ đội nhóm

Sản phẩm làm ra là kết quả tư duy và phát triển của một đội nhóm nhỏ hoặc cá nhân đơn lẻ không có sự tham gia từ góc độ liên phòng ban để hòa trộn ra giải pháp tốt nhất sẽ đơn điệu, một chiều và có nguy cơ bỏ sót các giải pháp thực sự giá trị, rủi ro khi ra mắt. Các doanh nghiệp cần tạo môi trường khuyến khích sáng tạo và thu nhận ý kiến trái chiều, môi trường khuyến khích tư duy phản biện, tái tư duy; áp dụng khung sáng tạo đội nhóm trên nền Design Thinking; áp dụng các công cụ sáng tạo như Scamper, Triz,...

Kết luận

Phát triển sản phẩm là một phần quan trọng của hoạt động doanh nghiệp, đem lại giá trị lớn và có ảnh hưởng lâu dài. Để hoạt động phát triển sản phẩm đạt hiệu quả, trước hết các doanh nghiệp cần nhìn nhận đúng vai trò quan trọng của R&D; có tư duy làm sản phẩm hướng tới giá trị khách hàng từ đó vận hành, quản trị các dự án về phát triển sản phẩm phát huy trí tuệ đội nhóm, cùng hướng tới những sản phẩm dịch vụ đột phá, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

 

Get in touch

+84 91 571 9900

meslab@meslab.vn

  • Published
    27/3/2024
  • Page views
    335
Top