Hình thái tổ chức đội ngũ RD

Đội ngũ Product R&D thường rất đa dạng: kỹ sư, chuyên sia các ngành khác nhau. Vấn đề nảy sinh là cần tổ chức họ như thế nào, trong cách tổ chức đó thì các cá nhân liên kết với nhau ra sao? Việc tổ chức này gọi là xây dựng đội ngũ. Nó ảnh hưởng đến kết quả cộng tác và hiệu suất làm việc của các cá nhân cũng như toàn dự án. Tùy tự dự án mà có kiểu liên kết giữa các cá nhân khác nhau, nghĩa là có cách tổ chức khác nhau.

Tổ chức theo phòng - ban chuyên môn

Theo cách này, các cá nhân được quản lý bở các phòng ban. Ví dụ: phòng marketing, phòng thiết kế, xưởng sản xuất, phòng cơ - điện,... Cá cá nhân sẽ chịu sự quản lý từ trưởng phòng.

Ưu điểm

Việc tổ chức theo phòng - ban chuyên môn sẽ tạo ra sự chuyên môn hóa cao cho mỗi bộ phận. Hàng ngày, các bộ phận vẫn thực hiện các công việc của mình theo như kế hoạch đã đề ra. Khi có phát sinh hoặc yêu cầu, các bộ phận này mới thực hiện theo yêu cầu từ lãnh đạo dự án.

Như vậy vừa đảm bảo được công việc chuyên môn, vừa đảm bảo được các công việc của dự án phát triển sản phẩm.

Nhược điểm

Về lý thuyết, mô hình này khá hiệu quả. Nhưng trên thực tế, quá trình làm việc sẽ phát sinh các vấn đề ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Ví dụ công ty A phát triển sản phẩm điều hòa kết hợp tạo ion lọc không khí, doanh nghiệp sẽ phải khảo sát thị trường trước khi đi sâu vào thiết kế sản phẩm. Lúc này, số người kỹ sư sẽ không thể đi khảo sát hết được mà cần nhờ đến sự hỗ trợ từ nguồn nhân lực từ phòng marketing. Nhưng để điều động nhân sự của phòng ban khác thường gặp nhiều khó khăn vì phải trải qua các bước đề xuất, phê duyệt khác nhau.

Tổ chức theo dự án

Theo cách này các cá nhân có chuyên môn khác nhau sẽ được xếp chung vào một dự án. Ví dụ: dự án sản xuất Iphone, dự án sản xuất Ipad,... Các cá nhân sẽ chịu sự quản lý của trưởng dự án.

Ưu điểm

Khi tổ chức theo mô hình này, thành viên từ các phòng từ các phòng ban khác nhau có cơ hội để làm việc cùng nhau theo tổ chức dự án, việc phối hợp trở nên tốt hơn. Mỗi cá nhân có một lợi thế khác nhau, vì vậy có thể bổ sung cho nhau kịp thời. Qua đó, mỗi thành viên sẽ được rèn luyện, trau dồi, hoàn thiện bản thân.

Nhược điểm

Mô hình này tập hợp “đa màu sắc”, mỗi cá nhân mang một “màu sắc” khác nhau. Do đó, dễ dẫn đến sự bất đồng quan điểm trong quá trình triển khai. Khi các mâu thuẫn phát sinh, trưởng nhóm phải là người đứng ra giải quyết. Chính vì vậy, ngay từ đầu trưởng dự án phải tạo ra tư tưởng thống nhất, xuyên suốt giữa các thành viên.

Trưởng dự án không những am hiểu về kiến thức đa ngành, kiến thức chuyên môn mà còn có kỹ năng quản lý công việc,..người ngày phải biết được điểm mạnh, điểm hạn chế của các thành viên trong dự án để sắp xếp, bố trí công việc phù hợp cho họ.

Tổ chức theo kiểu hỗn hợp

Đôi khi, các cá nhân vừa thuộc phòng ban, vừa thuộc dự án khác nhau. Mỗi cá nhân chịu 2 sự lãnh đạo: từ trưởng phòng và từ trưởng dự án. Tùy trường hợp mà sức ảnh hưởng của trưởng phòng hay trưởng dự án sẽ mạnh hơn người còn lại. Nếu liên kết theo dự án mạnh hơn, chúng ta có loại hình tổ chức Heavy Weight Matrix. Nếu liên kết phòng - ban mạnh hơn, chúng ta có mô hình Light Weight Matrix (theo Ulrich).

Lựa chọn hình thức tổ chức nào?

Tùy theo sản phẩm, tùy theo tiêu chí, tùy theo phong cách của doanh nghiệp mà có lựa chọn khác nhau về mặt tổ chức đội ngũ. Tổ chức phòng - ban có lợi đối với việc cần chuyên môn hóa sâu còn tổ chức dự án có lợi đối với trường hợp cần sự cộng tác nhanh và thông suốt. Thực tế thì nhiều nơi dùng cách tổ chức hỗn hợp. Ngay trong một doanh nghiệp, có chỗ tổ chức kiểu này, chỗ khác lại có thể tổ chức kiểu khác, rất linh hoạt.

Gồm những chuyên gia hàng đầu lĩnh vực Product RD, Meslab và Nova&Co. đã đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp, tập đoàn trong hoạt động phát triển sản phẩm, tư vấn lựa chọn và vận hành đội ngũ dự án phát triển sản phẩm. Tìm hiểu thêm về Meslab và Nova&Co. cùng Gói đồng hành nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển sản phẩm cho doanh nghiệp tại đây

Đọc thêm

 

Get in touch

+84 91 571 9900

meslab@meslab.vn

  • Published
    27/3/2024
  • Page views
    191
Top